Tìm hiểu quan hệ Thiên can, địa chi, ngũ hành hợp xung và ảnh hưởng tới bản mệnh

Tìm hiểu quan hệ Thiên can, địa chi, ngũ hành hợp xung và ảnh hưởng tới bản mệnh

Can Chi (干支), đôi khi gọi dài dòng là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi (60) trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.

Sách “ Ngũ hành đại nghĩa” nói: can, chi là do Đại Sào phát hiện . Đại Sào “ Lấy tình của ngũ hành để dùng giáp, ất, …. làm tên ngày gọi là can; dùng tí, sửu,… làm tên tháng gọi là chi. Có việc liên quan đến trời thì dùng ngày , có liên quan đến đất thì dùng tháng. Vì âm dương có sự khác nhau nên có tên can , chi”.

Thiên can, địa chi hay can chi ngũ hành là một trong những vấn đề về phong thủy không thể bỏ qua. Mỗi người theo phong thủy đều có can chi của riêng mình và phản ánh lên số mệnh. Do đó, việc xem can chi là rất cần thiết giúp các bạn có thể điều tiết, kế hoạch cho cuộc sống phù hợp và mang lại nhiều may mắn.

Dưới đây là một số khái niệm, kiến thức cơ bản về phong thủy thiên can địa chi ngũ hành và các mối quan hệ tương hợp, tương xung hữu ích giữa thiên can, địa chi, ngũ hành trong phong thủy. Mời các bạn tham khảo.

1. Khái niệm Can chi Ngũ hành

Can chi bao gồm Thiên can và Địa chi bao gồm 60 khí trường không gian hình thành khi trái đất quay xung quanh mặt trời, địa cầu đối xứng với vũ trụ. Trong đó: người ta lấy Giáp Ất để ghi nhớ ngày (gọi là Can) và lấy Tý Sửu đển ghi tháng (gọi là Chi).

Hệ can chi dùng để gọi tên ngày, tháng năm và cứ 60 sẽ lặp lại 1 lần được gọi là một Hội.

Can chi Ngũ hành: thể hiện mối quan hệ giữa can chi và ngũ hành tức là sự thay đổi nhiệt độ của 12 không gian của địa cầu (Địa chi) dưới 5 loại nhân tốt của vũ trụ là ngũ hành (Ngũ hành).

2. Quan hệ Thiên can Địa chi và Ngũ hành

Thiên can địa chi là 2 khái niệm nhưng thường đi kèm với nhau, ảnh hưởng tới nhau. Đồng thời, theo phong thủy thì thiên can và địa chi cũng có những mối quan hệ với nhau.

2.1. Thiên can

Thiên can được xác định hình thành dựa vào năm hành phối hợp âm dương: Giáp(1) ất (2) bính (3) đinh(4) mậu (5) kỷ (6) canh(7) tân (8) nhâm (9) quí (10).
- Số lẻ là dương can (giáp bính mậu canh nhâm)
- Số chẵn là âm (ất đinh kỷ tân quí)
- Ngày lẻ (dương can) là ngày cương (đối ngoại)
- Ngày chẵn (âm can) là ngày cương (đối nội)
- Những cặp đối xung: Giáp và kỷ ất và canh bính và tân đinh và nhâm mậu và quí.

Đồng thời, ngày lẻ là dương can thiên về đối ngoại và ngày chắn được xem là âm can thiên về đối nội.

Có thể tính thiên can của mỗi người dựa vào số cuối của năm sinh cụ thể các thiên can tương ứng với số cuối của năm sinh là: Canh (0), Tân (1), Nhâm (2), Quý (2), Giáp (4), Ất (5), Bính (6), Đinh (7), Mậu (8), Kỷ (9).

– Các cặp Thiên can hợp nhau: Ất – Canh; Bính – Tân; Đinh – Nhâm; Mậu – Quý; Kỷ – Giáp.

– Các hình phạt của các Thiên can: Canh hình Giáp; Tân – Ất; Nhâm – Bính; Quý – Đinh; Giáp – Mậu; Ất – Kỷ; Bính – Canh; Đinh – Tân; Mậu – Nhâm; Kỷ – Quý;

2.2. Địa chi

Địa chi chính là tính dựa vào tuổi của mỗi người tức 12 con giáp và mỗi con giáp ứng với 1 con số): Tý (1), Sửu (2), Dần (3), Mão (4), Thìn (5), Tỵ (6), Ngọ (7), Mùi (8), Thân (9), Dậu (10), Tuất (11), Hợi (12).

Những địa chi có số thứ tự là số lẻ được xem và dương chi và dương chi chỉ kết hợp với dương can. Tương tự, Địa chi số chẵn là âm chi và chỉ kết hợp với âm can.

– 06 cặp địa chi nhị hợp: Sửu – Tý; Dần – Hợi; Tuất – Mão; Dậu – Thìn; Tị – Thân; Ngọ – Mùi.

– 04 cặp địa chi tam hợp: Thân – Tý –Thìn; Dần – Ngọ – Thân; Hợi – Mão – Mùi; Tị – Dậu – Sửu

– 06 cặp địa chi xung đối và tạo thành 3 bộ tứ hành xung gồm:

Bộ 1: Dần – Thân, Tỵ – Hợi;

Bộ 2: Thìn – Tuất, Sửu – Mùi;

Bộ 3: Tý – Ngọ, Mão – Dậu

– 06 cặp địa chi tương hại: Dậu – Tuất; Thân – Hợi; Mùi – Tý; Ngọ – Sửu; Tị – Hợi; Mão – Thìn.

3. Quan hệ Can chi ngũ hành

* Theo nguy luật Âm Dương thì Thiên can có các thuộc tính âm và dương trong đó có 5 can dương và 5 can âm.

Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm;
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

* Theo quy luật của Ngũ hành thì Can chi có các thuộc tính sau:

Can chi đại diện cho các hành

Giáp, Ất, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc.

Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa.

Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ.

Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim.

Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy.

Can chi đại diện cho màu sắc

Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho màu xanh.

Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho màu đỏ.

Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho màu vàng.

Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho màu trắng.

Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho màu đen.

Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người

Giáp, Ất, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay,…

Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt,…

Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dày, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn,…

Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản,…

Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa,…

Can chi và ngũ hành đại diện cho các hướng

Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông.

Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam.

Mậu và Kỷ đại diện cho trung tâm.

Thìn đại diện cho phương Đông Nam.

Tuất đại diện cho phương Tây Bắc.

Sửu đại diện cho phương Đông Bắc.

Mùi đại diện cho phương Tây Nam.

Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây.

Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc.

Can chi đại diện cho nghề nghiệp

Giáp, Ất, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền,…

Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp, dây đai, nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường,…..

Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi, nông nghiệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng,…..

Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông,…

Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán,….

Tại thời điểm mỗi người sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không đều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch cuộc đời dễ gặp tai họa.

4. Ý nghĩa của thiên can với bản mệnh

Trong dự đoán vận mệnh, thiên can vô cùng quan trọng. Ngày sinh của mỗi con người, trụ ngày do can ngày và chi ngày hợp thành. Can ngày vượng tướng, không bị khắc hại thì bản tính của can ngày càng rõ ràng, có thể dùng nó làm tiêu chí để dự đoán tính tình người ấy.

Giáp (Mộc) thuộc dương: Nói chung là để chỉ cây to ở đại ngàn, tính chất cường tráng. Giáp mộc là bậc đàn anh trong các loài mộc, còn có nghĩa là cương trực, có ý thức kỷ luật.

Ất (Mộc) thuộc âm: Chỉ những cây nhỏ, cây cỏ, tính chất mềm yếu. Ất mộc là bậc em gái trong các loài mộc, còn có nghĩa là cẩn thận, cố chấp.

Bính (Hỏa) thuộc dương: Chỉ mặt trời, nóng và rất sáng. Bính hỏa là anh cả của hỏa, có nghĩa là hừng hực, bồng bột, nhiệt tình, hào phóng. Còn có nghĩa là hợp với những hoạt động xã giao, nhưng cũng dễ bị hiểu lầm là thích phóng đại, hiếu danh.

Đinh (Hỏa) thuộc âm: Có nghĩa là lửa của ngọn đèn, của lò bếp. Thế của ngọn lửa không ổn định, gặp thời thì lửa mạnh, không gặp thời thì lửa yếu. Đinh hỏa là em gái của hỏa, có tính cách bên ngoài trầm tĩnh, bên trong sôi nổi.

Mậu (Thổ) thuộc dương: Chỉ đất ở vùng đất rộng, đất dày , phì nhiêu. Còn chỉ đất ở đê đập, có sức ngăn cản nước lũ của sông. Mậu thổ là anh cả của thổ, có nghĩa coi trọng bề ngoài, giỏi giao thiệp, có năng lực xã giao. Nhưng cũng dễ bị mất chính kiến mà thường chìm lẫn trong số đông.

Kỉ (Thổ) thuộc âm: Chỉ đất ruộng vườn, không được phẳng rộng và phì nhiêu như mậu thổ nhưng thuận lợi cho trồng trọt. Kỷ thổ là em gái của thổ, nói chung tính cánh chi tiết, cẩn thận, làm việc có trật tự đầu đuôi, nhưng ít độ lượng.

Canh (Kim) thuộc dương: Nói chung chỉ sắt thép, dao kiếm, khoáng sản, tính chất cứng rắn. Canh kim là anh cả của kim, có nghĩa nếu là người có tài về về văn học, nếu là vật thì có ích. Có tài làm kinh tế.

Tân (Kim ) thuộc âm: Chỉ ngọc châu, đá quý, vàng cám. Tân kim là em giá của kim, nó có thể mày mò khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành mọi việc lớn, đồng thời cũng có nghĩa là ngoan cố.

Nhâm (Thuỷ) thuộc dương: Chỉ thủy của biển cả. Nhâm thủy là anh của thuỷ, nó có nghĩa là xanh trong, khoan dung, hoà phóng, có khả năng đùm bọc và bao dung , nhưng ngược lại cũng có tính ỷ lại hoặc chậm chạp, không lo lắng.

Quý (Thủy) thuộc âm: Chỉ nước của mưa, còn có nghĩa là ôm ấp, mầm mống bên trong. Quý thủy là em gái của thủy, có tính cách chính trực, cần mẫn, dù gặp hoàn cảnh khó khăn cũng cố gắng mở đường thoát khỏi.

Địa Chi của Tứ Trụ là yếu tố có vai trò giống như thiên can trong dự đoán. Để khi dự đoán dễ nhớ mối quan hệ hình xung khắc hại của các hợp cục của địa chi, người ta ghi nhớ mười hai địa chi trên các vị trí của hình bàn tay. Như thế giúp ta dễ nhớ quy luật các địa chi theo một hình tượng cụ thể. Các mối quan hệ đó ở phía dưới sẽ được bàn đến một cách tỉ mỉ.

Trên đây làm một số kiến thức cơ bản về xem thiên can địa chi, can chi ngũ hành và các mối quan hệ của chúng giúp các bạn có thể tính tuổi, mệnh từ tuổi dương sang tuổi âm (can chi) và từ can chi sang mệnh.

Can chi ngũ hànhcó ứng dụng trong việc xác định tuổi âm, tính mệnh, xác định tuổi hợp trong tình duyên, hôn nhân và làm ăn, chọn màu, chọn hướng phù hợp với tuổi, mệnh. Qua đó, giúp các bạn có được những tính toán, kết hợp mang lại may mắn trong cuộc sống.

5. Âm dương ngũ hành của Can Chi

Can chi được chia thành âm dương. Trong “Dịch truyện” nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là các vật cơ bản cấu thành vạn vật. Nguồn gốc của nó cũng là thái cực. Vì vậy:

Giáp, Ất cùng thuộc mộc. Giáp là can dương, Ất là can âm.

Bính, Đinh cùng thuộc hỏa. Bính là can dương, Đinh là can âm.

Mậu, Kỷ cùng thuộc thổ. Mậu là can dương, Kỷ là can âm.

Canh, Tân cùng thuộc kim. Canh là can dương, Tân là can âm.

Nhâm, Quý cùng thuộc thủy. Nhâm là can dương, Quý là can âm.

 

Dần, Mão cùng thuộc mộc. Dần là chi dương, Mão là chi âm.

Tí , ngọ cùng thuộc hỏa . Ngọ là chi dương, tị là chi âm.

Thân, dậu cùng thuộc kim. Thân là chi dương, dậu là chi âm.

Hợi,tí cùng thuộc thủy. Tí là chi dương, hợi là chi âm.

Thổ ở bốn cuối, tức là các tháng cuối của bốn quý cho nên thìn, tuất , sửu , mùi cùng là thuộc thổ, thìn , tuất đều là chi dương, sửu mùi đều là chi âm.

 

Sự bắt đầu và kết thúc của vạn vật trong vũ trụ cũng tức là quá trình “ lần lượt chuyển đổi vật này thành vật khác” của năm khí. Cho nên mỗi khí đều có các thời kỳ : sinh, thịnh, suy, tử. Thời kỳ thịnh tức là thời kỳ “nắm lệnh” .

Lấy can chi làm biểu tượng thì đó là:

giáp , ất, dần, mão mộc vượng ở mùa xuân;

bính , đinh, tỵ, ngọ hỏa vượng ở mùa hạ;

canh , tân, thân, dậu, kim vượng ở mùa thu;

nhâm , quý , hợi, tý, thủy vượng ở mùa đông;

mậu , kỷ, thìn, tuất, sửu, mùi vượng ở bốn mùa.

Tin bài liên quan