Chùa Phúc Khánh nơi linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Chùa gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau tam quan là một sân nhỏ dẫn đến tiền đường. Trong đó, tiền đường và hậu cung thuộc phật điện. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Các vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp... Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc. Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch. Di vật trong chùa còn khá phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796); cửa võng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án... 

 

Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Theo những cao niên nơi đây, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn... Sau những lời cầu khấn cho một năm mới làm ăn sung túc, nhiều người đến ban thờ Đức ông để rút quẻ đầu năm. Đặc biệt, loại hình sinh hoạt tâm linh tiêu biểu của chùa Phúc Khánh là lễ cầu an, lễ cầu siêu và lễ dâng sao giải hạn. Theo quan niệm nhà Phật, đại lễ cầu an mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, người người được sống trong cảnh thanh bình, yên ổn.

Chùa Phúc Khánh có điều gì đặc biệt?

Ở nội thành Hà Nội nói riêng và toàn bộ thành phố Hà Nội nói chung có hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có rất nhiều ngôi chùa to đẹp nổi tiếng. Vậy tại sao chùa Phúc Khánh một ngôi chùa nhỏ nằm trong một khu dân cư chật chội lại thu hút được nhiều người đến chiêm bái, lễ Phật như vậy?

Theo lời kể của các cụ cao niên ở vùng này thì chùa được xây dựng từ cuối đời Trần - đầu thời Lê, là nơi để dạy các Phật tử tu thành chính quả. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa, ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Do đó chùa Phúc Khánh là một phần trong sự tích vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm an cư kiết hạ hàng năm của chư tăng. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá; năm 1950, dân làng lại góp công của xây dựng lại như hiện nay.

Chùa gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau Tam quan là sân chùa. Phật điện gồm Tiền đường và Hậu cung. Tiền đường có 5 gian, chính giữa bờ nóc có đắp nổi hình cuốn thư 3 chữ Hán “Hoành Kim Điện” (Điện rồng vàng). Các vì kèo và kẻ đều được chạm trổ công phu đề tài là cúc điệp, tùng hạc, liên áp... Hậu cung gồm 3 gian làm khá đơn giản. Điện Mẫu, nhà Tổ cũng có kết cấu vì kèo quá gian. Nhà khách và nhà trai làm kiểu đầu hồi bít ốc.

Bài trí thờ tự trong chùa được bố trí từ ngoài vào trong, ở Tiền đường có 2 bệ thờ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, 2 bệ thờ Đức ông và Giám trai. Tại Hậu cung đặt tượng Cửu Long, hai bên là tượng Phạm Thiên và Đế Thích, lớp tượng Quan Âm, tượng Phật Niêm Hoa, A Di Đà Tam tôn (A Di Đà, Quan Âm, Đại Thế Chí), Tam thế. Trong nhà Tổ thờ các vị sư từng trụ trì tại chùa đã viên tịch.

Di vật trong chùa còn khá phong phú với 20 pho tượng được tạc vào thế kỷ XVIII mang đậm phong cách nghệ thuật Tây Sơn, bia đá 21 tấm, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698). Chuông đồng 3 quả, 1 quả thời Cảnh Thịnh 4 (1796); cửa võng 14 bộ và một số đồ thờ khác như bát hương đồng, lư hương đá, nhang án... Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn...

Theo ông Nguyễn văn Thanh (70 tuổi), nhà ở gần chùa Phúc Khánh, chùa Phúc Khánh vốn dĩ ban đầu chỉ là một ngôi chùa làng, thuộc làng Sở. Trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết - một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.

Ông Thanh chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Sở nên từ bé, cuộc sống của tôi đã gắn liền với ngôi chùa này. Trước đây chùa chỉ là chùa làng nên rất vắng, kể cả những ngày lễ lớn. Thời chiến tranh, lớp học của chúng tôi còn được tổ chức học nhờ trong khuôn viên chùa. Chùa chỉ thực sự đông người từ khắp nơi tìm về trong khoảng hơn chục năm nay”.

Tin bài liên quan