Cách chọn ngày cưới...!

Chọn ngày cưới là chỉ việc chọn Ngày, Tháng, Năm với ý nghĩa may mắn, có lợi không có hại, là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. "Tránh voi chẳng xấu mặt nào", "Có kiêng có lành" là câu nói rất quen thuộc của chúng ta.

Đây là phương pháp rất phức tạp và đặc biệt, và cũng là việc cần chuẩn bị đầu tiên cho lễ cưới.

Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.

 

Điều bạn cần chú ý là: (1) Bạn phải chọn ngày sớm để còn đặt nhà hàng và các dịch vụ khác, nếu không sẽ có thể không chọn được nhà hàng ưng ý. Thông thường cần đặt trước 2-3 tháng, có người còn đặt trước tận 6-7 tháng. (2) Mỗi người dựa theo cách thức riêng của mình mà có cách chọn ngày riêng, vì thế có trường hợp người này bảo là ngày tốt, người kia bảo là ngày xấu. Lúc này bạn nên làm thế nào? Tốt nhất là hãy trang bị cho mình những kiến thức chung thường gặp sau:

 

Ngày xưa, trước khi dựng vợ gả chồng cho con cháu, các cụ thường nhờ người thầy xem tuổi của đôi trẻ để lương duyên của chúng khỏi bị "nửa đường gẫy gánh" hay tránh cho chúng khỏi bị cảnh phu thê "ly biệt" khi phạm "cô phòng quả tú". Ngày nay, quan niệm về hôn nhân đã thay đổi. Nam nữ "phải lòng" thương yêu nhau thì việc cưới gả tiếp theo là lẽ thường tình. Cho dù ông bà cha mẹ biết trước sự đổ vỡ cũng không thể nào ngăn cản được! Thôi thì cứ xem như đôi trẻ có duyên 'tiền định' cho lòng mình thanh thản. Còn chúng có "nợ" lâu dài với nhau hay không là còn tùy "duyên phận".

Ngày tốt mà các nhà Thuật số luôn chọn các ngày để cưới gả: Ngày Bất tương [sao Bất tương](Bất là không, tương là tương hợp. Nghĩa ở đây là không bị Âm tương, không bị Dương tương, không bị Cụ tương và bất tương là ngày đại kiết để dựng vợ gả chồng):

  • Âm tương: Can Âm (-) phối Chi Âm (-), kỵ cho nữ.
  • Dương tương: Can Dương (+) phối Chi Dương (+), kỵ cho nam.
  • Âm Dương cụ tương: Can Âm (-) phối hợp Chi Dương (+), nam nữ đều bị kỵ.
  • Âm Dương bất tương: Can Dương (+) hòa hợp với Chi Âm (-) thì tốt cho cả nam lẫn nữ.

* Ngày có nhiều cát tinh như: Thiên Hỷ, Thiên Đức + Nguyệt Đức, Tam Hiệp, Ngũ hiệp, Lục hiệp. Ngày trực Bình, trực Định, trực Thành, trực Thâu.

Ngày kiêng kỵ nên tránh các ngày dưới đây:

  • Ngày Tam nương, Sát chủ dương và Nguyệt kỵ.
  • Ngày có hung tinh như: Trùng phục, Thiên hình, Thiên tặc, Địa tặc, Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt hỏa, Nguyệt yểm, Vãng vong, Sát thê.
  • Ngày kỵ tuổi (Thiên khắc, Địa xung). Ngày trực Kiến, trực Phá, trực Nguy.

* Ngày Hoàng đạo: Thông thường là chọn ngày nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến cát hung của tháng hay năm, mà cần phải có lựa chọn tổng hợp. Ngày Hoàng đạo chính là ngày có 6 vị thần là Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý.

 

* Để chọn đúng ngày: Chọn ngày là văn hoá truyền thống của chúng ta (nguồn gốc tất nhiên từ Trung Quốc), nhưng cho đến nay có rất nhiều phương pháp, các loại sách xuất bản thì càng nhiều. Nhất là hiện nay đang phổ biến loại "Hoàng lịch", "Lịch vạn sự". Nhiều người cho rằng, làm việc gì chỉ cần xem mấy cuốn sách này là được; hoặc cho rằng ngày nào là Hoàng đạo thì làm gì cũng được. Như vậy là hoàn toàn sai, như "Hoàng lịch" chú là có thể "động thổ" mà việc thực hiện là sửa nhà thì hoàn toàn sai! Thứ nhất, nội dung trong sách có hạn, thiếu sót nhiều nội dung, vì thế mà chỉ thích hợp với một số việc chứ không phải việc nào cũng làm được; thứ hai, việc cần làm lại không chọn đúng ngày tốt (như ví dụ trên); thứ ba, chọn ngày là theo từng việc, chọn ngày là để làm việc gì cho ai. Nếu chỉ chú là "xuất giá", mà người cầm tinh khác nhau tất nhiên là phải khác nhau, làm sao lạm dụng được. Vì vậy, những chuyện nhỏ không quan trọng có thể tra sách lịch; chuyện lớn đời người thì cần tìm người giỏi xem ngày, tránh những chuyện không đáng có xảy ra!


 



* Cách chọn ngày: Dựa vào những ngày thích hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngày thích hợp.

Ngày thích hợp: Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp,...

Ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả,...

Cấm kỵ trong ngày cưới còn có rất nhiều, thể hiện thái độ thận trọng của mọi người với chuyện lớn đời người. Xét về năm kết hôn, không nên tổ chức lễ cưới vào năm không có lập xuân, năm 2004 có hai lập xuân, còn gọi là "song xuân", rất tốt cho kết hôn.

Ngoài ra còn kỵ phụ nữ goá hoặc người tứ nhãn (bốn mắt, chỉ phụ nữ mang thai) vào phòng tân hôn; kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.

Đối tượng cấm kỵ rất nhiều, cấm kỵ là một hiện tượng văn hoá dân gian đáng để nghiên cứu, cấm kỵ có tác dụng điều tiết và kiểm soát nhất định với hành vi con người, và cũng thể hiện rõ kinh nghiệm sống. Vì thế chọn ngày phải dựa trên cơ sở lịch pháp, đồng thời tính đến cấm kỵ của từng vùng nhất định.Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.

Tin bài liên quan