Cổ nhân xưa khi khuyến thiện thường nói một câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri”, nghĩa là khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và đất đều biết hết. Câu nói này quả thực vô cùng chính xác. Tâm còn người có những niệm đầu thiện lương có tác dụng thực sự không? Có thể khởi tác dụng lớn đến đâu? Những bài học cứu thế người xưa lưu lại, trở thành tấm gương sáng lưu truyền hậu thế mãi không phai mờ. Câu chuyện dưới đây là một trong số đó.
Đó là câu chuyện xảy ra vào thời nhà Thanh. Chuyện rằng, tại một làng nọ khi có một người tên “Hắc Ngạch”. Năm nọ khi ông đang ngồi thuyền qua sông cùng rất nhiều người, đến giữa dòng đột nhiên gió lớn nổi lên từng đợt mãnh liệt. Trong phút nguy nan khẩn cấp, đột nhiên trên không trung truyền tới tiếng nói: “Người tên Hắc Ngạch”.
Nghe thấy đột nhiên có người kêu tên mình, ông nghĩ: “Đột nhiên không trung truyền tới tiếng nói kêu tên mình như vậy chắc chắn là đang nói mình rồi. Mình sao có thể khiến mọi người bị liên lụy được chứ”. Thế là ông tự nhảy xuống sông. Vào đúng lúc đó, trong nháy mắt đột nhiên gió lớn và giông bão nổi lên khiến chiếc thuyền bị lật. Mọi người trên truyền đều tử vong.
Sau khi nhảy xuống nước, ông Hắc Ngạch nắm được một cây gỗ đang trôi theo dòng nước và vào tới bờ kết quả mình ông thoát chết.
Mọi người xung quanh sau khi biết ông thoát chết thần kỳ thì vô cùng ngạc nhiên, không thể lý giải, đều tới hỏi thăm và hỏi ông bình thường làm những gì để tích đức.
Ông chia sẻ: “Trong đời tôi không làm được việc thiện gì cả, chỉ là thường tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày đều cần bỏ một chữ “Tham” trong tâm. Vì vậy chỉ cần khởi lên một niệm tham lam, sẽ đứng từ góc độ người khác mà suy nghĩ sự việc, khiến tâm niệm này bị áp chế. Không phải đồ thuộc về mình, sẽ không bao giờ tìm cách có được và chiếm lợi”.
Người này trong cuộc sống thường nhật, gặp phải việc gì đều nghĩ cho người khác trước nhất, đó chẳng phải bản thân ông đang tự tu hành hay sao? Ông có thể vì người khác, không tham sống sợ chết. Chính vì vậy, khi thuyền qua giữa dòng và nghe tên mình, cho rằng số đã tận, không muốn liên lụy người khác, ông liền không ngần ngại mà nhảy xuống sông. Tâm hồn thản nhiên đối diện với sinh tử đã là một cảnh giới siêu phàm khác hẳn người thường, vì vậy kết quả ngược lại ông đắc được bình an.
Chuyện rằng, xưa kia có một vị cao tăng nọ tu hành trong chùa Quan Thánh. Ông tu luyện vô cùng tinh tấn, cũng luôn tự giới cấm bản thân.
Khi đó trong vùng bị trộm cắp hoành hành. Tối nọ, ông ngủ mơ thấy một vị thần xuất hiện nói với mình: “Mai là đến ngày giỗ của ông rồi. Sẽ có một tên trộm cưỡi ngựa trắng tới, tên là Chu Nhị. Đó là oan gia đời trước của ông. Nghiệp báo này không thể tránh khỏi”.
Trong mộng, vị tăng nhân cầu xin thần: “Xin hãy niệm tình trong kiếp này con cố gắng tu hành, tích đức hành thiện, mong thần minh rủ long thương xót cứu giúp”.
Vị thần đáp: “Ta không thể cứu ông, chỉ có thể dựa vào tự bản thân ông thôi”.
Sáng sớm hôm sau, quả nhiên có kẻ trộm vào núi, chúng bắt cóc vị tăng nhân, hỏi ông cất giấu tiền tài ở đâu. Ở đâu có phụ nữ? Sau đó uy hiếp bắt ông dẫn chúng đi tìm.
Vị tăng nhân nhìn thấy người này quả nhiên cưỡi ngựa trắng, đột nhiên nghĩ: Mình chịu nghiệp báo ứng có lẽ đã đến lúc phải chết rồi. Nếu giờ dẫn tên cướp này đi cướp đoạt của cải, hãm hiếp phụ nữ chẳng phải nghiệp sẽ càng nặng hơn sao” Nghĩ đến đây, ông lớn tiếng nói với tên cướp: “Ta không dẫn ông đi. Ông có phải ông tên là Chu Nhị không? Số kiếp ta là bị ông giết chết. Ông có thể giết ta đi”.
Tên cướp kinh hãi nói: “Sao ông biết tên ta? Ông chắc chắn là thần tăng rồi”.
Vị tăng nhân chậm rãi bình thản kể lại giấc mộng cho tên cướp. Tên cướp vứt bỏ đao kiếm thở dài nói: “Oan oan tương báo tới khi nào mới dứt? Thần Phật nói không cứu ông, sự thực chính là đang cứu giúp ông. Ông không dẫn đường cho ta, chính là tự cứu mình. Tôi và ông hãy hóa giải ân oán đời trước đi, có được không?” Nói xong, tên cướp quỳ trước tượng thần trong chùa bái lạy. Vào thời khắc đó, một đoạn duyên nghiệp được hóa giải.
Chim sẻ thông minh làm sao để lưu lại dấu ấn cảm ơn trên thân thể người?
Xa xưa, tại vùng Trấn Giang có một người tên Quân Phạm. Vợ ông mắc bệnh lao phổi sắp tử vong. Ngày nọ, có vị thầy lang nói với ông: “Muốn cứu được vợ ông, hãy láy một trăm con chim sẻ, nghiền thành bột chế thành viên, uống trong vòng 36 ngày. Ngày thứ 37 dùng Xuyên Khung, bệnh có thể khỏi. Hãy nhớ kỹ, phải đủ 100 con, một con cũng không được thiếu”.
Quân Phạm làm theo lời vị thầy lang, bắt đầu sai người đi khắp nơi bắt chim sẻ. Vợ ông sau khi hay tin vô cùng tức giận nói: “Vì một mạng sống của tôi mà ông đi sát hại một trăm sinh mệnh khác sao. Tôi thà chết chứ nhất định không làm việc như vậy”.
Nghe lời vợ, ông Quân Phạm mở lồng thả hết bầy chim. Không bao lâu sau, bệnh của vợ ông không chữa tự nhiên hồi phục, lại mang thai và sinh được một bé trai đáng yêu. Khi cậu bé sinh ra, trên hai cánh tay có đốm đen giống hình dạng một chú chim sẻ.
Chuyện rằng, xa xưa có một người tên Ngô Thứ Lỗ, tuổi đã ngoài năm mươi. Ông sinh được một người con trai, đã lập gia thất tên Quốc Ngạn. Ngày nọ, Quốc Ngạn cảm thấy sức khỏe mình yếu ớt sợ rằng con cháu sinh ra sẽ mệnh bạc, tuyệt tự tuyệt tôn nên muốn cha sinh thêm em trai cho gia tộc. Cậu xin ý kiến mẹ và được bà đồng ý.
Sau khi biết tin, ông Ngô nói với vợ: “Chúng ta nghèo khó có con trai là đủ rồi, cần gì phải có nhiều?”
Người vợ ông và con trai vẫn âm thầm bàn bạc. Sau đó, bán đi vàng bạc trang sức và mua một người thiếp cho ông Ngô. Chẳng ngờ người vợ bé khi mua về bệnh tật đầy mình lại vô cùng yếu ớt.
Thầy thuốc nói bệnh của cô không thể trị khỏi, nếu cố gắng bán đi may ra có thể được chút tiền.
Hai mẹ con bà Ngô nói với người mai mối muốn bán người thiếp. Khi bà mối đã tìm được người và hai bên bàn bạc thỏa thuận giá cả xong xuôi, ông Ngô mới hay tin. Ông gọi vợ con tới và nói: “Việc mua vợ bé không phải là vì tôi muốn. Tôi vì không hay biết gì mà phạm phải sai lầm, sao có thể khiến người khác cũng phạm sai sót? Hơn nữa người thê thiếp này, nếu ở nhà chúng ta thì còn hy vọng sống, ra khỏi cửa nhà ta e rằng sẽ không có cơ hội sống sót, Hơn nữa, bán cô ấy đi cùng lắm chỉ được mười văn tiền, sao có thể nhẫn tâm vứt bỏ chứ?”
Ông Ngô nói rõ tình hình bệnh tật với người mua, và trả lại tiền. Chẳng ngờ người thiếp từ khi về nhà ông Ngô bệnh tình ngày một tốt lên và khỏi hẳn. Sau đó cô còn mang thai và năm sau sinh được cho Ngô gia một cậu con trai.
Những câu chuyện chân thực này, tỏa ra ánh sáng quang huy chói lọi khác nhau, đó là ánh sáng tới từ thiện niệm và từ bi.
Bảo Hân.