Vào ngày rằm tháng Giêng, nhà nào theo Phật thì làm mâm cúng chay, nhà nào không theo đạo Phật thì cúng chè xôi và đồ mặn.
Rằm tháng Giêng còn có cách gọi khác là là Tết Trạng nguyên và Tết Nguyên tiêu, bắt nguồn từ việc đồng áng. Một số ý kiến khác cho rằng cúng rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo. Vào ngày này, chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp.
Theo Phật giáo thì ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng được coi là ngày của Phật. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên, nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của phật tử.
Bởi vậy, những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đến đức Phật.
Thông thường vào ngày rằm tháng Giêng các gia đình sẽ sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa, đèn nến.
Trong ngày này nhà nào theo đạo Phật thì cúng chay và ăn chay, nhà nào không theo đạo Phật thì cúng chè xôi và đồ mặn, tùy điệu kiện và phong tục tập quán mỗi nơi mà chuẩn bị lễ vật cho phù hợp.
Mâm lễ chay không nhất thiết phải cầu kỳ nhưng tuyệt đối không chế biến các món chay thành hình dạng tôm kho, thịt nướng...vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn.
Với những gia đình cầu kỳ, cỗ chay có thể lên tới 10 - 20 món, vì quan niệm mâm cỗ phải có đủ màu sắc ngũ hành: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim tượng trung sự hòa hợp âm dương.
Mâm cỗ chay tối giản thường có: hoa quả đủ màu sắc, các loại xôi như xôi đỗ xanh, xôi trắng, xôi gấc... chè, bánh trôi nước, một số món canh rau, rau xào chay ít dầu mỡ.
Một số món chính trong mâm cỗ chay mà bạn có thể tham khảo. |
Các món chay chủ yếu được làm từ rau, củ, nấm, đậu phụ, bạn có thể học hỏi và làm theo công thức trên các hội nhóm nấu nướng hoặc đơn giản hơn là mua đồ đã chế biến sẵn tại các cửa hàng bán đồ chay.
Như Ý.