Người Trung Quốc có “nước sông không phạm nước giếng”, có nghĩa là nói bản thân mình và đối phương sẽ không ai làm mất lòng ai. Trên thực tế, còn có một nghĩa lý khác, đó là hết thảy vạn vật đều có sinh mệnh và đặc tính cố hữu của nó.
Chiểu theo khoa học hiện nay giảng, nước chỉ khác nhau về hàm lượng một số vật chất khoáng, ngoài ra không có sự khác biệt quá nhiều. Nhưng cổ nhân không nhìn nhận như vậy.
Vào mùa xuân năm Đường Nguyên Hòa thứ chín, Trương Hựu Tân vừa mới thành danh, cùng những người thi trúng cử nhân khác hẹn gặp nhau ở chùa Tiến Phúc. Trương Hựu Tân và Lý Đức Dụ đến trước, họ nghỉ ngơi trong phòng của hòa thượng Huyền Giám ở gian nhà nhỏ phía tây. Vừa khớp có một hòa thượng từ phương nam bước vào, đặt hành lý xuống và nằm nghỉ. Trong hành lý có mấy cuốn sách, Trương Hựu Tân lấy một cuốn ra đọc từ đầu đến cuối. Chữ nhỏ và dày đặc, tất cả đều là tạp ký. Cuối sách có đề là “Chử thủy ký” (ghi chép về nước uống).
Cuốn sách viết, khi Đường Thái Tông đương triều, phong Lý Quý Khanh làm quan thứ sử Hồ Châu. Trên đường đến Hoài Dương nhậm chức, Lý Quý Khanh bất ngờ gặp được Lục Hồng Tiệm, còn được gọi là “Thánh trà” Lục Vũ (733-804) đang ẩn cư. Lý Quý Khanh vốn đã rất quen thuộc với cái tên Lục Vũ, nay lại được gặp chính Lục Vũ bổn nhân, trong lòng mừng rỡ như gặp lại cố nhân, thế là hai người cùng nhau lên quận thành.
Đến trạm Dương Tử, khi họ chuẩn bị dùng bữa, Lý Quý Khanh nói: “Lục quân rất giỏi trà đạo, thiên hạ nổi danh, mà nước Nam Linh sông Dương Tử lại đặc biệt không tầm thường. Hôm nay, có hảo trà đạo của ngài và hảo thủy ở đây, có thể nói là ngàn năm mới gặp một lần, vì sao lại bỏ qua cơ hội này?” Nói xong ông ra lệnh cho một binh sĩ thành thật và cẩn thận mang bình nước lên thuyền nhỏ, chèo ra nơi sâu Nam Linh lấy nước.
Lục Vũ lau bộ ấm trà và kiền tịnh ngồi đó chờ đợi. Không lâu sau, nước đã về. Lục Vũ dùng muôi, vừa múc nước vừa nói: “Nước sông vẫn là nước sông, không phải là nước Nam Linh, giống như nước bên bờ sông.” Binh sĩ đi lấy nước nói: “Tôi đã chèo thuyền ra chỗ sâu, đã gặp trên trăm người, tôi đâu có dám lừa?”.
Lục Vũ không nói gì, chỉ đổ nước vào chậu. Rót được một nửa, ông vội vàng dừng lại, dùng thìa múc nước rồi nói: “Từ đây trở xuống mới là nước Nam Linh.” Binh sĩ đi lấy nước đột nhiên kinh ngạc, quỳ xuống nói: “Tôi từ Nam Linh mang bình nước đến bờ sông, vì thuyền chòng chành nên nước văng đi một nửa. Sợ thiếu nước nên tôi lấy thêm nước ở bờ sông đổ cho đầy bình. Năng lực giám biệt của vị xứ sĩ này quả là thần diệu, ai mà dám lừa dối ngài ấy?”
Lý Quý Khanh kinh ngạc tán thưởng, mấy chục người đi theo đều kinh ngạc. Lý Quý Khanh sau đó hỏi Lục Vũ: “Như thế này, huynh có thể phán đoán nước tốt xấu bất cứ nơi nào huynh đi qua.” Lục Vũ trả lời: “Sở thủy đệ nhất, Tấn thủy tối hạ đẳng”, nghĩa là chất lượng nước ở nước Sở là tốt nhất, ở nước Tấn là tệ nhất. Lý Quý Khanh đề nghị Lục Vũ viết ra danh sách liệt kê đẳng cấp nước ở các nơi. (Theo “Thủy kinh”)
Vạn sự trên thế gian đều là có sinh mệnh, cũng có tồn tại đặc tính của bản thân nó. Lục Vũ hiểu đặc tính của nước cũng giống như hiểu tính khí của một người bạn cũ. Vì vậy, ông mới có thể phân biệt được nước đó đến từ đâu.
Có lẽ không khó phân biệt đó không phải là nước Nam Linh, nhưng không dễ để phân biệt đó có phải là nước bờ sông hay không. Đặc biệt là, hai hỗn hợp không dung hợp với nhau, đó có lẽ là một khía cạnh biểu hiện sinh mệnh! Nó cũng tương tự như câu nói quen thuộc: “Nước giếng không phạm nước sông”, bởi vì chúng là hai sinh mệnh khác nhau.
Quả là “vạn vật hữu linh”, và câu chuyện này cũng tự nhiên lật đổ “thuyết vô thần”. Vũ trụ này phong phú muôn màu muôn vẻ, vạn vật, bên trong thể xác của nó, hết thảy đều có phương diện sinh mệnh – hay linh hồn của nó, có người, cũng có thần, cũng có quỷ, Lục Vũ đã chân thực cảm thụ được một phương diện linh hồn của sinh mệnh, mới có thể phân biệt nó chuẩn xác.
Ngày nay, nhiều người thích đọc truyện trinh thám, chẳng hạn như truyện của Địch Nhân Kiệt. Người đời nay nói rằng Địch Nhân Kiệt nhờ có tư duy tỉ mỉ, quan sát tinh vi đã phá được nhiều kỳ án. Nhưng nếu nhìn vào ghi chép trước đó của tiểu thuyết, chúng ta sẽ thấy rằng Địch Nhân Kiệt luôn có sự dẫn dắt và điểm hóa của những linh hồn vô tội hoặc thần linh để phá án. Nó không phải là kết quả của tư duy tỉ mỉ.
Thần luôn tồn tại ngay bên cạnh chúng ta. Chính là “thuyết vô thần” đã dựng nên rào cản, bác bỏ chân tướng, và ngăn cản chúng ta liễu giải chân tướng của Thần.
Hương Thảo biên dịch.