HT.Thích Thiền Tâm sống giữa loài rắn

Năm 1974, Hoà thượng Thiền Tâm xin từ chức Viện Trưởng Phật học Viện Huệ Nghiêm, vào núi ẩn tu giữa hàng ngàn rắn độc.

Năm 1992, nhằm này 14 tháng 12 dương lịch. Hoà thượng viên tịch, thọ 68 tuổi. Ba ngày sau trong lễ khai mộ của Ngài, mọi người hiện diện đều trông thấy một đôi kim xà màu vàng rực rỡ dài khoảng hai thước Tây bò đến trước đầu mộ của Đại Sư nằm im một chốc, đoạn cất đầu ngó lên Ni Sư trưởng tử Thanh Nguyệt, gật đầu ba lượt. Các hình ảnh về đôi Kim Xà này đều đã được ghi nhận đầy đủ bằng hình chụp và video. Hòa thượng Thích Thiền Tâm sinh năm 1924. Tại làng Bình Xuân, quận Hoà Đồng, Gò Công, xuất gia từ năm 13 tuổi.

Năm 1964 Hoà thượng là Viện Trưởng Sáng Lập Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm. Hoà Thượng Thích Thanh Từ, vị Thiền sư nổi danh tại Việt Nam hiện nay, và Hòa thượng Thích Bửu Huệ, lúc đó là hai vị phụ tá của Hoà thượng Thiền Tâm.

Trong khi điều hành Phật học Viện Huệ Nghiêm, Hoà thượng Thiền Tâm còn giảng dạy Phật pháp tại Phân Khoa Phật học Viện Đại học Vạn Hạnh, làm Giáo thọ tại các Ni trường Dược Sư và Từ Nghiêm, phiên dịch và trước tác nhiều Kinh sách giá trị, hiện vẫn đồng được dùng cho việc tu học.

Năm 1964-1965, hoàn thành công việc soạn thuật bộ sách “Phật Học Tinh Yếu”, gồm 3 cuốn, dài trên 1200 trang.

Năm 1965-1966, Ngài hoàn tất việc biên soạn quyển Niệm Phật Thập Yếu” gồm 10 chương, dài gần 400 trang (kể luôn các phần bổ túc sau này, trên 50 trang (1979-1980). Năm 1966-1967, Ngài hoàn tất hai quyển Kinh sách:

Duy Thức Học Cương Yếu, gần 300 trang. Sách giảng dạy hầu hết các phần quan yếu trong Bộ Môn Duy Thức Học.

Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Kinh, còn gọi là “Thiên Thủ Thiên Nhãn,Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni Kinh” trên 150 trang.

Đây là quyển Kinh Mật Tông, giảng dạy và xiển dương về oai lực của chú Đại Bi, một thần chú rất phổ thông đang được dùng trong hầu hết các khóa lễ hiện nay nơi Phật tự.

Năm 1974, Hoà thượng Thiền Tâm xin từ chức Viện Trưởng Phật học Viện Huệ Nghiêm, vào núi ẩn tu giữa hàng ngàn rắn độc.

Năm 1992, nhằm này 14 tháng 12 dương lịch. Hoà thượng viên tịch, thọ 68 tuổi. Ba ngày sau trong lễ khai mộ của Ngài, mọi người hiện diện đều trông thấy một đôi kim xà màu vàng rực rỡ dài khoảng hai thước Tây bò đến trước đầu mộ của Đại Sư nằm im một chốc, đoạn cất đầu ngó lên Ni Sư trưởng tử Thanh Nguyệt, gật đầu ba lượt. Các hình ảnh về đôi Kim Xà này đều đã được ghi nhận đầy đủ bằng hình chụp và video.

Phú An là một thôn nhỏ, nằm trong Tổng Đại Ninh, thuộc xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Tuyên Đức – Đà Lạt). Dân số nơi đây vào năm 1968 chỉ có chừng 50 nóc nhà, mà trong đó khoảng 10 nhà là người Kinh (người Việt), số còn lại là người Thượng (dân tộc thiểu số). Đa số nhà người Kinh thì ở gần bên quốc lộ Đà Lạt – Sài Gòn (tức là quốc lộ số 20), còn nhà sàn của người Thượng thì nằm sâu trong rừng, cách quốc lộ khoảng chừng 3,4 cây số. Thôn này nằm trên bờ sông Đại Ninh, còn gọi là sông Đa Nhim, vì ở thượng nguồn của con sông này trên Đà Lạt, có đập thủy điện cao thế Đa Nhim. Chiều ngang của con sông rộng chừng 300 thước, chảy từ hướng Tây của ấp, qua hướng Nam, Đông Nam của vùng Đại Ninh với một giòng nước ngọt êm đềm, hiền hòa và mang nhiều chất phù sa mầu mỡ đã làm cho đất đai của vùng nầy, từ lâu trở nên vô cùng phong phú.

…”Hương Quang tịnh Thất” là nơi của cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm ẩn tu không nằm sát ngoài quốc lộ như đa số nhà của các người Kinh khác trong thôn, mà lại là nằm sâu bên trong, sát với khu vực của người Thượng, cho nên muốn vào đến chỗ trú xứ của Ngài thì phải đi bộ một khoảng đường rất xa, mất gần cả giờ đồng hồ mới tới.

Vùng Phú An này (vào thời gian 1968, đặc biệt là chỗ của cố Hòa thượng tịnh tu, vì là nơi rừng núi, ít người lai vãng và có lẽ, cũng vì ở gần sông, suối nên có rất nhiều loại rắn khác nhau.

Tin bài liên quan