Nuôi dạy con thành đạt, hiếu thảo: Đâu là bí quyết?

Hầu hết các bậc cha mẹ trên thế giới này đều có mong muốn những đứa con mà mình sinh ra có thể khôn lớn trưởng thành, là một người tài giỏi ưu tú, có thể “thành rồng thành phượng”. Vậy quan trọng phụ thuộc vào điều gì?...

Dưới đây là những câu chuyện về việc nuôi dạy con thành tài đáng để học hỏi của người xưa.

Ông nội báo mộng chết sớm, Đậu Yên Sơn hành thiện đắc được đại phúc báo

Trong “Tam Tự Kinh” có viết mấy câu như thế này: “Đậu Yên Sơn, có cách hay, Dạy năm con, đều lừng lẫy”. Đoạn này nói về câu chuyện của Đậu Vũ Quân hay còn gọi là Đậu Yên Sơn, người U Châu, sống vào thời Ngũ Đại. Ông dạy con có phương pháp khiến 5 cậu con trai đều từng người từng người đậu tiến sĩ. Người con trai cả tên Đậu Nghi, làm quan đến chức Thượng thư, người con thứ 2 tên Đậu Nghiễm, làm ở viện Hàn lâm, người con thứ 3 tên Đậu Xưng, làm quan Tham vấn việc chính sự, người con thứ 4 tên Đậu Khản, làm quan giữ chức Cư lang, người con thứ 5 là Đậu Hi, làm Tả Bổ Khuyết. Ngoài ra ông còn có 8 người cháu trai cũng đều lộ ra tướng quý. Bản thân Đậu Vũ Quân cũng làm quan đến chức Gián nghị đại phu, hưởng thọ 80 tuổi, ông còn biết trước lúc lâm chung của bản thân mà đi từ biệt người nhà cùng bạn bè, sau đó tắm rửa thay quần áo, nở nụ cười mãn nguyện rồi rời đi. Phúc báo như vậy phải chăng khiến người ta ngưỡng mộ?

Tuy nhiên, đọc qua một lượt câu chuyện về Đậu Vũ Quân, mọi người sẽ phát hiện thấy, trước khi dạy con thành tài, ông đã gặp phải tình huống nguy hiểm, thậm chí được báo trước là không có con nối dõi,...

Truyện kể rằng, vào một đêm nọ, Đậu Vũ Quân nằm mơ, mộng thấy ông nội về báo rằng: “Ở kiếp trước ngươi tạo ác nghiệp nghiêm trọng, khiến kiếp này không chỉ không có con mà tuổi thọ cũng rất ngắn ngủi. Chỉ còn cách sớm hồi tâm dưỡng đức, nỗ lực hành thiện cứu tế, mới có thể cải biến vận mệnh”.

Đậu Yên Sơn nghe theo lời khuyên răn và cảnh báo của ông nội, lập chí quyết tâm không làm điều ác, siêng năng hành thiện. Có thể dẫn ra một vài ví dụ như thế này: “Đậu gia có một người hầu lấy trộm 20 ngàn đồng tiền, vì sợ Đậu Vũ Quân phát hiện, liền viết một tờ giấy ghi nợ lên cánh tay của cô con gái: “Bán cô ấy vĩnh viễn để trả nợ cho cha”. Người hầu đó đã bỏ trốn tha hương. Sau khi Vũ Quân phát hiện ra việc này, ông đã hủy đi trái phiếu ghi nợ, hơn nữa còn nuôi dưỡng tốt cô con gái của người hầu, sau khi cô bé lớn lên, Vũ Quân còn chuẩn bị của hồi môn và gả cô cho một người đàn ông tốt bụng.

Năm nọ, vào ngày Tết Nguyên Đán, Vũ Quân đi chùa Duyên Khánh bái Phật, bên trong bảo điện, ông nhặt được một chiếc túi có chứa 200 lượng bạc và 30 lượng vàng. Ông nghĩ, đây nhất định là do người đi bái Phật đánh rơi, ông đã ở trong chùa chờ đợi người mất của. Chờ một hồi lâu, quả nhiên có một người vừa khóc vừa lẩm bẩm đi tới. Vũ Quân liền hỏi duyên cớ là gì. Người này nói: “Cha của cháu bị cướp bắt đi, bị đem xử tử. Cháu vất vả lắm mới vay mượn được 200 lượng bạc và 30 lượng vàng, định đem số tiền đến chuộc mạng cho cha. Nào ngờ, vừa sờ túi tiền thì không thấy đâu nữa. Vậy là cha cháu nhất định phải chết rồi. Vừa rồi cháu có đến đây dâng hương bái Phật, không biết liệu có đánh rơi trong chùa không?” Vũ Quân biết rõ cậu thanh niên này là người mất của, liền đem bạc vàng trả lại đủ số, hơn nữa còn cho cậu thêm chút tiền làm lộ phí đi đường. Thấy vậy, cậu thanh niên không ngừng nói lời cảm tạ rồi rời đi.

Cả đời, Đậu Vũ Quân làm không ít việc tốt. Ví như khi nhà bạn bè có tang, không có tiền mua quan tài, ông liền bỏ tiền túi ra mua quan tài giúp bạn. Có nhà hoàn cảnh gia đình nghèo túng quá, không có tiền chuẩn bị làm của hồi môn cho con nên con gái không thể kết hôn, ông lại bỏ tiền giúp con gái bạn kết hôn. Hành động của ông khiến người bên ngoài không ai xâm phạm, người trong nhà không lời oán thán. Đối với những người quá nghèo, ông cho họ vay tiền để có vốn làm ăn. Do đó, rất nhiều người nghèo ở khắp nơi nhờ vào sự tương trợ của Đậu gia mà có thể duy trì cuộc sống của họ. Vì để cứu khổ và giúp người, Đậu Vũ Quân sống rất thanh đạm, không lãng phí, thu nhập hàng năm của ông, ngoài việc chi dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, phần còn lại ông dùng toàn bộ cho việc giúp đỡ người khác trong lúc họ khó khăn. Ông còn xây dựng một thư viện cho 40 người đọc, trong đó có mấy ngàn cuốn sách, mời thầy giỏi để dạy dỗ lớp trẻ, đối với học trò nghèo không có tiền đóng học phí, ông bỏ tiền của mình ra nộp thay. Nhờ vậy mà đã thành tựu được rất nhiều nhân tài ưu tú có học vấn cao thâm.

Nhờ siêng năng hành thiện tích đức, Đậu Yến Sơn đã thay đổi được vận mệnh của mình. Ông được Trời ban cho 5 người con trai, đều là những người con hiếu đễ và thành công trên con đường sự nghiệp. Những việc thiện Đậu Vũ Quân làm chẳng những để lại phúc đức cho con cháu mà thân ông cũng được cải biến vận mệnh, làm quan lớn và sống đến đầu bạc răng long. 

Qua câu chuyện văn hóa truyền thống này, chúng ta có thể thấy rằng, nhất tâm hành thiện tích đức, trước sau không thay đổi ý nguyện tốt đẹp, mới có thể dạy dỗ tốt con cháu, mới có thể khiến chúng “thành rồng thành phượng”.

Trang mạng Chánh Kiến có đăng một câu chuyện lịch sử “Uông Lương Quân hành thiện tích đức, để phúc cho con cháu” càng có thể khẳng định mối quan hệ nhân quả này.

Mấu chốt của phúc báo: “Một nhà 4 tri phủ” là nhờ hành thiện tích đức

Uông Lương Quân là một viên quan thời nhà Thanh, tự là Bỉnh Hành, hiệu Hòa Khanh, làm quan đến chức Trấn Giang phủ học huấn đạo. Chức quan này thuộc hàng quan thất phẩm, phụ giúp quan Tri phủ xử lý các việc liên quan đến giáo dục. Theo lẽ thường thì chức quan nhỏ như ông khó có thể làm nên việc lớn gì. Tuy nhiên ông đã làm được một việc đại thiện đó là cứu vãn dân chúng. Theo “Ngô huyện chí” ghi lại, khi Uông Lương Quân nhậm chức Trấn Giang phủ học huấn đạo cũng là lúc phủ Trấn Giang bị nghĩa quân Thái Bình vây khốn. Đứng trước hoàn cảnh ‘nước sôi lửa bỏng’ đó, Uông Lương Quân rất dũng cảm nhận nhiệm vụ phòng thủ thành. Ông dâng “Hịch phòng quân Thái Bình” lại hết lòng thủ thành, quản dân khiến việc bảo vệ thành đảm bảo an toàn. Vì có công trong việc bảo vệ thành, người dân tại phủ Trấn Giang đã thoát khỏi kiếp nạn chiến tranh. Mọi người đều khen ông gan dạ sáng suốt hơn người, tích được đại đức.

Uông Lương Quân có 4 cậu con trai, mỗi người đều rất có tiền đồ. Con trai cả là Uông Phượng Trì làm quan Nội các Trung thư, Tri phủ Trường Sa… không xu nịnh kẻ quyền thế, dám thẳng thắn can gián, rất có tiếng tăm nơi quan trường. Con trai thứ là Uông Phượng Bảo từng phiên dịch những cuốn sách nổi tiếng như: “Công pháp tiện lãm”, “Phú Quốc sách”, “Tân gia pha hình luật”… là quan Tri Phủ đứng vào hàng quan nhị phẩm, đảm nhiệm chức vụ Trú nhật đại thần. Con trai thứ 3 là Uông Phượng Doanh từng theo anh trai là Uông Phượng Tảo đi sứ Nhật Bản và giành được tín nhiệm cùng sự ủng hộ của Trương Chi Động, làm quan Tri phủ Thường Đức, Vũ Xương, Trường Sa. Con trai thứ 4 là Uông Phương Lương, làm quan tới chức Bộ trưởng bộ hình, Tri phủ Thuận Khánh, Quảng Tây,...

Uông Lương Quân có 4 con trai làm quan Tri phủ nên đã mang lại danh tiếng tốt đẹp – “Một nhà 4 tri phủ”. Mọi người đều khen ông rất biết cách dạy con. Cũng có rất nhiều người tin rằng đó là do nhân quả báo ứng, 4 người con trai đều thành danh không chỉ bởi ông biết dạy con ngoan mà là nhờ ông làm việc tốt hành thiện mà được hưởng phúc đức này. 

Con cháu lâm bệnh nặng, được Thần linh che chở...

Uông Lương Quân có một người cháu trai tên là Uông Vinh Bảo, tự là Cổn Phủ, là một nhà ngoại giao nổi tiếng của Trung Hoa Dân Quốc, từng làm đại sứ tại Nhật Bản và các chức vụ khác. Ông từng tích cực tham dự quyền tự thu hồi thuế quan, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Hoa Dân Quốc. Uông Vinh Bảo có quan hệ rất tốt với Quách Tắc Vân, từng tham dự hội thơ do Quách Tắc Vân tổ chức và là người ghi danh đầu tiên. 

Lúc còn trẻ Uông Vinh Bảo được cho là một tài tử, không ngờ một ngày ông mắc bệnh hiểm nghèo. Đang hôn mê, Uông Vinh Bảo gặp được một vị Thần mặc áo bào đỏ đội mũ ô sa, nói với ông: “Mệnh ngươi đã hết, nhưng dùng đức dày tổ tiên tích được, nên đặc biệt kéo dài tuổi thọ thêm 3 kỷ”. Điều này có nghĩa là, theo số mệnh thì Uông Vinh Bảo đã đến lúc phải chết, nhưng bởi vì tổ tiên tích đức dày, cho nên tuổi thọ của ông có thể kéo dài thêm 36 năm. Sau khi khỏi bệnh, Uông Vinh Bảo tính toán một hồi, một kỷ là 12 năm, 3 kỷ tức là 36 năm, tuổi thọ của ông có thể kéo dài thêm 36 năm nữa. Điều này có nghĩa là ông sẽ sống đến năm 1934, hưởng thọ 58 tuổi. Uông Vinh Bảo đã kể lại sự việc này cho nên người thân cận của ông mới biết được. 

Vào ngày đầu năm mới năm 1933, khi sắp hết thời gian kéo dài tuổi thọ 36 năm, Uông Vinh Bảo lại mơ thấy vị Thần mắc áo bào đỏ đầu đội mũ ô sa, nói với ông rằng thời gian của ông đã hết. Uông Vinh Bảo choàng tỉnh, ông ngồi dậy tính toán thấy rằng tuổi thọ của ông mới có 57 tuổi, còn một năm nữa mới đến kỳ hạn. Ông lại bói cho mình một quẻ và phát hiện lời vị Thần nói là thật. Vì vậy, từ lúc đó ông bắt đầu chuẩn bị hậu sự cho mình. Quả nhiên năm đó ông đã mắc bệnh rồi qua đời. Quách Tắc Vân xúc động nói: “Uông Lương Quân năm đó ở Trấn Giang đã cứu dân chúng một phương, người sống không đếm hết, ngay cả cháu trai cũng được kéo dài tuổi thọ tới hơn 30 năm, phúc báo thật lớn”. 

Vậy khi xưa, Uông Vinh Bảo được báo mộng là sẽ kéo dài tuổi thọ thêm 36 năm, vì sao lại thiếu đi một năm, phải chăng là Thiên Lý tính sai? Kỳ thực không phải, bởi vì mỗi thời khắc đi qua, con người đều phải tự mình đưa ra những lựa chọn, như vậy sẽ có lúc chọn sai, rất có thể đã làm điều gì đó có lỗi đối với Thần, do vậy tuổi thọ mới bị cắt giảm đi mất một năm. Từ đó chúng ta nên tin tưởng rằng chỉ có hành thiện thì mới có phúc báo và thay đổi được vận mệnh.

Dạy con thành tài, cần lấy nền tảng hành thiện tích đức làm căn bản

Trong văn hóa truyền thống, cách dạy con tốt là dựa trên cơ sở chăm chỉ hành thiện tích đức. Đây là một loại phúc báo. Tuy nhiên, ngày nay, cả cha mẹ và con trẻ đều sống trong văn hóa do ĐCSTQ thao khống, người ta cũng thường nói câu “Dạy con thành tài”, nhưng kết quả là gì? Trên mạng có một câu chuyện kể về một cặp vợ chồng, nam là kỹ sư, nữ là giáo viên, hai vợ chồng ăn uống đạm bạc, đăng ký cho con học nhiều lớp dạy thêm, hy vọng con chuyên tâm học hành, vì tương lai của con mà lo nghĩ. 

Theo quan điểm của bậc cha mẹ này, nuôi con giỏi chính là đứa trẻ không thua bạn kém bè, thành tích học tập luôn nằm trong tốp học sinh xuất sắc nhất trường, tương lai có thể đi du học, sinh sống và định cư ở nước ngoài, lập gia đình, sinh con đẻ cái. Trong mắt người ngoài, gia đình này dạy con giỏi, con cái thành tài và cảm thấy họ thật đáng tự hào, thật có phúc… Tuy nhiên, vào những năm cuối đời, khi sức khỏe của hai vợ chồng không được tốt và cần con trai chăm sóc, người con trai đã từ chối với nhiều lý do khác nhau, rằng không có thời gian, nếu có về thì cũng chỉ được hai ba ngày rồi lấy lý do công việc bề bộn và rời đi. 

Đứa con như vậy liệu có thực sự là ưu tú? Trong văn hóa truyền thống, đứa con như vậy sẽ bị coi là “đứa con bất hiếu”. Không dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống để nuôi dạy con cũng giống như xây nhà không có móng vậy, nhìn bề ngoài tạm thời thấy tốt đẹp nhưng không đứng vững được qua mưa gió.

San San.

Tin bài liên quan