Bí quyết dạy con của người Do Thái: Hãy để trẻ nhỏ tự khai mở bầu trời của mình

Hàng này hễ mở mắt ra là chúng ta bận rộn với lũ trẻ, nấu cơm, giặt quần áo, đưa đón, dạy học, sau đó mới làm việc của bản thân mình. Ngày nào chúng ta cũng bận tối tăm mặt mũi, mệt đến phờ phạc cả người. Liệu làm vậy chúng ta sẽ trở nên thật vĩ đại? Kỳ thực không phải vậy…

Trẻ nhỏ trong cuộc sống sung túc thời hiện đại

Ngày nay là thời đại cuộc sống vật chất vô cùng sung túc, nếu chúng ta  nói với trẻ rằng cần “tiếp tục giữ gìn tác phong nỗ lực chịu đựng gian khổ” thì chúng sẽ chẳng thể hiểu nổi. Chúng ta cũng không có cách nào giúp chúng cảm nhận được cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Điều kiện sống của những đứa trẻ ngày nay đều khá tuyệt vời: Đi học về chúng có thể xem ti vi, chơi điện thoại, máy tính thỏa thích.

Hồi nhỏ, ngoài ti vi ra chúng ta không có thứ nào khác để giải trí. Những đứa trẻ ngày nay đa phần đều lấy mình làm trung tâm, trong tâm chúng chỉ có những điều mình yêu thích, chứ không có điều mình không mong muốn. Điều này là do cuộc sống vật chất sung túc, đủ đầy, mặt khác là do người lớn quá nuông chiều trẻ.

Trong cuộc sống hiện thực rất nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý mong con sớm có thể lập công, chỉ ước gì có thể khiến con mình ngay lập tức thành tài nổi danh. Vì vậy cha mẹ đã áp dụng rất nhiều giới hạn để ước thúc trẻ, không được thế này, không được thế khác. Hơn nữa các bậc phụ huynh còn rất đường hoàng nói rằng mình làm vậy đều là vì muốn tốt cho con.

Là trẻ nhỏ, trí tuệ và trình độ nhận thức của chúng là hữu hạn. Nếu trẻ có thể thấu hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ, đồng thời có những hành động phù hợp… thì đâu phải là yêu cầu quá cao. Trong mắt của trẻ không phải là “yêu cho roi cho vọt”, không thể vì thành tích học tập không tốt hay chúng làm sai điều gì đó mà bị trách mắng hay đánh đập.

Cách giáo dục con trong gia đình Do Thái

Câu chuyện “Giáo dục gia đình trong nhà một người Do Thái” kể về niềm tin và phương pháp của Sara Imas, một người mẹ Do Thái vĩ đại nuôi dưỡng 3 con thành tài. Cô sinh ra ở Thượng Hải, cha cô là người Do Thái. Năm cô 12 tuổi thì cha qua đời. Sau đó mẹ cũng bỏ cô mà đi, cô trở thành một đứa trẻ mồ côi. Sau khi lớn lên cô làm công nhân trong một nhà máy sản xuất đồng Thượng Hải. Sau khi kết hôn cô sinh được 3 người con, nhưng chẳng bao lâu sau chồng cô cũng bỏ cô mà đi. Vì muốn trốn chạy khỏi nỗi thống khổ cô đã trở thành tốp người Do Thái đầu tiên trở về Israel sau khi 2 nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao.

Vì sinh tồn, vì để 3 đứa con sớm có thể quay trở về Israel, trước tiên cô nỗ lực học tiếng Do Thái, sau đó cô bày một sạp hàng nhỏ bán nem bên đường. Cô đón theo 3 đứa trẻ: Cậu con trai cả 14 tuổi, cậu hai 13 tuổi và cô con gái út 11 tuổi. Ban đầu Sara Imas cố bám lấy nguyên tắc “Dẫu mình vất vả thế nào cũng không để con phải vất vả theo”, giống cách nuôi dạy con của những người mẹ Trung Hoa. Sara Imas đưa con tới trường rồi mới đi bán nem cuốn. Sau khi chúng đi học về thì cô nghỉ bán hàng về nhà nấu mỳ vằn thắn hay tô mỳ cho bọn trẻ.

Hàng xóm của cô bắt gặp cảnh này đã tới trách mắng cậu con trai lớn rằng: “Cháu đã lớn rồi. Cháu cần phải giúp đỡ mẹ mình, chứ không phải để mẹ cháu bận rộn như vậy, còn mình thì như một thứ đồ bỏ đi”. Sau đó bà ngoảnh lại mắng cả người mẹ: “Cô đừng mang cách giáo dục lạc hậu ấy về Israel…”

Cậu cả và Sara Imas đều cảm thấy rất buồn, nhưng cả hai đều dần dần thay đổi. Cậu cả không chỉ học được cách làm nem cuốn mà còn mang tới trường bán. Mỗi ngày ba đứa trẻ chỉ có thể kiếm được vài đồng lẻ mang về nhà đưa cho mẹ.

Chắc hẳn các bà mẹ sẽ cảm thấy thật đau lòng khi để những đứa con bé nhỏ của mình cũng phải gồng gánh cuộc sống. Nhưng người Do Thái lại không nghĩ như vậy. Trong các gia đình Do Thái, trẻ con không được cung cấp đồ ăn và sự chăm sóc miễn phí. Bất cứ thứ gì cũng đều có giá của nó, đứa trẻ nào cũng cần học được cách trân trọng đồng tiền mới có thể đạt được những điều mình mong muốn.

Thế là Sara Imas không cung cấp đồ ăn và phục vụ miễn phí cho tụi trẻ nữa mà trao cho chúng cơ hội kiếm tiền. Cô để giá buôn cho các con để chúng đem đến trường bán kiếm tiền, còn lợi nhuận chúng tự mình chia nhau.

Cách bán nem của ba đứa trẻ hoàn toàn khác nhau. Cô út thật thà nhất thì mang nem cuốn đi bán lẻ. Cậu hai thì đổ buôn lại cho nhà ăn trong ký túc, hàng ngày cậu giao được 100 cái nem cuốn. Cậu cả thì tổ chức một buổi tọa đàm “Đưa bạn bước vào Trung Quốc”. Tại đây mọi người có thể được thưởng thức hương vị nem cuốn Trung Hoa miễn phí, nhưng phải mua vé vào hội trường. Kết quả anh cả bội thu. Sau đó 3 anh em còn nghĩ ra rất nhiều cách kiếm tiền mới mẻ. Chúng đều nỗ lực học tập và suy nghĩ, nhưng không hề ảnh hưởng chút nào tới việc học hành.

Đều là cha mẹ, phải chăng chúng ta cũng cần suy nghĩ lại?

Hàng ngày hễ mở mắt ra là chúng ta bận rộn với lũ trẻ, nấu cơm, giặt quần áo, đưa đón, dạy học, sau đó mới làm việc của bản thân mình. Ngày nào chúng ta cũng bận tối tăm mặt mũi, mệt đến phờ phạc cả người. Nhưng hễ nói lời trách móc thì bọn trẻ lại cảm thấy phiền phức, căn bản không hề để ý tới phó xuất của cha mẹ. Nhìn lại chẳng phải mỗi một bà mẹ Việt đều như vậy hay sao?

Liệu làm vậy chúng ta sẽ trở nên thật vĩ đại? Kỳ thực không phải vậy. Chúng ta phó xuất rất nhiều nhưng lại tạo nên những “tiểu hoàng đế”, “tiểu công chúa”… Chúng ta hy vọng con trẻ thành tài, nhưng lại bao bọc chúng quá mức, khiến bọn trẻ trở thành những kẻ vô dụng, chẳng thể tự lập. Quá mức nuông chiều sẽ biến trẻ trở thành những kẻ vô tình. Can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ bất lực, chỉ trích quá nhiều sẽ khiến trẻ không biết phải làm thế nào, nên chẳng thể tiến về phía trước…

Muốn tạo nên một không gian vô lo vô nghĩ, để trẻ vui vẻ lớn lên nhưng chúng ta lại phát hiện ra mình đã hoàn toàn chiếm mất vị trí sáng tạo của con trẻ. Kỳ thực vị trí này cũng cần chia sẻ một phần cho trẻ gánh vác. Việc bao bọc hiện giờ có thể tạm thời bảo vệ chúng, nhưng sẽ có một ngày chúng trưởng thành. Sau khi trưởng thành chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc ấy làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ chúng…

Có lẽ cha mẹ đều không nỡ để trẻ phải đối mặt với tiền bạc, với danh lợi, với xã hội quá sớm. Nhưng sẽ có một ngày chúng phải đối mặt, sẽ có một ngày chúng phải gánh vác. Vậy nên thay vì bao bọc chúng hãy dạy chúng cách tu tâm dưỡng tính và thái độ ứng xử, cách phân biệt phải trái đúng sai trước những cám dỗ của cuộc sống.

Đừng chê trách con mình kém hơn con nhà người ta

Có một vài ông bố bà mẹ thường so sánh con mình với con nhà người khác: “Con nhìn xem con nhà người ta xuất sắc như thế nào kìa”, mà không biết rằng làm vậy sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Nếu nhìn con không thuận mắt thì kỳ thực vấn đề chủ yếu lại nằm ở chính cha  mẹ. Con cái vẫn là những đứa trẻ như vậy, chỉ là ánh mắt chúng ta đối đãi với trẻ khác đi mà thôi. Giữa cha mẹ và con cái cần nhiều hơn sự chia sẻ, và cách ứng xử đúng đắn trước cám dỗ của công danh lợi lộc.

Đừng dán mác “ngốc nghếch” cho trẻ: “Sao con ngốc thế!” Không ít ông bố bà mẹ thường trách móc con mình như vậy. Đôi khi cha mẹ còn nói như vậy với người khác ngay trước mặt chúng. Bạn nói con mình thành như thế nào thì sau này chúng sẽ trở thành người đúng như vậy. Một đứa trẻ thường bị coi là gì, thường bị nói là gì, thường bị đối xử như thế nào thì trong tương lai không xa điều đó sẽ trở thành hiện thực.

Trên đời không có những đứa trẻ không hiểu chuyện, chỉ có những bậc cha mẹ không biết cách giáo dục con cái mà thôi. Vì sao chúng ta lại không học theo bà mẹ Do Thái kia, học cách buông tay để trẻ tự mình mở ra bầu trời của riêng chúng?

Hiểu Mai biên dịch

Tin bài liên quan