Ai đó đã nói rằng chỉ cần bạn thừa nhận khả năng tồn tại của nền văn minh tiền sử, thì điều gì cũng không phải là không có khả năng. Nền văn minh công nghệ cao hiện tại của chúng ta đã được phát triển trong khoảng thời gian 200 năm trở lại đây. Với lịch sử dài 4,6 tỷ năm của Địa Cầu, làm sao không thể phát triển những nền văn minh cao độ như vậy?
Tiêu điểm: Bí ẩn về niên đại của tượng Nhân Sư. Nó đã tồn tại từ 13.000 năm trước, từng bị chìm trong hồng thủy? Sự kiện lớn nào khiến thế giới bước vào thời kỳ băng hà? Có trước các kim tự tháp, ai đã xây dựng bãi đá “Gobekli” ở Thổ Nhĩ Kỳ?
Vào thời điểm đó, do một sự kiện đột phát, nhiệt độ toàn cầu đột ngột giảm mạnh, các sông băng ở Bắc Cực xâm lấn xuống phía nam, dẫn đến một thời kỳ băng hà kéo dài khoảng 1300 năm. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ “Tân Tiên nữ mộc” (Younger Dryas). Trước thời kỳ băng hà, nhiệt độ toàn cầu đã liên tục tăng cao.
Vậy tại sao lại gọi là thời kỳ “Tân Tiên nữ mộc”? Bởi vì nghiên cứu về các sông băng của Greenland, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, phấn hoa của một loài thực vật thuộc giống Tiên nữ mộc (Andromeda), vốn trước đó chỉ mọc ở các vùng đất bắc Âu, đã được tìm thấy ở các vĩ độ thấp của Trái Đất trong thời kỳ này, cho thấy rằng khí hậu lạnh giá vào thời điểm đó đã dẫn đến sự xâm lấn của loài thực vật này.
Trong thời gian này, nhiệt độ ở khu vực Greenland của Bắc Mỹ giảm mạnh khoảng 20 độ C, gây ra sự tuyệt chủng của đại đa số các loài động vật khổng lồ ở Bắc Mỹ, và sự diệt vong nhanh chóng của nền văn hóa Clovis của người Maya vào thời điểm đó. Tại châu Âu, nhiệt độ ở các vùng phía nam của Vương quốc Anh cũng giảm hơn 8 độ C. Lúc đầu, người ta cho rằng thời kỳ Tân Tiên nữ mộc chỉ xảy ra ở vùng Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng khi nghiên cứu ngày càng thâm nhập, bằng chứng về nhiệt độ hạ thấp hơn trong thời kỳ này cũng được phát hiện ở các khu vực khác trên thế giới. Ví dụ, trầm tích biosilica ở Biển Đông và đồng vị oxy-18 (18O) trong các sông băng trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng đã ghi lại một cách trung thực sự lạnh đi dị thường của khí hậu trong thời kỳ này, từ đó chỉ ra rằng đây là thời kỳ băng hà lớn có phạm vi toàn thế giới.
Giới khoa học có xu hướng tin rằng một sao chổi hoặc tiểu hành tinh có đường kính hơn 4km đã va vào Trái Đất vào thời điểm đó, và các mảnh thiên thạch rơi xuống Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Tây Á, dẫn phát trận đại hồng thủy và sự biến hóa kịch liệt về khí hậu, sau đó là thời kỳ băng hà kéo dài hàng nghìn năm. Sự kiện này còn được gọi là sự kiện Tân Tiên nữ mộc.
Vào năm 1694, nhà thiên văn học nổi tiếng Edmond Halley, người đã tính toán quỹ đạo của sao chổi Halley và dự đoán rằng nó sẽ quay trở lại sau mỗi 75-76 năm, đã đề xuất rằng một sao chổi nào đó chưa được biết đến đã gây ra trận đại hồng thủy trong lịch sử.
Một nhà thiên văn học nổi tiếng khác, Pierre-Simon, marquis de Laplace (hầu tước của Laplace), trong tác phẩm lớn “Thế giới Hệ thống Luận” (Exposition Du Systême Du Monde) năm 1796 cũng đề cập rằng: “Rất nhiều người và động vật khắp thế giới đã thiệt mạng trong đại hồng thủy và địa chấn cường liệt, tất cả động vật, tất cả những di tích của nhân loại đều bị hủy diệt: và đây chính là những gì một vụ va chạm sao chổi có thể tạo thành.”
Giả thuyết về tác động của sao chổi lần đầu tiên được đề xuất bởi Firestone, West và khoảng 20 nhà khoa học khác tại cuộc họp của Liên minh Địa vật lý Hoa Kỳ ở Acapulco vào năm 2007. Nhóm đã xuất bản một bài báo liên quan trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).
Một vài năm sau, nhiều bằng chứng ủng hộ giả thuyết này đã được phát hiện.
Vào năm 2013, một báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng nồng độ bạch kim dị thường được kiểm trắc trong lõi băng Greenland, được hình thành cách đây khoảng 12.900 năm cao gấp hàng trăm lần trạng thái bình thường. Các nhà khoa học cho rằng sự dị thường đến từ ảnh hưởng của một vụ va chạm của một thiên thạch sắt lớn có đường kính khoảng 800 mét. Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã kiểm trắc được nồng độ bạch kim dị thường tại 11 địa điểm khác trên lục địa, cũng có niên đại từ thời kỳ Tân Tiên nữ mộc. Tính đến năm 2019, các nhà nghiên cứu đã kiểm trắc được sự dị thường về nồng độ bạch kim tại 28 địa điểm trên khắp thế giới trong cùng niên đại này, phân bố vô cùng rộng rãi. Điều này thuyết minh, lúc đó chân thực có một sao chổi va vào Trái Đất, dẫn phát đến thảm họa có thể mang tính toàn cầu.
Liên quan đến đại hồng thủy và khí hậu dị thường thời tiền sử này, giới khảo cổ và giới địa chất đã có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi. Một trong những chủ đề nổi bật nhất là chủ đề về tượng Nhân sư Ai Cập.
Tượng Nhân Sư, nằm gần Kim tự tháp Khafre, là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn khó giải liên quan đến ai đã kiến tạo nó và thời điểm nó được kiến tạo. Bởi vì trong bất kỳ văn tự Ai Cập cổ đại nào được tìm thấy cho đến nay, đều không có văn tự nào mô tả ai đã kiến tạo nó, và nó được kiến tạo như thế nào, ý đồ sử dụng ban đầu của nó là gì, v.v., một chút khái niệm cũng không. Ngay cả cái tên của nó, Sphinx (Nhân Sư) cũng là do người Hy Lạp cổ đại đặt cách đây 2.000 năm, bởi bức tượng có thân hình của một con sư tử giống như tượng Sphinx trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại.
Mặc dù mọi người đều cho rằng tượng Nhân Sư đứng cạnh Kim tự tháp Khafre, chắc mẩm nó được xây dựng bởi Pha-ra-ông Khafre, nghĩa là được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên, vào năm 1857, Mariette, người sáng lập Bảo tàng Cairo, đã phát hiện ra một bia khắc kỷ niệm, có lẽ là từ Vương triều thứ 26 của Ai Cập, vào khoảng năm 500 trước Công nguyên. Bia khắc kể về sự kiện Pha-ra-ông Khafre tìm thấy tượng Nhân Sư bị chôn vùi trong cát. Vì vậy, tượng Nhân Sư nên phải cổ xưa hơn Kim tự tháp Khafre. Vậy nó có niên đại bao xa?
Cơ thể của tượng Nhân Sư có những vết lõm hình sóng rất rõ ràng. Các nhà địa chất từ lâu đã tin rằng những dấu vết là do gió bào mòn. Tuy nhiên, tuyên bố này không giải thích lý do tại sao những vết lõm này không xuất hiện trên mặt của bức tượng. Vào những năm 1950, một số nhà Ai Cập học cho rằng những vết lõm này là dấu vết xói mòn của lũ lụt, do nước chỉ phủ lên phần thân nên phần mặt không bị ăn mòn. Vào những năm 1990, nhà địa chất học Robert M. Schoch của Đại học Boston đã lặp lại thuyết pháp này, và suy ra thời điểm xảy ra trận đại hồng thủy đến cuối thời đại băng hà, không khác biệt nhiều thời đại Tân Tiên nữ mộc (Younger Dryas) mà chúng tôi vừa giới thiệu.
Năm 2008, hai nhà địa chất học người Ukraine, Vjacheslav I. Manichev và Alexander G. Parkhomenko, đã xuất bản một bài báo ủng hộ quan điểm này, từ giác độ địa chất học mà thâm nhập luận chứng rằng ngân tích xâm thực trên thân tượng Nhân Sư là do năng lượng sóng nước đánh vào gây ra, chứ không phải do bị gió cát xâm thực tạo thành, vì nó phi thường nhất trí với các ngân tích lõm hình sóng trên các vách đá của bờ Biển Đen. Những tảng đá phụ cận tượng Nhân Sư bị gió cát bào mòn rõ ràng có hình dạng khác với ngân tích trên tượng Nhân Sư. Vì vậy, hai nhà khoa học đã thành lập thuyết pháp tượng Nhân Sư đã bị nhấn chìm dưới nước trong một thời gian dài.
Trên thực tế, không chỉ ở Ai Cập, mà ở tận Bắc Mỹ xa xôi, nhà địa chất học J Harlen Bretz cũng đã phát hiện ra những dạng địa hình gợn sóng bí ẩn trên Cao nguyên Columbia ở độ cao khoảng 1.500m, cho rằng đây có thể là do một trận lũ kinh hoàng gây ra, nhưng vì không cách nào lý giải được nguyên nhân ban đầu, trận Hồng thủy này có thể lớn đến mức nào mới có thể làm ngập cao nguyên cao 1.500m? Vì vậy, giới học thuật lúc bấy giờ không thừa nhận thuyết pháp của ông. Tuy nhiên, Bretz vẫn không nản lòng, ông đã giành 30 năm nghiên cứu và xuất bản 30 bài báo; cho đến năm 1965, cuối cùng ông đã chiến thắng trong một cuộc tranh luận gay gắt với hơn 30 người chất vấn hoài nghi. Năm 1974, hình ảnh vệ tinh đã đưa ra xác nhận cuối cùng về trận đại hồng thủy. Năm năm sau, Bretz, đã 97 tuổi, nhận được Huân chương Penrose, huân chương cao quý nhất của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ. Phát biểu trong lễ nhận giải, ông nói: “Mặc dù thuyết đại hồng thủy trường kỳ tồn tại tranh luận, chỉ một bức ảnh Trái Đất được chụp bởi vệ tinh cách 900 km trên cao đã cung cấp bằng chứng minh xác về quy mô và tính chất của thảm họa thời tiền sử này.”
Dù sao, nếu tượng Nhân Sư thực sự bị ngập nước cách đây hơn 10.000 năm, thì điều này dẫn đến một câu hỏi rất trọng yếu, bởi vì nhiều người trong ấn tượng vẫn còn nghĩ rằng nhân loại thời điểm đó đang ở thời kỳ đồ đá, sử dụng các công cụ bằng đá, quấn thân bằng da thú, xua đuổi dã thú khắp nơi. Làm thế nào họ có thể có công cụ và khả năng xây dựng một bức tượng khổng lồ như tượng Nhân Sư Sphinx? Bạn cần biết rằng nó dài hơn 70 mét và rộng 19 mét, và nó cao bằng tòa nhà 6 hoặc 7 tầng!
Ai đó đã nói rằng chỉ cần bạn thừa nhận khả năng tồn tại của nền văn minh tiền sử, thì điều gì cũng không phải là không có khả năng. Nền văn minh công nghệ cao hiện tại của chúng ta cũng chính là đã được phát triển trong khoảng thời gian 200 năm lại đây. Với lịch sử dài 4,6 tỷ năm của Địa Cầu, làm sao mà nó không phát triển được những nền văn minh cao độ như vậy?
Nói về điều này, chúng ta hãy xem xét những gì còn lại từ một nền văn minh tiền sử khác – Bãi đá Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bãi đá này nằm gần 10km bên ngoài thành phố Urfa ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, và được một người chăn cừu người Kurd phát hiện vào năm 1994. Vào năm 1995, nhà khảo cổ học người Đức Klaus Schmidt đã chủ trì cuộc khai quật, xác định rằng bãi đá Göbekli Tepe có niên đại ít nhất 12.000 năm tuổi và là một trong những di tích văn minh sớm nhất được con người phát hiện trên Trái Đất cho đến nay.
Nhóm của Schmidt cho đến nay đã khai quật được 45 tảng đá hình chữ nhật hoặc hình chữ T tạo thành một vòng tròn cách nhau từ 5 đến 10 feet. Hầu hết các phiến đá được chạm khắc hình lợn rừng, vịt, rắn, tôm càng và sư tử, chủ yếu là dã thú thời đại săn bắt. Một trong những tảng đá được khắc một tổ họa thần bí, bao gồm một con kền kền, một con sói, một con bọ cạp và một con rắn, mà không một học giả nào có thể giải mã được hàm nghĩa của tổ hợp này kể từ cuộc khai quật. Bí ẩn chỉ tới gần đây mới được giải khai.
Ngày 28/6/2021, chuyên mục “Tiêu điểm Khoa học” của đài BBC đã giới thiệu kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khảo cổ học Martin Sweatman thuộc Đại học Edinburgh, Vương quốc Anh về một kiểu đài thiên văn cổ. Các sinh vật khác nhau trên những bức chạm khắc trên đá này kỳ thực là đại diện cho các chòm sao khác nhau, trong số đó có Nhân Mã, Thiên Bình, Thiên Yết, Xà Phu, Sài Lang, Song Ngư, Song Tử và Xử Nữ. Vì có sự bất đồng, sai biệt về thời đại, vị trí các chòm sao xuất hiện trên bầu trời trong các thời đại khác nhau đều khác nhau. Vị trí tương đối của các chòm sao trên cột đá này tương ứng với bầu trời đầy sao vào năm 10.950 trước Công nguyên, tức khoảng 13.000 năm trước.
Các biểu tượng khác trên các bức chạm khắc trên đá bao gồm một người đàn ông không đầu và những gì dường như là một làn sóng xung kích xuất hiện trên thiên không, dường như mô tả một sự kiện có tính tai nạn. Phân tích của Tiến sĩ Sweetman tin rằng đối ứng với ghi chép này khả năng là hiện tượng sao chổi va vào Trái Đất lúc đương thời. Ông nói: “Tai nạn vũ trụ trọng đại này dường như đã được kỷ niệm lại trên những cột đá khổng lồ của Göbekli Tepe.”
Vậy thì 13.000 năm trước, những người Thổ Nhĩ Kỳ thích quan sát thiên tượng vào ban đêm, đã có thể khoanh vùng rõ ràng các chòm sao, hẳn từng có một nền văn minh phát triển thế nào đó, và làm cách nào để họ thoát khỏi trường tai nạn này?
Đó là nó cho câu chuyện hôm nay. Đôi khi tôi cảm thấy rằng, đối với vũ trụ bao la, nền văn minh nhân loại của chúng ta giống như một ngọn cỏ nhỏ trên Trái Đất, mỗi năm lại khô héo. Đông qua xuân tới, cây cỏ mới sinh có thể không biết mảnh đất này đã từng có những huy hoàng gì, nhưng lịch sử sẽ vĩnh viễn không vì người ta quên lãng mà ngừng tồn tại.
Hương Thảo biên dịch.