Hướng Thần cầu khẩn vì sao không linh, muốn cầu đa phúc phải làm thế nào?

Đường Hiến Tông từng hỏi Tể tướng Lý Phiên rằng: “Cách thức cúng tế thần minh cầu phúc giảm tai ương, thật sự có tin được không?” Nói cách khác, Đường Hiến Tông muốn hỏi rằng việc cầu khẩn Thần liệu có linh nghiệm chăng? 

Tể tướng Lý Phiên không thuận đà nịnh nọt. Vậy ông trả lời vấn đề mà Hiến Tông hỏi ra sao? Ông đã lấy những ví dụ thực tế để nói cho Hiến Tông biết đạo lý. Trong ví dụ mà ông đưa ra, mọi người đều có thể biết được phúc lành đến như thế nào và vì sao có người cầu phúc lại không được phúc. 

Sở Chiêu Vương biết rõ lý do đắc tội của mình

Trước kia, Sở Chiêu Vương (khoảng năm 523-489 TCN) bị bệnh, người bói toán nói rằng nguyên do là bởi Thần sông Hoàng Hà quấy nhiễu. Chiêu Vương mặc dù ngã bệnh nhưng tâm trí ông lại rất sáng rõ, ông nói: “Là bởi quả nhân vô đức, nguyên nhân tội nghiệt không ở Hà Bá, Tiên vương nước Sở cúng tế cũng không ngoài biên giới 4 sông Giang, Hán, Sư, Chương”. Ngoài ra ông còn nói rằng nếu bản thân không có tội nghiệp thì lẽ nào Trời lại giáng họa lên thân? Nhất định là bản thân có tội lớn, có tội thì phải chịu nhận trừng phạt, vì vậy ông không cần phải cử hành lễ tế cầu nương nhẹ tai ương. 

Trong ‘Tả truyện’ có ghi chép rằng, Sở Chiêu Vương xuất binh cứu nước Trần, lúc mắc trọng bệnh nằm trong doanh trại, ông thấy cảnh tượng “những đám mây hình đàn quạ đen bay mang theo mặt trời”. Ba ngày sau Chiêu Vương phái sứ giả bái kiến Chu Thái Tử, tường thuật lại chi tiết cảnh tượng này và hỏi biện pháp ứng đối.

Chu Thái Tử đáp, giấc mộng này biểu thị rằng Sở Vương sắp gặp tai họa trên thân, có thể lập đàn cúng tế, dời họa lên thân Tướng quốc mới có thể giải trừ.  

Sau khi các tướng lĩnh của nước Sở biết chuyện, họ thỉnh cầu vì Chiêu Vương mà gánh nhận tai họa. Tuy nhiên Chiêu Vương không đồng ý, ông nói: “Chư vị các tướng đối với quả nhân mà nói, giống như tay của quả nhân, chân của quả nhân, hiện tại nếu dời họa lên thân của chư tướng thì chẳng phải vẫn trả lên thân quả nhân sao, việc này không được làm!” Chiêu Vương còn nói: “Nếu lần này quả nhân phải chết, là bởi ngày trước bản thân đã chơi bời quá độ mất đức gây nên!” Không bao lâu Sở Chiêu Vương qua đời, quân lính lui về nước. Trước khi qua đời ông muốn nhường ngôi vị cho 3 người em trai của mình nhưng họ đều từ chối, cuối cùng đã cùng đùn đẩy cho người con trai do Chiêu Vương và Việt Cơ, người phụ nữ có đức hạnh, kế vị.

Khổng Tử lúc bấy giờ đang ở nước Trần, ông khen rằng : “Sở Chiêu Vương thông hiểu đại đạo, mới có thể không để mất nước Sở!” 

Hán Văn Đế kính Thần không cầu, Đường Văn Tông kính Thần trách tội mình

Mỗi khi Hán Văn Đế tổ chức đại lễ tế tự vì quốc gia xã tắc, ông đều hạ lệnh cho quan chủ trì nghi lễ phải “Kính mà không cầu”, tức là đại lễ bái tế Thần minh là để tỏ lòng thành thành kính kính đối với Thần, không được cầu khẩn Thần chúc phúc hay phù hộ. 

Trong những năm Khai Thành của Đường Văn Tông, hạn hán kéo dài không có mưa, vì vậy ông đã hạ lệnh cho các quan cai quản các quận vào Tử Thần Điện để tế tự cầu khẩn. Nét mặt Đường Văn Tông thể hiện đầy sự lo lắng, tất cả các quan đại thần đều thấy được điều này. Một viên quan bẩm tấu với Đường Văn Tông, đem nội dung mà quan phụ trách thiên văn trình lên nói: “Hạn hán lâu ngày là cảnh báo của Thiên Thượng, mong Hoàng thượng không nên làm việc quá sức”. 

Đường Văn Tông nghiêm nghị nói: “Trẫm là quân chủ thiên hạ, không đủ đức để bảo hộ dân, đã đem đến trận thiên tai hạn hán này. Hiện đã bị Trời cao khiển trách, nếu nội trong 3 ngày tới không có mưa, trẫm buộc phải thoái vị và chọn một vị quân chủ anh minh sáng suốt khác để chủ trì thiên hạ”. Quan Tể tướng nghe xong không khỏi rơi lệ, tự thỉnh tội và cầu miễn tướng vị. Vào ban đêm ngày hôm đó, đúng là Trời đã giáng mưa xuống tưới mát cho vùng đất khô cằn. 

Hán Văn Đế nhìn thấy rõ sự siêu nhiên, có đại đức; Đường Văn Tông kính thần, xét tội mình. Họ đều thành kính kính Thần, thành tâm kiểm điểm bản thân mà không đòi hỏi Thần chúc phúc, tuy nhiên phúc lại tự đến với họ. 

Lý Phiên, Tể tướng của Đường Hiến Tông đã khuyên dụ thánh thượng như thế này: “Nếu như nói Thần minh vô tri, cũng không thể ban phúc; nếu như nói Thần minh có hiểu biết, cũng không thể ban phúc cho người nịnh nọt cầu tư lợi, bởi vì đối với hành vi cầu xin, ngay cả người quân tử cũng không chấp nhận được, huống là Thần minh! Bởi vậy mới thấy, chỉ khi con người thực sự tin tưởng Thần, đối tốt với người, thuận theo thiên ý, Thần tự nhiên sẽ ban phúc trợ giúp, nếu như không phải vậy thì có cầu Thần ban phúc cũng không được phúc. 

Kẻ bạo ngược bất nhân cầu Thần không linh ứng

Quắc quốc là nước lớn thời Xuân Thu, vị vua cuối cùng là Quắc Công Sửu thi hành chính sự vô đạo, tàn bạo đần độn. Ông khinh thường dân, tham lam ngang ngược, đối ngoại trở mặt, vô cùng hiếu chiến.

Đầu thu một năm, Quắc Công mộng thấy Thần hạ xuống đất Tân của Quắc quốc. Ông ta đã phái Chúc Ứng, Tông Khu, Sử Ngân chuẩn bị lễ vật phong phú để tế Thần. Quắc Công tế Thần không phải xuất phát từ tâm thành kính, mà là cầu thần ban thưởng cho ông thêm đất đai. Ông mộng thấy Thần ban cho ông ruộng đất. 

Sử Ngân nói: “Quắc sắp diệt vong rồi! Ta nghe nói: quốc gia hùng mạnh, nghe tiếng lòng dân là biết; quốc gia bại vong, họ muốn cầu xin Thần. Thần không gì không biết, thủy chung công chính trước sau như một, thuận theo hành vi của người mà quyết định họa phúc. Đạo đức của Quắc Công bại hoại, làm sao có thể đắc thổ địa đây?” Nội sử Chu Thái Tử đã tới nước Quắc để khảo sát chuyện này, ông cũng nói: “Quắc nhất định bị diệt vong, quân vương bạo ngược vô đạo, lại muốn cầu cạnh Thần”. Về sau, Tấn Hiến Công dùng quân đội diệt Quắc, Quắc Công Sửu chết, trở thành bậc quân vương cuối cùng của Quắc quốc. 

Còn có, Vương Mãng, kẻ soán ngôi nhà Hán, cũng dựng miếu cầu Thần. Theo “Hán Thư. Vương Mãng truyền xuống’ ghi chép, Vương Mãng là một kẻ bề ngoài tỏ vẻ ngưỡng mộ cái nghĩa của cổ nhân nhưng trong tâm lại thực sự là kẻ gian tà, tặc thần ngụy quân tử, giả nhân giả nghĩa lừa dối người trong thiên hạ, thừa lúc nhà Hán yếu thế mà cướp ngôi đoạt vị, tự xưng hoàng đế. Sau khi Vương Mãng soán vị, hành chính không thuận theo thời tiết khiến cho mùa màng thất bát, nạn đói phát sinh, hành chính rườm rà làm ác, bách tính than oán, Vương Mãng vẫn bình chân như vại, hạ lệnh khởi công xây dựng Cửu miếu để tổ chức đại lễ tế tự, thờ phụng tổ tiên của triều đại mới, cầu ban phúc lớn. Ông ta đòi hỏi bừa bãi hết mức trong lễ cúng tế cầu phúc.

Vương Mãng chiêu mộ thợ thủ công và đủ loại thiết kết, đồng thời còn vơ vét gạo của dân và tiền công thợ xây dựng, phá hủy hơn 10 cung quán ở Tây Uyển để lấy vật liệu gạch ngói xây dựng Cửu miếu. 

Trong quá trình xây dựng, trời mưa lớn trong hơn 60 ngày, Cửu miếu được hoàn thành nhờ công của những thợ thủ công tay nghề cực cao, tiêu tốn hàng trăm vạn sâu tiền, công nhân chết vơn vạn người. Vào thời điểm này, khắp nơi trong nước đói khổ, đạo tặc hoành hành, Vương Mãng vẫn ban thưởng cho quan Tư Đồ và các Tư Không nghìn vạn quan tiền, các quan lại cấp dưới Thị trung, Trung thường đều được gia phong. Vương Mãng kiêu căng bạo ngược, làm hại đời sống người dân khắp nơi, ngay cả xương cốt nằm trong mộ ông ta cũng không buông tha, ông phá hủy miếu Hiếu Võ, Hiếu Chiêu của nhà Hán để lấy đất chôn cất con cháu. 

Rất nhiều người trong thiên hạ lâm vào cảnh đói khổ, chỉ riêng ở Thanh Châu và Từ Châu đã có hàng trăm nghìn người vì đói mà trở thành trộm cướp. Cuối cùng, Vương Mãng ở Tiệm Đài, bị mỹ nữ trong cung tiết lộ tung tích và bị giết chết, Mãng bị chặt đầu, hàng chục binh lính tranh nhau xẻ thịt Mãng, chặt tay chân và xương cốt của ông ta. Đây là kết quả việc Vương Mãng vô đạo khiến dân chúng oán hận. 

‘Kinh thi. Đại nhã. Văn vương’ có nói về việc tu dưỡng đức hạnh chính là “Tự cầu đa phúc”. Họa phúc đến theo hành vi của con người. Người không quên tu đức, không rời thiên đạo mới có thể vĩnh viễn được hưởng phúc báo. Nếu như người thực thiện hành vi xa rời chính đạo thì dù có hướng thần cầu khẩn, liệu có thể linh nghiệm không? Sao có thể cầu được phúc đây? ‘Kinh thư’ có viết: “Huệ địch cát, tòng nghịch hung”, ý là thuận theo ý Trời thì sẽ được may mắn, còn nghịch Thiên thì sẽ gặp bất hạnh. Vì sao có người thành kính lễ bái mà không linh nghiệm? Bởi vì họ làm toàn việc xú uế, bỏ đức vô đạo, vậy thì đương nhiên là dù cầu khẩn cũng không được Thần ban phúc.

San San biên dịch.

Tin bài liên quan