Mệnh lý học: Tại sao có người lại chết bất ngờ trong lúc thành công nhất?

Sự nghiệp thành công, cuộc đời như ý là mục tiêu mơ ước của rất nhiều người. Có người cả cuộc đời đều may mắn hơn người khác, nhưng trong lúc đang thành công nhất, đang thỏa mãn nhất thì lại chết một cách bất ngờ, điều này được giải thích như thế nào trong mệnh lý?

Vào thời kỳ Nam Tống, có một người tên Lôi Thân Tích sống ở Giang Tây, vào những năm Thiệu Hưng của Tống Cao Tông (1131 – 1162), Lôi Thân Tích vào kinh thành tham gia kỳ thi Hương, đạt được thành tích xuất sắc, tên được liệt vào đầu bảng. Sau đó Lôi Thân Tích chuẩn bị tham gia kỳ thi Đình do hoàng đế chủ trì để quyết định thứ hạng. Những tiến sĩ được đích thân hoàng đế tuyển chọn trong kỳ thi Đình sẽ lập tức được nhận chức quan, không cần phải thông qua kỳ thi tuyển chọn của Sử bộ nữa. Một số nhân tài xuất thân trong gia đình thường dân sẽ có được cơ hội xuất đầu lộ diện trong cuộc kỳ thi Đình của hoàng đế. Tuy nhiên, trong lúc Lôi Thân Tích đang chờ đợi cơ hội này, cuộc đời lại xảy ra một biến hóa rất lớn.

Trước kỳ thi Đình ba ngày, Lôi Thân Tích đột nhiên bị bệnh cấp tính, không kịp quay về nhà, chết tại kinh thành một cách bất ngờ. Kinh thành Lâm An (nay là Hàng Châu, Chiết Giang) cách quê nhà Giang Tây của Lôi Thân Tích mấy trăm km, tin mừng trúng tuyển kỳ thi Hương cùng với tin dữ về cái chết bất ngờ của Lôi Thân Tích đều được truyền về quê nhà ở Giang Tây. Sau khi vợ của Lôi Thân Tích nghe tin xong đã vô cùng đau lòng, ngày đêm khóc thương buồn bã.

Sau đó không lâu, bỗng nhiên một ngày nọ vợ của Lôi Thân Tích mơ thấy chồng mình, khuôn mặt của anh ta vẫn giống hệt như lúc còn sống. Lôi Thân Tích nói với vợ mình: “Trong mấy kiếp quá khứ ta đều làm quan lớn, đã làm rất nhiều chuyện tốt cho bá tánh, vì vậy đời đời kiếp kiếp ta đều được tái sinh làm sĩ đại phu. Nhưng vào kiếp cuối cùng bởi vì chấp pháp phán xử không thỏa đáng, tội nhẹ phán thành nặng, khiến phạm nhân chết oan. Vì vậy, dưới địa phủ phán ta hình phạt trong ba kiếp sau đều đột tử trong lúc thành công. Kiếp trước ta từng làm một chức quan nhỏ, nhiều năm trôi qua vẫn không được thăng chức, sau đó đột nhiên được thăng quan đảm nhận chức vụ quan trọng, và chết trên đường đi nhậm chức. Kiếp này cùng nàng kết duyên cũng mang theo vận mệnh bị trừng phạt này, vì vậy mấy ngày trước đột nhiên phát bệnh rồi tử vong trước kỳ thi Đình. Nàng đừng đau buồn vì ta, thêm một kiếp nữa là ta có thể trả hết nợ rồi”.

Ví dụ này giải thích được tại sao có một số người khi đang đứng trên đỉnh cao của cuộc đời, khi ý chí đang bùng cháy mạnh mẽ, khi thành công và thõa mãn nhất thì lại chết một cách bất ngờ, tại sao lại có sự sắp đặt vận mệnh như vậy. Nhân quả nhiều kiếp, sự sắp xếp thưởng phạt của một không gian khác, người phàm không thể nào nhìn thấy được.

Dưới đây sẽ phân tích dựa theo bát tự, làm thế nào có thể nhìn ra được một người sẽ chết bất ngờ trong lúc thành công và đắc chí nhất.

Bát tự mệnh lý dùng nhật can (tức thiên can) của ngày sinh để đại diện cho chính mình, nhật can tạo ra ngày sinh này là nhâm thủy, vì vậy thuộc mệnh nhâm thủy. Mệnh nhâm thủy này có đặc điểm gì? Thủy sinh vào mùa hè và thủy sinh vào mùa đông đương nhiên là không giống nhau. Bởi vì mùa hè nóng bức nhiệt độ cao, thành phần nước (thủy) ở dưới ánh nắng mặt trời sẽ bốc hơi rất nhanh chóng, vì vậy mệnh thủy sinh vào mùa hè vốn dĩ thuộc về suy tù, tức là nước rất yếu. Còn mệnh thủy sinh vào mùa đông, bởi vì mùa đông là mùa mà nước vượng nhất, vì vậy mệnh thủy sinh vào mùa đông vốn dĩ là vượng tướng, tức là nước rất nhiều. Có thể thấy, bước đầu tiên trong luận mệnh là phải xem mệnh của mình sinh vào tháng nào, là vượng hay nhược, là nóng hay lạnh v.v… Có được thông tin của bước đầu tiên rồi, sau đó lấy nó làm căn cứ, làm thước đo để đem so sánh với sáu tự khác còn lại trong bản mệnh, rồi phân tích từng bước một là có thể giải được kết cấu của mệnh này.

Bước tiếp theo, xác định mệnh này cần thứ gì nhất thì chọn thứ đó làm hỷ dụng thần, không cần thứ gì nhất thì chọn thứ đó làm kỵ thần, còn những cái không liên quan sẽ được xem là nhàn thần. Sau đó lấy hỷ dụng thần và kỵ thần bỏ vào trong bát tự và đại vận để phân tích so sánh, là sẽ có thể suy đoán được phú quý sang hèn, nghèo khổ yểu mệnh, vợ con của cải, sự nghiệp chức vị, lên xuống thăng trầm của mệnh này.

Bây giờ, thấy mệnh này sinh vào mùa đông tháng 10 (âm lịch), tháng 10 thuộc tháng hợi thủy, là mảnh đất nhật chủ nhâm thủy lộc vượng. Có nghĩa là gì? Bởi vì nhâm thủy ở trong 12 địa chi (trong 12 tháng) có hai thủy căn vượng nhất, trong đó một cái là kiến lộc (còn gọi là lâm quan), một cái là dương nhận (còn gọi là đế vượng). Bây giờ mệnh này sinh vào tháng của hợi thủy kiến lộc, cũng có nghĩa là mệnh này định sẵn sinh ra đã là thủy vượng, nhất chủ cường vượng. Nhưng luận mệnh không phải nhật chủ của mình càng cường vượng là càng tốt, mà phải có được sự cân bằng, có được sự trung hòa với hướng đối lập nhật chủ, ví dụ như tài tinh, quan tinh, thực thương tinh… thì bạn mới có thể trở nên phú quý giàu có. Vì vậy người xưa dựa vào kinh nghiệm để tổng kết ra rất nhiều khẩu quyết về luận mệnh, ví dụ như nhật chủ sinh vào tháng của kiến lộc (giống như ví dụ này, nhật chủ nhâm thủy trong tháng hợi thủy), khẩu quyết là: “Kiến lộc sinh đề nguyệt, tài phú hỷ thấu thiên”.

“Kiến lộc sinh đề nguyệt” có nghĩa là nhật chủ sinh vào tháng của kiến lộc (nguyệt trụ địa chi còn được gọi là đề cương, cho nên gọi là đề nguyệt, tức tháng đề), hỷ kiến tài tinh và quan tinh là dụng thần. Bởi vì lực tác dụng của tháng chiếm tác dụng và sức mạnh quan trọng nhất trong một bát tự, chiếm khoảng ba phần của toàn bộ cục diện. Giả sử trong 6 tự khác còn lại (sáu tự ngoại trừ hai tự nhật chủ và nguyệt chi), nếu chia đều 6 tự cho ủng hộ nhật chi và không ủng hộ nhật chủ, mỗi bên chiếm một nửa để suy đoán, vậy thì 3 tự bên ủng hộ nhật chủ, cộng thêm sức mạnh của kiến lộc trong nguyệt chi, thì nhật chủ chắc chắn thuộc về cường thịnh, cường thì hỷ khắc hoặc hỷ tiết, để cầu trung hòa vi quý.

Quan tinh chính là ngũ hành trong khắc nhược nhật chủ, tài tinh là ngũ hành mà nhật chủ khắc, cả hai đều có thể làm suy yếu sức mạnh của nhật chủ, khiến nhật chủ đạt đến trạng thái trung hòa, vì vậy mới có câu nói “hỷ kiến tài quan” (tinh). Điều này áp dụng cho tình huống thông thường, dựa vào xác suất để nói.

Nhưng tình huống thực tế không hoàn toàn giống như vậy. Nếu như 6 tự còn lại không giống như xác suất 3:3, mà sức mạnh của tài tinh, quan tinh, thực thương tinh lớn hơn sức mạnh của bên nhật chủ, ví dụ theo bố cục tỷ lệ 5:1, hoặc 4:2 thì sao? Cộng thêm sự ảnh hưởng tổng hợp từ vị trí và hình xung, vậy thì nhật chủ nhâm thủy tuy là sinh vào tháng thủy vượng của kiến lộc, nhưng sau khi cho vào phối hợp với 6 tự còn lại, nhật chủ nhâm thủy ngược lại sẽ chuyển từ mạnh sang yếu, nước sẽ không đủ, lúc này sẽ không lấy quan tài làm dụng thần nữa, mà tài quan ngược lại sẽ trở thành kỵ thần, kim hỷ thủy sẽ được sử dụng, lúc này câu khẩu quyết “kiến lộc sinh đề nguyệt, tài quan hỷ thấu thiên” sẽ không thích hợp nữa.

Có thể thấy, khẩu quyết trong mệnh lý phải có một tiền đề cố định nào đó, không phải tùy tiện đem bỏ vào bất cứ bát tự nào cũng thích hợp, trước khi vận dụng khẩu quyết trong mệnh lý học, tốt nhất phải biết được xuất xứ của nó, hiểu được tại sao nó lại nói như vậy, thì mới có thể vận dụng chính xác không sai sót. Giống như trường hợp này, nó thuộc về tình huống phía sau.

Bởi vì nhật chủ nhâm thủy trong bát tự chỉ chiếm ưu thế thời lệnh (tháng hợi thủy), đây gọi là “đắc thời”. Nhưng lại không chiếm ưu thế trong địa chi, bởi vì hai hỏa (tỵ hỏa, ngọ hỏa) và một thổ (tuất táo thổ) trong địa chi, tổng cộng là có ba hỏa thổ, đối phó với một hợi thủy, cho nên thuộc “thất địa”. Cuối cùng, cộng thêm thiên can địa chi, phía nhật chủ nhâm thủy chiếm được ba cái: một nhâm thủy, một hợi thủy, một canh kim (kim có thể khắc thủy), mà bên đối ứng có 5 cái: ba hỏa cộng một mộc và một thổ, vì vậy phía nhật chủ nhâm thủy không chiếm ưu thế, đây gọi là “thất thế”. Chỉ cần chiếm được hai trong ba trạng thái “đắc thời, đắc địa, đắc thế” là đã thuộc về mạnh rồi. Tuy nhiên không phải là tuyệt đối, đôi khi cũng có ngoại lệ về mặt phối hợp, nhưng thông thường có thể căn cứ vào nguyên tắc này để phán đoán sự mạnh yếu của nhật chủ.

Có thể thấy được tuy rằng nhâm thủy tạo nên nhật chủ này được “đắc thời”, nhưng lại “thất địa” và “thế thế”, nên thuộc thân nhược, lấy hỷ kim, thủy sinh thân để dùng, kỵ hỏa, thổ, tài quan, kỵ thực thương (mộc).

Mệnh chủ lúc nhỏ gặp kỵ vận bính tuất hỏa thổ, nhật chủ nhâm thủy bị khắc bất lợi, nên xuất thân cực kỳ nghèo khổ, cuộc sống lúc trẻ gian nan. Sau tuổi trung niên được ất dậu, giáp thân, quỳ thủy vận, thân dậu kim sinh thủy, canh kim có căn mạnh, quỳ thủy có thể hộ thân, trợ giúp phát huy dụng thần, gặp cơ hội tốt, được thăng tiến cấp tốc, có nhiều uy quyền, danh lợi bội thu, ấm no đầy đủ. Chỉ có thời trung niên đi vào mạt thổ vận, mạt là táo thổ khắc thủy, là kỵ vận của nhật chủ, và tam hợp với tỵ ngọ trong mệnh này hình thành hỏa cục (hỏa cục tỵ ngọ mạt tam hợp), kim thủy trong mệnh đều bị tổn thương, gặp biến cố chết đột ngột trong lúc thành công nhất và đắc chí nhất.

Có lẽ có người sẽ cho rằng đây chẳng qua chỉ là gặp phải vận xui, cùng lắm phá sản thất bại mà thôi, làm sao đến mức chết yểu được chứ? Đều là vì hỷ dụng thân canh kim địa chi của mệnh này không có căn mạnh (không có thân dậu kim), ngồi trên tuất táo thổ, hỏa cục ngọ tuất bán hợp, đi lên khắc canh kim. Mệnh căn hợi thủy lại xung khắc với tỵ hỏa của niên chi (tỵ hợi tương khắc), nên hỷ dụng thần đều bất lực hoặc bị hao tổn, tiền vận này có thể phát triển đi lên đều là nhờ có sự trợ giúp của đại vận kim thủy. Khi vận may đi qua, sẽ bước vào hỏa vận tỵ ngọ mạt phương nam 30 năm, không nhìn thấy được tương lai, vận may cũng đã dùng hết, nên sẽ có biến cố này. Nếu vận may đã đi qua rồi, thì sẽ tiếp tục gặp vận xui, giống như hoa đã nở rộ hết rồi, sau đó lại gặp gió lớn, thì sẽ khô héo và rụng xuống.

Trong biển người mênh mông, có một số người chết một cách bất ngờ trong lúc cuộc đời đang trên đà thành công nhất và thỏa mãn nhất, điều này luôn khiến người ta cảm thấy vô cùng kinh ngạc, thật ra chúng ta có thể tìm thấy được lời giải thích từ trong những trường hợp thực tế, và trong mệnh lý học.

Châu Yến.

Tin bài liên quan