“Dịch Kinh” từng được cho là một cuốn sách về tướng số, đoán mệnh. Nhưng về sau nó lại trở thành ngọn nguồn cuối cùng của tư tưởng triết học Trung Hoa. Cuốn kỳ thư này vừa xa lạ lại vừa quen thuộc, vừa kỳ bí mà lại vừa đơn giản.
Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy. Nó được đánh giá là có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa. Dưới đây là 10 đạo lý huyền diệu lợi hại nhất trong “Dịch Kinh”, cũng là bài học đạo lý cho con người.
Nói nhiều tất sẽ nói lỡ, đặc biệt là ở vào lúc cao hứng, vui mừng, bởi vì mong muốn được chia sẻ, chia vui rộng rãi với người khác nên vui quá mà quên mất phép tắc… Cho nên, trong lòng phấn khởi thì nói vẫn phải trầm ổn
Giận theo tâm mà khởi. Rất nhiều người khi giận thì tứ chi sẽ động theo và không còn quan tâm đến lễ tiết nữa. Cho nên, ai cũng cần phải học được cách kiềm chế, hạn chế tức giận.
Lúc Tào Tháo và Lưu Bị đàm luận việc thiên hạ, anh hùng Lưu Bị giật mình kinh hãi mà làm rơi cả đũa. Người đại đức như Lưu Bị còn như vậy thì dân thường đứng trước cảnh núi Thái Sơn đổ mà không thay đổi sắc mặt thì thật là khó.
Khi đối mặt với đau thương, thậm chí là bi thương thì người ta thường sẽ buông lơi, không còn thiết gì, khiến tinh thần bên trong và vẻ bề ngoài đều sa sút, chán chường. Cho nên, ai cũng cần phải học được cách tiết chế, đừng để ngoại cảnh, sự việc điều khiển bản thân mình.
Khi con người cao hứng, mừng rỡ thì trong mắt sẽ thất điều gì cũng là vui. Khi ấy, khả năng nhận biết, phân biệt của con người cũng bị giảm sút, suy yếu đi, khả năng suy xét cũng bị coi nhẹ. Vì vậy, “sơ xuất” sẽ nhân cơ hội này mà vào.
Khi bị sợ hãi hoặc bị mê hoặc bởi cám dỗ, thì người có ý chí không kiên định sẽ dễ dàng đánh mất nguyên tắc và giới hạn của mình. Trái lại, người thực sự có ý chí mạnh mẽ sẽ ngẩng đầu, đối diện và kiên trì nguyên tắc của mình.
Một khi đã có ý tưởng và đam mê thì đừng quá do dự lưỡng lự, suy nghĩ quá nhiều những phiền phức thì sẽ dễ làm mai một niềm đam mê. Cho nên, nếu đã có ý tưởng, có đam mê thì cố gắng, toàn tâm toàn ý thực hiện.
Khi người ta quá say mê điều gì thì thường sẽ nói lời dối trá, lời vọng ngữ, nói quá giới hạn. Cho nên, say rượu, say tình sẽ khiến con người dễ làm việc mất đức, không một ai ngoại lệ.
Người không coi nhẹ lời hứa, hứa thì tất sẽ làm, làm tất có kết quả, đó mới là chính nhân quân tử. Cho nên trước khi nói lời phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ lưỡng. Người vỗ ngực, mạnh miệng thì dễ hứa mà không cân nhắc đến khả năng của mình nên sẽ thường không thực hiện được lời hứa, thành ra thất tín.
Người xưa có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì mồi”, một số người sẽ vì ham muốn, dục vọng vô độ mà mất mạng. Thực ra, phúc báo của một người là đã được an bài sẵn dựa vào “đức” và “nghiệp” mà họ tích lũy trong vòng luân hồi đời này sang đời khác, chứ không phải do tranh giành mà được.
Mai Trà biên dịch