Khoa Tử Vi lưu truyền từ đời Tống (960) đến đời Thanh (1644). Trong khoảng gần 7 thế kỷ đó khoa Tử Vi chia ra làm 3 phái rõ rệt. Vua Càn Long có tham vọng thống nhất lại cho đúng. Nhưng cho đến nay sách vở thất tán nên khoa này tại Trung Hoa không phổ biến và tinh vi như ở Việt Nam. Ba phái Tử vi đó là:
1 Phái Triệu Gia:
Hi Di tiên sinh truyền sách Tử Vi tinh nghĩa cho Tống Thái Tổ, Thái Tổ truyền lại cho các vương hầu trong Hoàng tộc. Khoa Tử Vi lưu truyền trong Hoàng tộc nhà Tống giử một sắc thái đặc biệt có thể tóm lược như sau:
- Chỉ truyền cho những người tôn thất họ Triệu.
- Những người có tư chất thông minh mới được truyền.
- Nghiên cứu đến chổ vi diệu, để dùng Tử vi trong việc dùng người, tùy theo vận hạn mà mưu đại sự.
Khoa TV lưu truyền trong tôn thất nhà Tống, đời đời ghi chú các kinh nghiệm. Sau khi nhà Tống mất con cháu vẫn giử được di thư. Người ta dùng chữ Triệu là họ của nhà Tống để gọi phái này: Triệu Thị Minh Thuyết Tử Vi Kinh.
2 Phái Hà Lạc:
Sau khi Hi Di tiên sinh qua đời, đệ tử của ông chia làm 2 phái. Phái đi về phương Nam chịu ảnh hưởng của khoa bói toán, nên đời sau gọi là phái Hà Lạc. Đa số những người trong phái này dùng khoa Tử Vi để làm kế sinh nhai, nên không bao giờ họ truyền cho nhau hết cái tinh vi. Bao giờ họ cũng giữ lại một số bí thuật, đôi khi họ còn truyền sai cho nhau nữa ...
Các thầy Tử Vi Tầu sang Việt Nam truyền dạy, họ vốn dĩ không học đúng với chính kinh, khi truyền lại họ còn dạy sai và dạy thiếu nữa thì hỏi sao khoa Tử Vi VN không có những chổ bế tắc khó giải thích.
Công trình của phái này còn chép trong bộ Tử vi Âm Dương chính nghĩa Nam tông.
3 Phái Âm Dương:
Học trò Hi Di tiên sinh đi về phương bắc bị ảnh hưởng của Âm Dương ngũ hành. Phái này có khuyết điểm là quá chú ý vào Âm Dương ngũ hành sinh khắc mà quên mất tinh yếu của khoa Tử Vi là Thiên văn. Đầu đời Minh một nhân vật quan trong của phái này làm quân sư cho Minh Thái Tổ đó là Lưu Bá Ôn, Trong đời Minh phái này được trọng dụng. Kinh nghiệm của phái này nhiều nhưng tiếc đã đi quá xa với chính tinh nên không thành đạt cho lắm. Công phu của phái này lưu truyền trong bộ Tử Vi Âm Dương chính nghĩa Bắc tông.
Niên hiệu Sùng Trinh thứ 16 nhà Minh (1643), Lý Tự Thành đem quân đốt phá Bắc Kinh, thì bộ sách trên thất truyền - Sau Vĩnh Vương bị Ngô Tam Quế thắt cổ ở Vân Nam, y có lưu giữ một bộ. Ngô Tam Quế bị diệt, bộ này lọt vào tay các Văn thần nhà Thanh.
Riêng bộ Triệu Thị Minh Thuyết Tử Vi Kinh được Hoàng Bính cuối thời nhà Tống chạy sang Đại Việt truyền lại cho nhà Trần, được phát triễn và lưu truyền trong tôn thất nhà Trần gọi là bộ Đông A di sự.
Bộ Đông A di sự bị nhà Minh chở về Kim Lăng cùng một số sách vở sau khi diệt nhà Hồ. Một số con cháu nhà Trần mai danh ẩn tích còn lưu giữ được bộ sách này. Bộ sách này không chỉ chép về Tử Vi mà còn chép nhiều điều bí mật trong họ Trần nên không mấy người được đọc.
Mãi đến đời nhà Mạc. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) lại tìm được sách của người Trung Hoa trong phái Hà lạc đem về nghiên cứu, khoa Tử Vi lại phổ biến từ đấy.
Đời Lê - Trịnh , ông Lê quí Đôn (1726- 1784) đậu Bảng nhãn năm 29 tuổi, năm 1760 ông được cử sang Trung Hoa, Ông giao du với các danh sĩ Trung Hoa và được phái Âm Dương cho bộ'' Tử Vi Âm Dương chính nghĩa Bắc tông''. Trở về ông nghiên cứu, truyền bá trong dân gian. Hiện còn lưu truyền.
Một số nhà nghiên cứu Tử vi hiện nay là nhờ sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quí Đôn để lại. Sự khác biệt giữa các sách rất nhiều. Nhưng xét kỹ bộ Đông A di sự vẫn có lý hơn.
GS: Trần Quang Đông