Sống trên đời, hầu hết mọi người đều mong muốn bản thân có cuộc sống hạnh phúc. Vậy làm thế nào để đạt được hạnh phúc? Nội dung dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời tốt nhất.
Nhà văn Nga Chekhov đã nói: “Nếu tay bạn bị chiếc gai nhọn đâm vào, vậy thì bạn cần vui mừng mới đúng, bởi thật may mắn vì nó không đâm vào mắt…”
Trước đây tôi từng nghĩ, đây chỉ là cách nói chế giễu hài hước mà thôi. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ cẩn thận lại, tôi mới phát hiện ra rằng đó thực sự không chỉ là một kiểu thái độ lạc quan đối với cuộc sống mà còn là trí tuệ đời người, là điều mà nhiều bậc anh tuấn hiển đạt ngưỡng mộ…
Tác giả Sử Thiết Sinh từng viết rằng: “Trải nghiệm đau ốm mới biết từng bước thỏa mãn… Khi sốt mới nhận ra lúc không sốt là khoảng thời gian nhẹ nhàng khoan khoái biết bao. Khi bị ho mới thấy lúc không ho khan cổ họng dễ chịu nhường nào. Vừa ngồi lên xe lăn, tôi đã nghĩ, nếu không không thể đi thẳng thì chẳng phải đã đánh mất đặc tính của con người?
Nghĩ tới đây liền cảm thấy trời đất tối tăm. Nhưng một thời gian sau thì thân thể phát sinh hoại tử, không thể ngồi được nữa và chỉ có thể nằm trên giường, lúc này tôi mới nhận ra, kỳ thực khi còn có thể ngồi được là một trạng thái hạnh phúc… Sau này tôi bị nhiễm trùng và tiểu đường, thường xuyên ở trạng thái mê mang nhưng tư tưởng không nghỉ ngơi, luôn nghĩ về những ngày xưa cũ.
Cuối cùng tôi nhận ra: Trên thực tế, mỗi thời khắc chúng ta sống đều rất may mắn, bất luận chúng ta gặp phải nỗi bất hạnh gì thì vẫn có tồn tại ‘vẫn còn may mắn vì…'”
Một lần, ngôi nhà của Franklin Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ, bị đánh cắp dẫn đến ông gặp phải tổn thất nặng nề.…
Bạn bè đã viết thư để an ủi ông, tuy nhiên Roosevelt đã viết thư trả lời như sau:
“Bạn thân mến, cảm ơn vì sự an ủi của bạn. Tôi vẫn ổn và vẫn hạnh phúc. Cảm ơn Chúa!
Bởi vì: Thứ nhất, tên trộm đã lấy đồ của tôi mà không làm hại đến tính mạng của tôi; Thứ hai, tên trộm chỉ lấy một số đồ của tôi chứ không phải tất cả; Thứ ba, điều may mắn nhất là hắn là kẻ trộm chứ không phải tôi”.
Trên thực tế, họ đều đang vạch ra điểm mấu chốt cho hạnh phúc, tình huống cụ thể của mỗi người là khác nhau, và điểm mấu chốt cũng không giống nhau.
Hạnh phúc thực ra là một cảm giác, người mà luôn cảm thấy thổng khổ bi thương là họ đang đặt điểm mấu chốt của hạnh phúc quá cao.
Kỳ vọng quá cao, ham muốn quá lớn, kết quả lại xa rời thực tế, vậy nên thống khổ mới theo nhau ập đến.
Ví dụ như nói, một nhà văn vẽ ra điểm mấu chốt hạnh phúc của anh ta là đoạt giải Nobel, chí hướng thật cao cả và đáng kính, nhưng cả đời anh ta sẽ khó có được cảm giác hạnh phúc, bởi vì cơ hội này quá xa vời.
Tuy nhiên, một nhà văn nghiệp dư thường xuất bản những bài báo nhỏ về hũ đậu đỏ lại thường cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, hài lòng với điều đó. Bởi vì điểm mấu chốt hạnh phúc mà anh ta đặt ra là bài viết được đăng báo bất kể dài ngắn.
Một người đàn ông giàu có đặt ra ngưỡng hạnh phúc của anh ta là người giàu nhất nước, điều này rất khó để có thể tâm tưởng sự thành, do đó tự nhiên anh ta không cảm nhận được hạnh phúc, cho dù anh ta đã là bậc phú hào một phương. Ngược lại, một người công nhân nỗ lực làm việc để kiếm những đồng lương ít ỏi những tâm tưởng của anh ta rất vui vẻ và không lo lắng.
Vì vậy, phú ông lưng quấn bạc triệu chưa hẳn đã sung sướng hơn một nông phu có gia cảnh khá giả một chút. Người có địa vị cao quý hiển đạt chưa chắc đã hạnh phúc hơn người bán hàng bên đường.
Suy cho cùng, đó là bởi vì điểm mấu chốt hạnh phúc của họ là khác nhau, một người đặt điểm hạnh phúc quá cao thì khó đạt được, còn người kia thì đặt thấp hơn và rất dễ đạt được nên luôn cảm nhận thấy niềm vui hạnh phúc.
Lùi một bước, khi gặp phải tai họa hay bất hạnh, bạn nên hạ thấp điểm mấu chốt của hạnh phúc xuống một chút, điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh tâm lý để vượt qua được cửa ải khó, thản nhiên đối mặt với cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Nói tóm lại, nếu chúng ta có thể học cách đặt ranh giới cuối cùng của hạnh phúc thấp hơn một chút, thực tế hơn, nhìn gần hơn thì liền có thể đạt được nó chỉ với một chút nỗ lực.
San San.