Đạo hiếu - Giỗ tết

Đạo làm con

Hiếu thảo - Ta đọc sách Thánh hiền, thấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị thập chữ hiếu làm phương châm cho đạo làm con.

Vua tôi

Vua làm chủ tể trong một nước, khắp trong nước từ quan đến dân, ai ai cũng là tôi tớ nhà vua. Có chữ rằng: "Phổ thiên chi hạ, mặc phi vương thổ, xuất thổ chi hạ, mạc phi vương thần" nghĩa là khắp nơi dướí trời đâu cũng là đất nhà vua, suốt mặt đất, ai cũng là tôi tớ nhà vua.

Thầy trò

Học trò học nghề hay là học chữ, ở với người dạy cho mình đều có nghĩa là thầy trò. Học trò phải kính trọng thầy, mà nhất là thầy dạy học chữ lại phải kính trọng hơn nữa.

Mâm ngũ quả - Một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn

Ngày Tết, gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên, ông bà

Tục chèo thuyền trên sông Đà, đêm ba mươi Tết

Còn một canh giờ nữa mới đến giao thừa. Thế mà ông lái đò già râu tóc bạc phơ đã áo the khăn xếp chỉnh tề ra ngồi ở bến sau đình. Chả là đêm nay làng Khê Thượng, huyện Ba Vì có một tục lệ quan trọng. Từ bao đời nay, đình làng này cũng như biết bao ngôi đình của xứ đoài thờ Tản Viên sơn thánh, vị thánh đứng đầu Tứ Bất tử trong tâm linh người Việt.

Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ của người Raglai

Ăn ở hiếu thảo đối với cha mẹ đã trở thành đạo lý quan trọng trong đạo làm người. Lễ đền ơn đáp nghĩa cha mẹ của người Raglai cũng nằm trong quan niệm “Cây có cội, nước có nguồn”, nhưng cách thể hiện có những nét độc đáo riêng và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ.

Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì?

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Vì vậy các cụ thường nói "Mồng 5 ngày Tết". Học trò tết thầy, còn rể tết bố mẹ vợ... quanh năm cũng chỉ tập trung vào hai lễ Tết đó.

Tại sao có Tết Hàn Thực?

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi, một hiền sĩ có công phò Tần Văn Công, bị chết cháy ở núi Điền Sơn.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ

Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to.

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm.