Làm thế nào để Ngũ phúc lâm môn

Mọi người thường nói “Ngũ phúc lâm môn”, là chỉ điều gì? Làm thế nào để “Ngũ phúc lâm môn”?

Trước tiên nói Ngũ phúc. Ngũ phúc gồm, thứ nhất là Trường thọ (sống lâu), thứ hai là Phú quý (giàu sang), thứ ba là Khang ninh (khỏe mạnh yên ổn), thứ tư là Hảo đức (đức hạnh tốt), thứ năm là Thiện chung (chết tốt đẹp). Mọi người ai nấy đều mong muốn sống lâu, thậm chí trường thọ trăm tuổi, và đều mong muốn được vinh hoa phú quý, chí ít thì cũng đạt được không phải lo chuyện cái ăn cái mặc, trong tay không thiếu tiền tiêu vặt. Mọi người còn mong muốn có một thân thể khỏe mạnh, cả đời thân tâm yên ổn bình an, đồng thời khi trăm tuổi xem lại cuộc đời tốt đẹp, sau khi chết có nơi tốt đi về, không phải chịu nỗi ở địa ngục. Đây đều là những thứ mà mọi người vất vả truy cầu cả cuộc đời.

Chỉ có những thứ vật chất như trên vẫn chưa đủ, vần cần có “Hảo đức” (đức hạnh tốt), cũng có nghĩa là, về phương diện tinh thần còn cần có một hoàn cảnh tâm lý tốt đẹp, có quan niệm đạo đức tốt đẹp và có hành vi đạo đức được mọi người tôn trọng, nội tâm không có tà niệm, cả đời tâm cảnh rộng mở bình thản. Chỉ có như thế mới được coi là một đời hoàn mỹ.

Trong Ngũ phúc này thì Hảo đức là một phúc quan trọng nhất, bởi vì Đức là nền móng của hạnh phúc nhân sinh, Hảo đức là cội nguồn của niềm vui và hạnh phúc, Đức nuôi dưỡng tứ phúc khác, không có Đức thì tứ phúc kia cũng sẽ không có, dẫu có một chút thì cũng sẽ không lâu dài.

Người xưa quy nạp Đức thành tám phương diện, tức là Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ. Tám chữ này gọi là Bát đức, cũng gọi là Bát đán, là tiêu chuẩn làm người. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử quy nạp thể hiện hành vi của Hiếu đức thành năm phương diện là Ôn, Lương, Cung, Kiệm, Nhượng. Ôn nghĩa là ôn hòa mềm mỏng, tâm tình ôn hòa có thể khiến tâm lý giữ được khỏe mạnh. Lương là nhân từ thiện lương, người nhân từ thiện lương vì thường bố thí nhân từ mà được trường thọ và thiện chung. Cung tức là cung kính giữ lễ, người giữ lễ thì không chiêu mời tai họa, có thể giữ được bình lặng yên ổn. Kiệm là tiết kiệm cần lao, tiết kiệm cần lao có thể đem lại của cải và sức khỏe. Nhượng là khiêm tốn lễ nhượng. Nhượng có thể khiến ôn, lương, cung, kiệm phát huy lớn mạnh.

Trong cuộc sống thường nhật, chúng ta thường thấy, người có hảo đức, hành thiện, thường gặp được những việc tốt bất ngờ, có lúc còn gặp nạn thành may mắn, thậm chí có lúc còn vô tình khiến việc xấu biến thành việc tốt. Đồng thời, cả đời còn có phúc báo vô tận, không bao giờ bị bần cùng thiếu thốn. Đây chính là phúc phần mà người “hảo đức” đáng được có, cũng chính là Ngũ phúc.

“Ngũ phúc” là gì?

Thứ nhất là “Trường thọ”, hai là “Phú quý”, ba là “An khang”, bốn là “Hảo đức” (đạo đức tốt), năm là “Thiện chung” . “Thư Kinh” có ghi: Nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết an khang, tứ viết tu hảo đức, ngũ viết khảo chung mệnh.

“Trường thọ” là mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài.

“Phú quý” là tiền tài dư dật hơn nữa còn có địa vị tôn quý.

“An khang” là thân thể khỏe mạnh và tâm linh an bình.

“Hảo đức” là tấm lòng lương thiện và nhân hậu trầm tĩnh

“Thiện chung” là có thể dự đoán được ngày chết của mình. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau, trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian.

“Ngũ phúc” hợp lại mới tạo thành một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc, một khi tách rời ra thì không còn ổn nữa. Ví dụ, có người trường thọ lại nghèo hèn qua ngày, có người phú quý nhưng thân thể lại không tốt, có người nghèo hèn mà thiện chung, có người phú quý lại gặp tai họa bất ngờ…

Trong “ngũ phúc”, quan trọng nhất là phúc thứ tư – “Hảo đức”. Chính là có được tấm lòng lương thiện, nhân hậu trầm tĩnh, đây là tướng có phúc nhất. Bởi vì đức là căn nguyên của phúc, phúc là kết quả của đức tạo thành. Chỉ có “Hảo đức” đôn hậu thuần khiết, mới có thể nuôi dưỡng bốn phúc khác, khiến chúng không ngừng lớn mạnh, mà phần này chúng ta có thể hoàn toàn khống chế, cho nên những người già thường nói phải tích đức làm việc thiện.

T/H.

Tin bài liên quan