Lễ tang khi Vua băng hà thời phong kiến

Văn hoá Phương Đông nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân tộc, nên từ hàng ngàn năm trước, vấn đề tang lễ đã được đặt ra một cách có qui củ. Tư tưởng của các triết gia Á Đông đã nói đến bổn phận của con người trong việc tang ma một cách cẩn thận chu đáo. "Sinh", "lão", "bệnh", "tử" là bốn điều theo quy luật trong một đời người, không ai tránh khỏi. Cái chết còn có ý nghĩa chấm dứt sự sống một cuộc đời. Từ xưa, tang lễ rất trang nghiêm. Thời khắc hấp hối sắp phải vĩnh viễn ra đi của một người, không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống và thật linh thiêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã quay về, họ im lặng với nỗi buồn da diết. Lúc bấy giờ thân nhân phải giữ cho được bình tĩnh.

Lễ an táng tiến hành như thế nào?

Tuỳ từng địa phương, từng tôn giáo, mỗi nơi nghi lễ phong tục một khác. Thời trước có thôn ấp cử những người trai tráng trong làng xóm ra khiêng vác chôn cất. Nơi có hội tư văn, thì hội tư văn đứng ra lo liệu điều hành công việc theo hương ước định sẵn. Hiện nay ở nông thôn có các hội trợ tang, thành phố thị xã có ban quản lý nghĩa trang, một số chi hội trọng thọ các phường xã hoạt động, đứng ra lo liệu chu đáo.

Những người điều hành công việc trong lễ tang?

Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia phải mời được người hộ tang. Người hộ tang phải là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại.

Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì?

Thời nay đơn giản, để giữ vệ sinh không nên để quá 24 giờ. Thời xưa, có những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về đông đủ, để họ hàng, làng xã, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ khí tế và cỗ bàn thết đãi linh đình

Đi đường gặp đám tang nên như thế nào?

Trong cuộc sống, có lẽ không ai là chưa từng gặp đám tang trên đường. Dù không phải là thân nhân của mình ra đi, nhưng bạn cũng cần có những hành động, cử chỉ phù hợp trong không khí đau thương đó.

Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây?

Đó là trường hợp "Ưu hỷ trùng phùng". Vui và buồn dồn vào một lúc. "Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước chết vào lúc nào. Theo lễ nghi thì khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui.

Có ngày tốt hay xấu không?

Viết về phong tục cổ truyền mà cố tình lảng tránh vấn đề này, ắt không thoả mãn yêu cầu của số đông bạn đọc, vì lễ cưới, lễ tang, xây nhà dựng cửa, khai trương, xuất hành... còn nhiều ngươi, nhiều nơi chú trọng ngày lành. Đó là một thực tế. Ngặt vì có một số người bài bác hẳn, cho là gieo rắc mê tín dị đoan; một số khác lại quá mê tín, nhất là việc lớn việc nhỏ, việc gì cũng chọn ngày, từ việc mua con lợn, làm cái chuồng gà, cắt tóc cho con, đi khám bệnh...