Lễ hội bơi Đăm

Từ bao đời nay câu ca "Bơi Đăm, rước Giá, hội Thàỵ..." đã in đậm trong tâm trí mỗi người dân trong vùng và cả nước, bởi nó mang một đặc điểm riêng biệt độc đáo. Rất nhiều hội làng có bơi chải, nhưng phần lớn thuần tuý là trò đua tài, giải trí, còn ở hội Đăm bơi chải là mô phỏng cách đánh giặc bằng thuỷ quân của danh tướng Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường từ thời vua Hùng Huệ Vương (Hùng Vương thứ 16). Khi giặc phương Bắc xâm lược nước Văn Lang, Hùng Duệ Vương vời thổ lệnh Đào Trường bàn kế đánh giặc, ông tâu rằng "nên đón đường thuỷ mà đánh". Nhà vua giao cho ông thống lĩnh thuỷ quân, chỉ một trận đã dẹp tan giặc.

Sau đó thổ lệnh Đào Trường còn chỉ huy quân đội đánh tan quân giặc phương bắc lần thứ 2. Sau khi thắng trận ông giao cho em là Thạch Khanh chỉ huy quân đội. Còn thuyền ông theo dòng sông nhỏ về hóa thân tại cửa sông. Đó là khúc sông Nhuệ tại làng Đăm, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội bây giờ. Nhà vua phong cho ông là Thượng đẳng phúc thần: dân làng Đăm lập miếu thờ ông từ đó. Ngoài ra vua còn cho phép 171 làng khác lập đền thờ Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường.

Bơi Đăm nổi tiếng từ lâu đời liên quan đến việc luyện thủy quân của thần Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường. Hội dễn ra từ ngày 9 đến 11-3 âm lịch trên khúc sông Nhuệ cũ, nơi đức Thánh hoá thân, từ Thuỷ toạ cạnh Đình Đăm đến Miếu thờ Đức thánh.

Cuộc thi được cả 2 thôn tham dự, thuyền mỗi thôn có biểu tượng riêng và trai bơi mang sắc phục khác nhau.

Làng Đăm tức xã Tây Tựu bây giờ xưa kia còn nổi tiếng với nghề trồng rau, có lò đánh vật rất tài tình trong khu vực và đất nước. Chẳng vì thế mà câu ca:

Làng Đăm có hội bơi thuyền
Có lò đánh vật, có miền trồng rau

Làng Đăm là vùng đất trồng rau nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội để cung cấp cho nội thành, các vùng lân cận và chế biến xuất khẩu như rau cải, rau muống, bắp cải, cà chua, đậu cô-ve, khoai tây... mùa nào thức nấy. Về Tây Tựu những năm trước đây bạt ngàn cánh đồng rau xanh, hay mùa dưa lê trái thơm to ngọt vào dịp mùa hè. Vài năm nay nhân dân Tây Tựu trồng rau thưa thớt và họ tập trung vào trồng hoa, nào là hồng nhung, cúc Đà Lạt, lay-ơn... bạt ngàn trên trời, dưới hoa. Cuộc sống của làng đã thay da đổi thịt.

Tin bài liên quan