Nghi thức hôn lễ của người Chăm An Giang

Ở An Giang hiện có hơn một vạn người dân tộc Chăm(khoảng 13.700 người), sống chủ yếu ở 4 huyện, thị : Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành. Nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước, mua bán nhỏ và làm thủ công, nổi tiếng là dệt thổ cẩm(Châu Người Chăm thường sinh sống theo tộc họ, tôn giáo, tập trung trong paley Chăm(làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình, có một đơn vị quản lí của làng là Hội đồng phong tục và Po paley (Trưởng làng), trong đó, Po Paley là người đóng vai trò rất quan trọng. Tuy có cùng ngữ hệ với người Chăm miền Trung, song một số người nói và nghe được tiếng Khmer. Họ luôn sống gắn bó, hoà nhập vào cộng đồng các dân tộc anh em và giữ gìn bản sắc văn hoá riêng. Người Chăm An Giang định cư rải rác từ biên giới Việt Nam -Campuchia, chạy dài theo sông Hậu và sông Khánh Bình chảy xuống hợp nhau ở Tam Giang thị xã Châu Đốc, rồi đổ xuống xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú.