Lý giải việc Thẩm mỹ dưới góc độ nhân tướng học

Có rất nhiều bạn trẻ đang rất phân vân với vấn đề giải phẫu thẩm mỹ và luôn đặt câu hỏi rằng: “Giải phẫu thẩm mỹ thì số mệnh thay đổi? Mà thay đổi thì tốt hay xấu?”.Theo nhà phong thủy Qúy Hải thì việc đó sẽ mang đến Lành ít mà Dữ thì nhiều.

Giải phẫu thẩm mỹ, dữ nhiều, vì sao?

Các bạn nên nhớ rằng khuôn mặt (nét mặt) và chỉ tay không bao giờ bất biến mà sẽ thay đổi theo thời gian, thử hình dung lúc nhỏ các bạn hình hài ra sao, lớn lên ra sao, có người sẽ  ưa nhìn hơn,  và có người lúc nhỏ thì  rất dễ thương, khi lớn lên thương không dễ. Kể cả các bộ môn xem mệnh lý như bát tự (tứ trụ) hay tử vi của mỗi người cũng không phải là bất biến, mọi người hay nói  “Định mệnh,  để  đỗ thừa cho việc không cố gắng trong cuộc sống, các bạn nên nhớ rằng chỉ mệnh cục là bất biến (vì giờ - ngày – tháng - năm sinh đã tạo ra biểu đồ đó, lá số đó) nhưng Số mệnh (Vận mệnh) vẫn thay đổi theo thời gian (vận hạn, thời gian: đại vận 10 năm, đại vận: 5 năm, tiểu hạn: 1 năm,..) không gian (nguyên quán, nơi sinh sống,…), nhân tướng học vì thế, người xưa nói rằng: “Mệnh tốt không bằng Thân tốt, Thân tốt không bằng Vận tốt,…”.

 Những người nghiên cứu, đào tạo, thực hành thuật số, phong thủy, bát tự mệnh lý, vẫn luôn khuyên mọi người không nên ỷ lại ở “Định mệnh”. Nếu ỷ lại vào “Đinh mệnh” thì các bạn sẽ phủ định “Nhân định thắng thiên cũng nhiều”, phủ định sự tiến bộ của nhân loại. Bạn hãy thử quan sát thực tế cuộc sống xung quanh mình, bao nhiêu con người  đã thành công, khi họ sinh ra trong bất hạnh, họ phải vượt khó  để có những thành quả mà mọi người phải mơ  ước, khâm phục!

Rất lý thú khi có rất nhiều câu hỏi rất thú vị, chẳng hạn: “Nhiều người trong giới showbiz, sau khi  được phẫu thuật thẩm mỹ, họ càng nổi tiếng, và giàu có?” hoặc như: “Nhiều người sau giải phẫu thẩm mỹ tự tin lên rất nhiều trong giao tiếp xã hội?”. Xin thưa với các bạn rằng: “Đường trường mới  biết  ngựa  hay”,  vì  đường  đời  con  người  dài không  dài, mà  ngắn  thì  không  ngắn, cái bạn muốn  đạt  được cuối  đời (hậu vận) là gì mới quan trọng, vài năm nổi tiếng, tiền vô như nước thì chẳng nghĩa gì để mà đánh đổi sự an lành tuổi xế chiều, chắc các bạn cũng đã từng nghe câu: “Tiền hung hậu kiết, Tiền kiết hậu hung”, nghĩa là: “Trước xấu sau tốt, trước tốt sau xấu”.

Trong tướng pháp có câu nói: Tướng do tâm sinh;. Tướng mặt và chỉ tay con người thực chất là chỉ tính cách của con người đó như thế nào, từ tính cách mới suy ra vận mạng của người đó chứ không phải là cổ nhân dựa trên các nét tướng mặt rồi suy ra ngay vận mạng của người  đó. Nếu mọi người đọc các sách bày bán trong các nhà sách hiện nay nói vềtướng pháp sẽ thấy, hầu hết các câu luận kiểu như: Đàn ông có mũi to, sống mũi thẳng cao thì giàu có, nhưng không biết trong hoàn cảnh nào thì đúng, hoàn cảnh nào là sai? Các bạn phải hiểu là khi luận đoán tướng pháp một người, người thầy am hiểu thực sự phải xem theo bộ vị (Trán - Mũi - Cằm: Tiền - Trung - Hậu vận,…) họ không xem từng bộ vị riêng lẻ (mũi hoặc cằm,…) mà luận đoán, nếu luận đoán như vậy là thiếu trách nhiệm. Khuôn mặt con người được kết cấu tổng hòa của nhiều bộ vị, có chính, có phụ không thể luận riêng lẻ (đi theo bộ).

Ngày nay, do tính thực dụng nên chỉ quan tâm cái ngọn, học tướng pháp muốn mau mau biết xem nên học thuộc lòng thật nhiều những tướng luật, tướng  mẫu (mũi tốt xấu, mắt tốt xấu, tai tốt xấu,…) mà không chịu bỏ thời gian tìm hiểu cái gốc, không chịu nghiên cứu chuyên sâu, tại sao người xưa đi đến kết luận đó, nên không đạt được thành công khi nghiên cứu tướng pháp nói riêng và các môn phong thủy, mệnh lý phương Đông nói chung.

 

Tâm sinh tướng?

Như  đã nói  ở trên, Tướng do tâm sinh. Tâm ở đây chính là tình cảm, suy nghĩ, tâm tư của một người. Gốc của sự tốt xấu trong số mệnh là sự tốt xấu trong tâm. Tâm là chủ thể của thân, tướng mặt không thể vượt qua được tâm. Nên việc sau giải phẫu thẩm mỹ  đương nhiên trong tâm của người  đó  đã thay  đổi, họ  đã tự tin hơn vì trong thâm tâm họ nghĩ họ đẹp,  ưa nhìn hơn trước, mọi người sẽ đánh giá họkhác, vì thế việc họ tự tin hơn trước trong giao tiếp là hoàn toàn có. Vì thế, người phương Tây có câu: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Cho nên số phận, vận mạng là cái cuối cùng, mọi sự đều do tâm người suy nghĩ mà ra, tướng pháp là cách để nhìn ra tâm họ như thếnào? Ai thất tình chỉ vài ngày sau sẽ thấy khí sắc, thần thái, hình tướng của mình thế nào sẽ hiểu. Mọi người nên lưu ý  điều này,  đừng  đánh giá sự việc theo vẻ ngoài (ngoại tại) của nó, mà hãy đánh giá nó từ bên trong sâu thẳm (nội tại).

Tâm, tính người sau giải phẫu thẩm mỹ thay đổi rất mạnh mẽ, ai dám nói tâm tính không thay  đổi khi nhân tướng học? Tôi sẽ đặt vấn đề trong điều kiện việc phẫu thuật thành công mỹ mãn, chứ không phải phẫu thuật thất bại, vì thất bại đương nhiên chỉ có xấu và tệ hại mà thôi; có những trường hợp điển hình như sau:

1.  Tâm, tính và cuộc sống bạn vẫn như trước kia: vì việc thẩm mỹ bạn xem như sửa vài khuyết điểm không đáng có rồi thôi, tôi quan sát thực tế thường là những phẫu thuật không liên quan đến mũi, cằm, hay thay đổi khuôn mặt khác trước kia.

2. Tâm, tính và cuộc sống bạn có sự xáo trộn rõ rệt: bất kỳ người nào có việc phẫu thuật thẩm mỹ lớn (đại tu sửa, chỉnh sửa lớn) luôn luôn rơi vào trường hợp này, nếu các bạn đã hỏi về giới showbiz thì có thể quan sát thấy rất rõ  điều này, sự thay  đổi theo họ hay theo bạn là tốt thì tùy nhận  định của mọi người và có đáng để làm.

3.  Mọi việc tốt xấu được đẩy nhanh hơn, ứng nghiệm nhanh hơn: nếu đang trong tình trạng xấu (vận hạn xấu), con người thường làm theo cách xấu, vì thế việc xấu sẽ được đẩy nhanh lên, ứng nghiệm nhanh hơn bạn không kịp ứng phó, chưa chuẩn bị tinh thần tiếp nhận nó, nếu bạn có phúc đức thì sẽ hạn chế được rất nhiều. Còn trường hợp tốt thì sẽ tốt và thường quá nhanh nên tất sẽ chóng tàn, giống như ngôi sao nhanh sáng sẽ vụt tắt.

 

Trào lưu gọt cằm

Như đã trình bày ở trên, tướng pháp, tướng mặt là một sự tổng hòa, hòa hợp của tất cả các nét trên gương mặt, nên nếu bạn chỉ thay đổi phần này mà không thể thay đổi các phần khác, thì có khi sự thay đổi của bạn sẽ là tốt về điều này nhưng lại xấu về khía cạnh khác, xấu cả tổng thể. Đâu có ai thay đổi được cuộc đời tốt 100% đâu. Được cái này sẽ mất cái khác. Phẫu thuật thẩm mỹ chỉ có tác dụng giới hạn mà thôi; Nét chính của gương mặt là khuôn xương, vị trí, góc  độchứ không phải chỉ mô mềm. Thường người ta chỉ giải phẫu thay đổi các mô mềm nhưmôi, mắt, má,…chứ ít người thay  đổi các phần như xương trán, vị trí lỗ tai. Nên xét về phần luận đoán thì vẫn có thể đoán đúng được những giai đoạn chính.

Lý giải theo tướng pháp thì người có cằm nhọn thường dễ thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, biểu diễn, được nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, cũng theo tướng pháp người có cằm nhọn thường sẽ bất hạnh về cuối đời, cô  đơn,  lẻ loi, một số người đẹp lừng lẫy một thời, khi về già thường chỉ có một mình, không nơi nương tựa, … Do đó đối với trào lưu các cô đi gọt cằm như hiện nay thì có thể họ không biết hậu quả hoặc chỉ vì lý do đơn giản là muốn… xinh đẹp và thành công hơn mà bất chấp hậu quả. Âu cũng là nhân quả thường tình, có ai đạt được điều gì mà không phải trả giá đâu?

Lành ít, vậy làm thế nào để bạn nằm trong nhóm lành ít mà gặt quả nhiều!

Trong Phật giáo, quan niệm “tướng do tâm sinh” là muốn mọi người hiểu rằng “vật trông thấy chưa thật là vật” (khả kiến chi vật, thực vi phi vật – 可见之物,实为非物), “vạn sự hư vô tồn tại do tâm chướng, tâm người phàm tục toàn là giam ngục” (vạn sự giai không, thực vi tâm chướng; tục nhân chi tâm, xử xử giai ngục -物事皆空,实为心瘴,俗人之心,处处皆狱). Ở đây, “tướng” là giả tướng, hư tướng, ảo tướng, không phải chân tướng, thực tướng, vì thế nhắn nhủ mọi người không nên câu nệ vào “tướng” để bị khổ vì vật dục của thế gian, muốn đi đến bến bờ hạnh phúc thì phải biết thoát ra.

Thiền sư Nhất Hạnh nói: “Thân cao bảy xích không bằng khuôn mặt bảy tấc, khuôn mặt bảy tấc không bằng mũi ba tấc, mũi ba tấc không bằng tâm đoan chính”. Thiền sư khen ngợi Bùi Độ đã biết làm việc thiện.

Trong “Tứ khố toàn thư” [1] có ghi: “Tướng chưa hẳn là tướng, hãy nghe âm thanh trước, âm thanh chưa hẳn là âm thanh, hãy quan sát hành vi trước, hành vi chưa hẳn là hành vi, hãy xem cái tâm đằng sau đó” (vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm -未相人之相,先听人之声,未听人之声,先察人之行,未察人之行先观人之心). Ý ở đây cũng là nhấn mạnh “tâm” quyết định diện mạo của một người, sự thay đổi của diện mạo bên ngoài cũng là bởi sự thay đổi của “tâm” mà ra.

 

Cội nguồn mọi sự thay đổi đều xuất phát từ Tâm

Tâm là nguồn là gốc của thay đổi, nên nếu chưa đổi tâm hoàn toàn thì tướng cũng chưa thể thay  đổi trọn vẹn. Sau khi giải phẫu thẩm mỹ thì gương mặt của người  đó vẫn tiếp tục biến  đổi theo thời gian cho đến khi trở về với cát bụi. Nên dù cho bạn thay  đổi bằng giải phẫu nhiều nhưng tướng sau đó vẫn biến đổi theo tâm bạn; nếu tâm bạn xấu thì tướng vẫn đi theo chiều hướng  xấu chứ không thể ngừng biến đổi được. Còn tâm bạn hướng thiện, thì nhân thiện sẽ được sinh trưởng trên tướng mặt nhưng do phẫu thuật trước đó nên đã làm thiên lệch toàn bộ tướng mặt không thể thay đổi  được nữa. Vì thế, tôi khuyên mọi người,  đang yên  đang lành thì không nên “Động” mà hãy để cho nó “Tĩnh”, còn việc cơm không lành, canh không ngọt thì có cách khác  để cải thiện chứ không phải sửa mũi là cách  đúng. Tùy vào từng trường hợp, hoàn cảnh mà sửa, sửa như thế nào, khi nào sửa, đều có thể tính toán được để an toàn trên “xa lộ”.

 

Sưu tầm tổng hợp

Tin bài liên quan