Đứa con mới qua đời thác mộng cha, kể về ba lần luân hồi chuyển thế

Đứa con mới qua đời thác mộng cha, kể về ba lần luân hồi chuyển thế

Một đứa trẻ bốn tuổi sau khi chết đã nhập mộng cha, kể cho ông về ba lần luân hồi chuyển thế, cố gắng an ủi cha đừng bi thương.

Hồng Mại (1123-1202 sau Công nguyên), tự Cảnh Lư, hiệu Dung Trai, là một nhà văn nổi tiếng thời Nam Tống. Ông là người Bà Dương, Nhiêu Châu (nay là huyện Bà Dương, thành Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây). Hồng Mại sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống học thuật thâm hậu. Cha ông là Hồng Hạo, anh ông Hồng Thích đều là những học giả và quan chức nổi tiếng đương thời, anh trai ông thậm chí làm quan đến tể tướng.

Hồng Mại có kiệt tác “Di Kiên Chí”, được viết trong bốn mươi năm (1162-1202, xuất bản lần đầu vào năm cuối Thiệu Hưng, dừng lại vào năm Nhâm Tuất, là năm Gia Thái thứ hai), mô tả cuộc sống thành thị, những giai thoại nhân văn, những kỳ văn thú sự thời nhà Tống, v.v. Bạn của ông, Dư Văn Đặc từng kể cho ông nghe về một sự việc kỳ lạ, trong đó một cậu bé bốn tuổi biết được về luân hồi chuyển thế của chính mình. Ông cũng ghi lại câu chuyện đó trong cuốn sách này, chương hiển sự tồn tại của luân hồi quả báo, chỉ dẫn cho thế nhân con đường lương thiện.

Cậu bé bốn tuổi sau khi chết chuyển sinh, thác mộng cha nói về nguyên do

Vào những năm Nguyên Phù của hoàng đế Triết Tông nhà Bắc Tống, có một vị Hoàng tư nghiệp ở Mục Châu (Hàng Châu ngày nay) (tư nghiệp là phó trưởng quan của Quốc Tử Giám, tương đương với phó hiệu trưởng của một trường công lập hiện đại). Hoàng tư nghiệp có một cậu con trai, coi con trai là viên minh châu vô cùng quý giá đối với ông. Thật không may, đứa con trai khi vừa mới bốn tuổi. Chuyện xảy ra vào ngày 1 tháng 12 năm Mậu Dần (1098 sau Công Nguyên). Cái chết của con trai khiến ông ngày đêm đau buồn.

Một ngày nọ, Hoàng tư nghiệp có một giấc mơ, giấc mơ đó rõ ràng phi thường. Ông trong mộng thấy đứa con trai đã khuất của mình nói với ông rằng: “Con đã đầu thai chuyển sinh rồi, cha không cần tưởng nhớ con nữa. Kiếp trước con làm tể tướng, vì vu hãm một người vô tội mà phải chịu nghiệp báo này, bị giáng xuống nhà của cha để chịu báo ứng đoản mệnh. Sau đó, do phạm một tội nhỏ khác nên hiện tại bị giáng xuống đầu thai đến nhà tú tài Phương Thập Tứ, sau này có thể có chút quan vận. Sau một kiếp này, con sẽ có tương lai tốt đẹp.”

Sau khi Hoàng tư nghiệp tỉnh dậy, ông tin chắc rằng đây chính là nguyên thần của con trai ông đã thác mộng. Để xác minh tính xác thực của mộng cảnh, sáng sớm hôm sau, ông đến thăm nhà của tú tài Phương Thập Tứ. Đến nhà Phương, ông nhìn thấy gia đình Phương tú tài mới sinh được con trai, được sinh ra vào đúng ngày con trai ông mất (1/12).

Hoàng tư nghiệp thỉnh cầu Phương Tú Tài đưa đứa trẻ ra ngoài. Khi đứa trẻ nhìn thấy Hoàng tư nghiệp, nó rất vui mừng và phấn khích. Khi Hoàng tư nghiệp đưa đồ chơi cho đứa trẻ, nó sẽ giơ tay lấy mà không sợ bất cứ điều gì. Phản ứng của đứa bé đã thuyết phục Hoàng tư nghiệp rằng con trai ông đã chuyển sinh vào gia đình Phương tú tài. Từ đó trở đi, nỗi đau mất con trai của ông không còn nữa, ông không còn khóc vì thương nhớ con nữa.

Tú tài Phương Dật sau đó trở thành quan chức, làm quan đến triêu thỉnh lang (quan văn chính thất phẩm). Đứa trẻ được đặt tên là Phương Tự, thi đỗ khoa cử vào năm Thiệu Hưng thứ mười hai thời Nam Tống (năm 1142 sau Công nguyên), giữ chức huyện thừa huyện Thường Sơn, khi đang tại nhiệm thì qua đời ở tuổi 53. Kết quả quả nhiên đều phù hợp với những gì con trai của Hoàng tư nghiệp nói về nghiệp báo.

Nguyên thần của đứa con bốn tuổi của Hoàng tư nghiệp biết rõ tiền thế cũng như vận mệnh của cậu ở kiếp này và kiếp sau. Vì đã vu hãm người vô tội, mắc sai lầm ở kiếp trước nên phải chịu quả báo hai kiếp. Nguyên thần của đứa trẻ biết rõ tiền duyên của “Tam thế luân hồi”, và cũng biết rõ hậu quả của tương lai.

Tục ngữ nói, con người đời đời kiếp kiếp sống trong sương mù của sinh, lão, bệnh, tử, khi nhập vào nhân thế ắt mê. Nhưng khi ở không gian khác, nguyên thần con người biết rất rõ. Đạo lý này đã được ấn chứng trong chính con trai Hoàng tư nghiệp.

“Di Kiên Chí” của Hồng Mại đã ghi lại câu chuyện này. Cả nhân vật, sự kiện, thời gian và địa điểm đều có thể được khảo chứng, nó cho thấy sự tồn tại của quả báo luân hồi đối với con người, đồng thời cũng nói với mọi người: Sinh mệnh nếu mắc phải nợ tội nghiệp sẽ cần phải hoàn trả, mãi cho đến khi tội nghiệp hoàn toàn trả xong mới có thể có được một tương lai tốt đẹp. Hành thiện tích đức được hậu phúc, nợ nghiệp phải chịu khổ để hoàn nghiệp. Câu chuyện luân hồi chuyển sinh này khiến chúng ta, những người trong cõi mê, có thể học hỏi nó, để cẩn thận trong từng ý từng niệm, từng ngôn từ từng hành động của mình.

Nguồn: “Di Kiên Giáp Chí Tập 94”.

Tin bài liên quan