Làm người cần tích 7 loại "Đức"

Những người lớn tuổi thường hay dặn dò con cháu như thế này: “tích đức, làm việc tốt”. Khi có người làm việc thương thiên hại lý, cổ nhân thường có câu rằng: “thất đức, tổn đức”. Vậy đức ấy là gì?

Người xưa có câu: “Đức phối thiên địa, thiên tất hữu chi”, có nghĩa là đạo đức của người ta mà hài hòa với trời đất thì trời đất ắt sẽ phù trợ. Phong thủy lớn nhất của đời người chính là đức, chỉ khi nào có đạo đức tốt, nhân ái, lương thiện thì hạnh phúc thật sự mới tìm đến gõ cửa. Trong đạo đối nhân xử thế của cổ nhân xưa, cần chú ý tích tám loại “Đức” sau để được bình an, vô sự.

1. Hàm nghĩa của chữ ‘Đức’

Chữ “德” (đức) được tạo thành từ 5 bộ, bao gồm: “彳”, “十”, “罒”, “一” và “心”. Ý nghĩa như sau:

Bộ “彳” (xích) có nghĩa là bước đi chậm rãi, cũng có nghĩa là đức cần phải tích lũy lâu dài. Muốn tích đức thì cần luôn giữ thiện tâm, không phải là nhất thời hứng chí. Phúc đức là kết quả nỗ lực liên tục của cả một đời người.

Bộ “十” (thập) có nghĩa là nhiều, là đầy đủ, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngụ ý là bất cứ lúc nào hay bất cứ nơi đâu cũng đều phải có thiện tâm, phải đức độ, khoan dung với mọi người.

Bộ “罒” (võng) thực chất là bộ mục (con mắt) nằm ngang, nhấn mạnh người có đức có thể nhìn thấy rõ những điều không chân chính, có thể nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu.

Bộ “一” (nhất) là tổng thể, ý rằng người luôn có tầm nhìn bao quát, không ích kỷ, luôn chính trực, lý trí, trung thành, trong lòng không có tạp niệm, không lo lắng mới là người có đức.

Bộ “心” (tâm) là nói đến nội tâm, bồi dưỡng “đức” cần phải dựa vào tu ở tâm, chân tâm, thành thâm, chung tâm. “Tâm” nằm ở vị trí cuối cùng của chữ “đức” cho thấy đức là ở tận đáy lòng.

2. Tám loại “Đức” cần lưu giữ

2.1. Khẩu đức

Cổ nhân giảng “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Có nhiều chuyện phiền phức trong cuộc đời mà ta gặp phải, kỳ thực đều vì bản thân ta không cản nổi miệng mình. Khi nói chuyện hãy chú ý giữ khẩu đức: Không nên nói những lời tổn thương người khác; không nói những lời lạnh khùng khiến người khác đau lòng; không nói những lời châm chọc khiêu khích người khác. Tha cho người khác được nên tha. Khi chia sẻ trò chuyện với mọi người, nên học cách tôn trọng người khác. 

2.2. Chưởng đức

Học cách cổ vũ, khen ngợi người khác là một việc rất tốt đẹp. Người khác làm việc tốt cho bạn, họ không yêu cầu bạn phải khen thưởng cái gì, tuy nhiên đáng nhận được sự cổ vũ của bạn; 

Người khác đạt được thành công, cần học cách cổ vũ khen ngợi và thành tâm chúc mừng họ. Học cách khen ngợi, là một cảnh giới cao nhất của kiếp nhân sinh, tấm lòng khoan dung độ lượng thường biết cách dụng sự khen ngợi thật lòng để tiếp xúc chia sẻ với người khác. 

2.3. Diện đức

Tục ngữ có câu: “Tố nhân lưu nhất diện, nhật hậu hảo tương kiến” ý nghĩa là: Dù đối nhân xử thế khi làm người hay làm việc, nhất định đừng quá tuyệt đối. Thể diện, đối với mỗi người đều rất quan trọng, không ai muốn mất mặt, cũng không hy vọng bản thân mình không còn thể diện. Có lúc, chúng ta hãy học cách nhắm một mắt mở một mắt; có lúc cũng cần lưu lại cho người khác một chút tôn nghiệm. Giữ thể diện cho người khác, cũng chính là lưu lại đường lui cho chính mình. 

2.4. Tín đức

Sự tín nhiệm của người khác, là một sự việc vô cùng vui vẻ, cũng là việc rất may mắn, hạnh phúc. Khi tiếp xúc với bạn bè, nhất định cần thành tâm thành ý, không nên thực hiện nửa điều dối trá. Khi có một người không thật lòng, thì đoạn tình cảm này cũng dần dần sẽ trở nên nhạt nhẽo, dần dần nhạt nhẽo kết thúc. Kết giáo với mọi người không nghi ngờ, đã nghi hoặc thì không kết giao. Giữa bạn bè bớt một chút dối trá, có thể thêm một phần chân tình. 

2.5. Khiêm Đức

Cổ nhân giảng: “Thiên cuồng hữu vũ, nhân cuồng hữu họa” ý nghĩa là: Trời đất thất thường thì có mưa, người ta ngông cuồng thất thường thì có tai họa. Làm người, làm việc, cần học cách bình tĩnh, không thể quá ngông cuồng. Khi giành được một chút thành công, đừng nên kiêu ngạo tự đại, xem thường người khác; Có người có chút tiền thì đi khắp nơi khoe khoang, coi người khác không ra gì. Làm người và đối nhân xử thế càng ngông cuồng, thì ngã sẽ càng đau. Làm người làm việc, cần học cách khiêm tốn, kín đáo. Chỉ khi trong tâm thái hạ thấp mình mới có thể được người khác tôn trọng.

2.6. Thông đức

Trong cuộc sống thường ngày, điều chúng ta cảm thấy sợ hãi nhất là sự hiểu lầm của mọi người, điều đáng sợ nhất là bị người khác lan truyền thị phi. Điều chúng ta mong mỏi nhất, là có được sự thấu hiểu, thông cảm của người khác, được người khác đứng ở vị trí của mình mà suy nghĩ cho mình. Trong thế giới của người trưởng thành vĩnh viễn không có hai chữ “Dễ dàng”, ai cũng cố gắng ra sức làm việc trong mưa trong gió, ai cũng phải thức khuya dậy sớm để mưu sinh. Hãy học cách hiểu và thông cảm cho nỗi khổ của người khác, đừng làm khó họ. Càng không nên đào bới nỗi khổ cực của người khác. Mang tới sự thuận lợi cho người khác, cũng sẽ khiến tâm mình yên ổn hơn.

2.7. Tôn đức

Người với người là đều bình đẳng như nhau. Cho dù công việc mỗi người mỗi khác, nhưng không phân biệt cao thấp giàu nghèo. Có một số người luôn cảm thấy công việc của mình cao cả nên coi thường những người làm công việc quét dọn vệ sinh hay nông dân. Mỗi người đều có lòng tự trọng và không ai muốn lòng tự trọng của mình bị trà đạp. Nên học cách tôn trọng mọi người và tôn trọng công việc của họ. Thế giới này vì có sự tôn trọng lẫn nhau mà càng trở nên tươi đẹp.

Bảo Hân.

Tin bài liên quan