Một số hiền tài tuổi thân trong lịch sử

Năm 2016 là năm Bính Thân. Vậy những người tuổi Thân như thế nào? Lịch sử Việt Nam ghi nhận rất nhiều hiền tài tuổi Thân:

Tuổi Bính Thân:

Hứa Tam Tỉnh (1476-?): Tức Trạng Ngọt

  • Ông là văn thần đời vua Lê Uy Mục, quê làng Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
  • Ông đẹp trai, nổi tiếng văn học, đi thi khoa Mậu thìn 1508, ông đỗ bảng nhãn, 32 tuổi. Bấy giờ, vị trạng nguyên khoa này là Nguyễn Giản Thanh, tướng mạo kém ông. Khi các vị tân khoa vào chầu, nhà vua khen tướng mạo ông và gọi đùa là "Mạo Trạng nguyên" (Trạng nguyên dáng đẹp).
  • Khi làm chức Thị thư, khoảng năm Quí dậu 1513, ông sung chức Phó sứ, sang nhà Minh. Về sau, ông lại làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Đôn giáo Hầu. Rồi cùng Nguyễn Văn Thái đi sứ nhà Minh, cầu phong cho họ Mạc. Lúc về, được tặng Thiếu bảo, lãnh việc dạy con vua Mạc.

Nguyễn Đôn Tiết (1836-?): Phó bảng, tham gia phong trào Cần Vương đánh Pháp.

  • Nguyễn Đôn Tiết là người làng Thọ Vực, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa. Năm Kỷ Mão (1879), ông đỗ Phó bảng, làm Tri phủ một thời gian. Sau tháng 7 năm 1885, hưởng ứng dụ Cần vương, ông về quê chiêu mộ quân rồi tham gia chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình (thuộc Nga Sơn, Thanh Hóa). Tháng 3 năm 1886, ông bị quân Pháp bắt được, đày đi Côn Đảo, rồi mất tại đấy (1887), hưởng dương 51 tuổi.

Tuổi Mậu Thân:

 

Nguyễn Ưng Lịch (1872-1943): Tức vua Hàm Nghi.

  • Hàm Nghi là vị vua thứ tám triều Nguyễn, con của Kiến thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột vua Kiến Phúc.
  • Năm 1883 và 1884, triều đình Huế kí các Hiệp ước Hacmăng (Harmand) và Patơnôt (Patenôtre) đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chuyển sang một bước ngoặt.
  • Ngày 5.7.1885, Tôn Thất Thuyết thuộc phái chủ chiến bất ngờ tiến công quân Pháp ở Huế nhưng thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi rút lên miền núi các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ra chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân ra sức giúp vua, cứu nước, được nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng.
  • Ngày 1.1.1888, Hàm Nghi bị Trương Quang Ngọc phản bội, bắt và giao cho Pháp. Hàm Nghi bị đưa đi an trí ở Angiêri. Hàm Nghi vẫn giữ lối sống truyền thống của đất nước và dân tộc Việt Nam.

 

Ngô Gia Tự (1908-1935): Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Ông sinh ra ở làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn (nay là xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Ngô Gia Tự là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
  • Ngay từ trẻ ông đã tham gia hoạt động cách mạng và là một trong những người đặt nền móng, tham gia thành lập Đảng Cộng sản. Sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngô Gia Tự làm bí thư Chấp uỷ Lâm thời Nam Kỳ.
  • Tháng 6.1930, ông bị bắt tại Sài Gòn, bị toà đại hình ở Sài Gòn kết án khổ sai chung thân (5.1933) và đày ra Côn Đảo (giữa 1933).
  • Đầu 1935, ông vượt ngục Côn Đảo để về đất liền nhưng thuyền bị đắm trên biển. Ngô Gia Tự cùng với tất cả các đồng chí vượt biển đã hi sinh.

 

Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932): Một chiến sĩ, một nhà hoạt động cách mạng kiên trung của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày 2/2/1908 tại thôn Diêm Điền, xã Thái Hà, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình.
  • Cùng với Ngô Gia Tự, ông là một trong bảy người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở nước ta. Ông là người trực tiếp tổ chức, thành lập và chỉ đạo các hoạt động của Đảng ở Hải Phòng trong những năm đầu tiên.
  • Cuối năm 1930 phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ Tĩnh phát triển rầm rộ rộng khắp, nhằm tăng cường đội ngũ lãnh đạo cho phong trào miền Trung, Nguyễn Đức Cảnh được điều vào Trung kỳ chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • Tháng 4/1931 trên đường đi công tác trở về cơ sở Nguyễn Đức Cảnh giặc bắt, tại làng Yên Dũng Hạ, cách thành Vinh chừng vài cây số.
  • Ngày 17/11/1931 Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân bị đưa xuống Hải Phòng thi hành án tử hình.

 

Tuổi Canh Thân:

Nguyễn Trãi (1380-1442): hiệu là Ức Trai là đại thần nhà Hậu Lê, một nhà văn chữ Nôm. Ông là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất, vĩ đại

  • Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông.
  • Nguyễn Trãi gốc làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sinh ra ở Thăng Long, sau dời về sống ở làng Ngọc Ổi, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây.
  • Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc ngoại xâm và lập lên triều Hậu Lê.
  • Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án oan Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử.
  • Tháng 7 năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng NguyễnTrãi tước Tán Trù Bá
  • Hiện nay, ở Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) có khu lưu niệm Nguyễn Trãi và gia tộc của ông. Các thế hệ giàu lòng ngưỡng mộ đối với tổ tiên, từ khắp mọi miền của đất nước, đã không ngớt kéo về Côn Sơn để tưởng nhớ Nguyễn Trãi - người con quang vinh của lịch sử nước nhà.

Lương Thế Vinh (1460–1497): Trạng nguyên, làm quan triều Lê Thánh Tông.

  • Danh sĩ Lương Thế Vinh tự Cảnh Nghị, hiệu Thụy Hiên, người quê xã Cao Hương, huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  • Năm Quý Mùi 1463, ông đỗ trạng nguyên khi mới 23 tuổi.
  • Ông làm quan đến Thừa chỉ ở Viện Hàn lâm, có chân trong Tao đàn Nhị thập bát tú thời ấy. Bình sinh hiếu học, đọc rộng các sách, ông có soạn nhiều sách về đạo Phật và quyển Toán pháp đại thành. Các sĩ phu và nhân dân cảm phục tài đức ông, tục gọi ông là Trạng Lường (biểu dương ông về khoa toán pháp).
  • Lương Thế Vinh là một ông quan tài giỏi, thông thạo văn chương, giỏi giang âm nhạc, tinh tường toán pháp. Ông còn nổi tiếng về lòng mến dân và đức tính thẳng thắn, trung thực. Ngay đối với vua, ông cũng hay châm biếm khôi hài, không chịu câu thúc. Ông thường mượn việc để răn dạy từ vua đến quan.
  • Khi ông mất, được phong làm Phúc thần, nơi đình Cao Hương còn có bức vẽ chân dung ông.

Nguyễn Tri Phương (1800-1873): một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.

  • Nguyễn Tri Phương tên cũ là Nguyễn Văn Chương, tự Hàm Trinh, hiệu là Đồng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân 1800, quê làng Đường Long (Chí Long), xã Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.
  • Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên công nghiệp lớn.

Tin bài liên quan