Thuận theo tự nhiên là một loại Phúc

Con người ta không phải cứ làm được việc tốt là trở thành người tốt, cũng không phải làm việc thiện tất sẽ nhận được phúc báo. Quan trọng là, làm việc tốt gì cũng phải biết thuận theo tự nhiên.

Cuộc sống không phải là chiến trường, không cần phải so sánh cao thấp. Giữa con người với nhau, càng hiểu về nhau hơn thì càng giảm thiểu sự hiểu lầm; dùng tâm đối đãi nhau hiền hòa, thêm một phần bao dung thì giảm đi một phần tranh chấp. Kỳ thật tâm rộng bao nhiêu thì hạnh phúc bấy nhiêu; bao dung càng lớn, đạt được càng nhiều. Trên đời không có việc gì có thể mãi bình lặng, có một số việc cần phải nhẫn, có một số chuyện cần phải nhường không nên quá hơn thua.


Nước sâu thì phẳng lặng, người nhân ái, thiện lương thì ít nói.
Học để hiểu nói chuyện tâm tư, học cách nhẫn nhịn đối diện sự ấm ức, tổn thương.
Làm người chỉ cầu cho mình được một nửa còn một nửa kia cho đi.
Làm việc chỉ cầu một nửa còn một nửa kia để tùy duyên.

 

Từ xưa đến nay, trong cuộc sống hàng ngày có không ít người thường xuyên phàn nàn rằng:“Mình là người tốt, vì sao lại không được phúc báo? Mình cũng cố gắng làm việc thiện, đối xử tốt với mọi người nhưng sao lại gặp nhiều chuyện xui xẻo? Thật sự quá bất công!”

Hãy làm việc nên làm

Người sống trên đời, hãy làm việc mình nên làm, đừng làm việc không nên làm. Hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất (dính mắc, vướng bận, bận tâm…)

Điều mà người ta gọi là buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ cuộc sống, cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đây không được gọi là buông bỏ, mà còn là một loại chấp nhất khác. Thậm chí có người quan niệm rằng buông bỏ là việc gì cũng không làm, mặc cho cuộc sống trôi qua… Đây thực sự không phải buông bỏ mà là một kiểu vô trách nhiệm.

Việc nào nên làm thì chúng ta làm, đây chính là một loại tự nhiên nhất. Giống như, khi bạn đi trên đường, gặp một đứa trẻ đi bên kia đường trượt chân ngã, lúc này bạn đến bên đưa tay ra cho đứa trẻ vịn đứng lên, đây chính là việc tự nhiên nhất.

Không phải bỏ qua, coi như không nhìn thấy mới là buông bỏ, mà không làm mới là mất tự nhiên. Cha mẹ ốm nặng, nếu như nói là buông bỏ không quan tâm thì đó không phải là buông bỏ mà là trốn tránh trách nhiệm.

Như vậy, việc gì là việc không nên làm?

Trước tiên chúng ta phải căn cứ vào quy chuẩn đạo đức làm người. Nếu như việc chúng ta không nên làm, nhưng chúng ta lại làm thì chúng ta sẽ vô cùng bất an. Có một số việc là đã được an bài rằng chúng ta không nên làm, nhưng chúng ta lại gắng sức làm thì sẽ phí hoài rất nhiều sức lực mà vẫn không thành công. Đây cũng là việc không nên làm.

Phải tĩnh tâm xuống suy nghĩ một chút, cả đời mình có bao nhiêu việc nên làm là những việc có ý nghĩa, có bao nhiêu việc không nên làm là những việc không có chút ý nghĩa nào.

Chỉ khi chúng ta nhận rõ, việc nào là việc nên làm, phải làm, việc nào là việc không nên làm, không hề có giá trị. Chúng ta mới thực sự làm được vô vi, tức là để mọi việc thuận theo tự nhiên.

Làm việc tốt cũng phải đạt được tự nhiên nhất

Bất luận việc gì phát sinh đều có một quá trình, cho dù là chuyện tốt cũng phải cho mọi người một quá trình để nhận biết. Bởi vì có người không hiểu, lại quay ra chỉ trích khiến chúng ta vô cùng tức giận.

Kỳ thực, tức giận là không cần thiết. Giống như ban đầu chúng ta muốn làm việc tốt nhưng vì nguyên nhân khách quan nào đó khiến cho việc tốt không thể làm thành, vì thế chúng ta thấy mất hứng, chán nản và tức giận. Đây là điều không tốt. Khi chúng ta làm việc tốt mà chúng ta truy cầu, làm không thành thì lại sinh ra lo lắng tức giận, tâm tình tiêu tán. Đây không được gọi là làm việc tốt.

Chúng ta khi đánh giá một người thường dùng hai từ “đức hạnh” làm tiêu chuẩn. Nói người này tốt là vì có tính tình tốt, nói người kia không tốt là vì tính tình không tốt, làm việc tốt là tích đức, làm việc xấu là thất đức, điểm này ai cũng có thể hiểu được. Nhưng mà, nếu như chúng ta chấp nhất vào làm một việc, dù là việc tốt, mà khi làm không thành thì sinh ra bực bội, nhấc lên được mà không bỏ xuống được. Đây vẫn là thất đức chứ không phải là tích đức.

Tin bài liên quan