Qua rằm tháng 7 âm, có phải tiếp tục kiêng kị tháng cô hồn?

Nhiều người có chung thắc mắc là qua Rằm tháng bảy âm liệu có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng cô hồn mà dân gian truyền tụng hay không. Mời các bạn tham khảo thông tin từ chuyên gia để được giải đáp phù hợp.  

Sau rằm tháng 7 âm liệu có phải duy trì kiêng kị tháng cô hồn?

Có không ít người kĩ tính cho rằng, kiêng kị tháng cô hồn nên cố gắng thực hiện xuyên suốt từ đầu tháng tới cuối tháng do tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nhưng thật ra, tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn, chúng ta có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ với những góc nhìn khách quan như sau:

Ông Nguyễn Mạnh Cường nguyên cán bộ Viện Tôn giáo: Việc kiêng kị chỉ nên tính tới ngày 15 âm lịch tháng cô hồn.

Tháng cô hồn kiêng gì, nên làm ra sao… đều do dân gian tự đặt ra chứ không có thuyết nào dạy như thế. Các nhà nên cúng trước ngày Rằm, còn ngày Rằm lên chùa lễ Vu Lan, rồi đi vãn cảnh mùa Vu Lan, làm việc thiện… Việc kiêng kị cũng chỉ tới Rằm, sau khi đi lễ chùa về thì người dân không cần phải kiêng kị nữa, mọi thứ đều bình thường.

Với những người buôn bán lớn, ký kết hợp đồng, đặc biệt là việc liên quan tới đất cát, động thổ, xây nhà, bất động sản người ta vẫn kiêng – đó là tùy quan niệm của mỗi người. Cá nhân ông cho rằng, mọi người cần tránh kiêng thái quá, chỉ nên kiêng hết Rằm tháng bảy âm lịch thôi.

Còn chuyện cưới vợ gả chồng thì nên kiêng theo tích chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Cái gì thuộc về khía cạnh tâm linh người ta đã kiêng kị rồi thì mình nên theo cho hòa đồng.

GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam: Tháng 7 âm lịch không phải cái gì cũng kiêng

Những kiêng kị nêu trên trong tháng cô hồn chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh, nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ an tâm hơn vì quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

qua ram thang 7 am co phai tiep tuc kieng ki thang co hon
Những kiêng kị nêu trên trong tháng cô hồn chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh, nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ an tâm hơn

Nhưng những kiêng kị tháng cô hồn chỉ tương đối theo quan điểm của từng vùng, miền hay cá nhân, chứ khoa học chưa chứng minh được là không kiêng những điều cấm kị tháng Bảy sẽ gặp họa.

Cũng chưa ai chứng minh nếu kiêng được những điều cấm kị sẽ gặp an lành. Đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình, bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng quá mức. Các chuyên gia tâm linh đều cho rằng, kiêng kị tháng cô hồn tùy từng lĩnh vực cụ thể, không phải cái gì cũng kiêng.

Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Trụ trì chùa Trấn Quốc: Phật không dạy kiêng kị trong tháng bảy âm lịch

Tháng bảy âm lịch, người dân không phải kiêng những điều như quan niệm dân gian vẫn đồn. Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày Rằm, mồng Một, không làm điều trái, sống có phúc đức.

Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng bảy.

Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.

qua ram thang 7 am co phai tiep tuc kieng ki thang co hon
Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu

Những kiêng kị nên làm cả năm, không riêng dịp tháng cô hồn

Cũng theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), có những kiêng kị chúng ta nên làm cả năm chứ không riêng dịp tháng cô hồn.

- Việc treo chuông gió đầu giường thì lúc nào cũng kiêng, bởi có gió nó đột ngột phát ra âm thanh gây khó ngủ, mất ngủ.

- Việc kiêng không phơi quần áo vào ban đêm là đúng, vì sương xuống (nhất là ở nông thôn), khí ẩm lại ngấm vào quần áo, vi khuẩn, nấm mốc phát triển làm người mặc dị ứng, mắc bệnh.

- Không ăn vụng đồ cúng, việc này thì lúc nào cũng kiêng vì không đẹp mắt và không trang nghiêm.

- Tránh thức quá khuya thì ngày nào cũng nên kiêng vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược.

- Không trú mưa dưới gốc cây vì mùa mưa bão, dông sét nhiều, cần kiêng kị tất cả mọi lúc mọi nơi khi có mưa gió, không riêng gì tháng Bảy.

- Không đi về quá đêm khuya, không tụ tập lượn lách đua xe, không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe…

- Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc.

- Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ.

- Không nên tự ý chặt cây có gốc to.

- Không nên may quần áo trắng trong tháng này.

- Không nên thả tiền thật.

Sau Rằm tháng 7 âm nên làm gì?

Theo ông Hà Thanh sau Rằm tháng 7 hoặc cuối tháng 7 (hoặc tốt nhất là sau hôm cúng chúng sinh) nên dùng nước thơm tẩy uế ngôi nhà để cân bằng lại sinh khí trong nhà. Cuối tháng 7, nếu bát hương đầy nên tỉa bớt chân hương. Không nên để chân hương quá nhiều, vừa khó cắm hương, lại dễ bị hóa bát hương. Lau dọn bàn thờ chu đáo đúng cách, thắp hương hàng ngày, đèn trên bàn thờ luôn sáng để thu hút năng lượng tốt, rước may mắn về nhà.

Tin bài liên quan