Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, những năm được coi là đen tối nhất của thế kỉ XX đầy biến động, có một người đàn ông đã khai thác quyền năng bí ẩn của tinh thần mà trong lịch sử chưa có người nào có thể vượt qua ông trong công việc này.
Ông là một nhà ngoại cảm với khả năng đọc suy nghĩ của người khác, khả năng tiên tri và đặc biệt hơn cả là khả năng thôi miên kì lạ. Với khả năng thôi miên của mình ông là người may mắn tránh được cái chết trong nhà tù của Đức Quốc xã, tránh được sự hà khắc của Joseph Stalin và làm nhiều điều kì lạ khác. Ông là Wolf Messing, nhà thôi miên nổi tiếng nhất thế kỉ XX.
11 tuổi – thôi miên để trốn vé
Wolf Messing được coi là nhà tôi miên nổi tiếng nhất thế kỷ 20 |
Wolf Messing sinh ngày 10 tháng 9 năm 1899 trong gia đình Do Thái nghèo ở thị trấn nhỏ của Gora-Kavaleriya gần Warsaw, Ba Lan. Tại thời điểm đó, nơi này là 1 phần của của Đế chế Nga dưới quyền cai trị của ông Hoàng cuối cùng Nicholas II. Khi còn nhỏ ông bị mắc chứng mộng du, chứng rối loạn mà người ta tin rằng có liên quan tới chu kì của mặt trăng. Nhưng cha mẹ ông đã chữa khỏi chứng bệnh này cho ông bằng cách đặt chậu nước lạnh dưới chân giường ông. Khi bước chân vào chậu nước lạnh, ông sẽ tỉnh lại. Lên 6 tuổi, ông được cha mẹ gửi tới trường dòng, nơi mà ông phát hiện mình có trí nhớ kì lạ, ông có khả năng nhớ rất nhanh các bài cầu nguyện, và đặc biệt hơn, đôi khi ông cảm thấy ánh mắt của mình có thể sai khiến người khác. Nhưng chỉ sau 5 năm, ông quyết định bỏ trốn tới Berlin.
Ông lên chiếc tàu chở khách đầu tiên mà ông nhìn thấy, chui xuống dưới ghế và ngủ thiếp đi. Khi người soát vé tới đánh thức Messing dậy và yêu cầu kiểm tra vé, ông nhặt 1 mảnh giấy lộn dưới sàn nhà, nhìn vào mắt ông ta với niềm tin rằng người soát vé sẽ tin rằng mảnh giấy lộn đó là 1 vé xe lửa chính hãng. Ông đã thành công và việc đến Berlin không còn là vấn đề.
Tới Berlin, cậu bé 11 tuổi phải làm thuê đủ việc kiếm sống. Messing chỉ được trả 1 ít tiền cho những câu việc hèn mọn, đầu đường xó chợ. 1 lần do quá đói, ông bị ngất trên đường và bị người ta đưa vào nhà xác. Thật may, tại nơi đây ông được phát hiện rằng còn sống và được cứu thoát khỏi hôn mê nhờ các bác sĩ tâm thần và thần kinh học nổi tiếng của giáo sư Albel. Chính giáo sư cũng là người đầu tiên nhận ra Messinh có năng lực tinh thần và khả năng kiểm soát, điều khiển bản thân đặc biệt. Giáo sư bắt đầu tiến hành các thí nghiệm tâm lý với Messing. Và ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy Messing có khả năng đọc, điều khiển suy nghĩ của người khác. Messing có thể thực hiện các lệnh tinh thần (lệnh chỉ diễn ra trong suy nghĩ mà không thông qua lời nói) của giáo sư 1 cách chính xác. Giáo sư còn dạy Messing cách kiềm chế cảm xúc đau đớn của mình.
17 tuổi – cuộc gặp gỡ định mệnh
Sau khi bình phục, Messing trong vai 1 nghệ sĩ xiếc ảo thuật đường phố đi khắp nơi biểu diễn. Tiết mục của ông là để cho mọi người đâm, cào vào ngực, vào cổ mà không cảm thấy đau đớn. Nhờ thế ông có thể kiếm thêm thu nhập gửi về cho gia đình nghèo khó của mình. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu tour diễn thực thụ đầu tiên của mình tới Vienna. Nhưng không phải biểu diễn xiếc như trước mà thực hiện các “thí nghiệm tâm lý” – ông gọi 1 cách khiêm tốn như thế. Trong các thí nghiệm này ông đã thể hiện khả năng thôi miên và khả năng đọc suy nghĩ của người khác 1 cách tài tình.
Messing càng ngày càng nổi tiếng và thu hút được sự chú ý của Albert Einstein. Nhà vật lý vĩ đại đã mời anh bạn trẻ tài năng đến nhà ông chơi. Tại đây, Messing gặp Sigmund Freud – nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới. Freud ngay lập tức thí nghiệm kiểm tra khả năng tinh thần của Messing – cậu thanh niên 17 tuổi mà ông từng được nghe tiếng. Ông đã đưa ra 1 lệnh tinh thần cho Messing với nội dung đi lấy chiếc nhíp trên bàn làm việc của Einstein và dùng nó nhổ 3 sợi ria từ bộ ria mép tuyệt vời của nhà vật lý.
Thật kì diệu, Messing đã đọc được suy nghĩ của nhà tâm lý, ông đi lấy nhíp tới gần nhà vật lý, bối rối xin lỗi và nhổ đúng 3 sợi ria mép của Einstein trước sư ngỡ ngàng của quan khách và sự thán phục của Freud. Messing không bao giờ gặp Einstein thêm nữa, nhưng ông đã học được thêm từ Freud nghệ thuật tập trung và tự thôi miên, việc mà trước đó, ông chỉ thôi miên người khác. Sau đó, trong suốt cuộc đời của mình, Messing có nhiều cuộc gặp gỡ với những người nổi tiếng khác, trong đó có Gandhi vào năm 1927.
Dùng thuật thôi miên trốn thoát khỏi nhà tù của Hitlle
Ông là một nhà ngoại cảm với khả năng đọc suy nghĩ của người khác, khả năng tiên tri và đặc biệt hơn cả là khả năng thôi miên kì lạ. Với khả năng thôi miên của mình ông là người may mắn tránh được cái chết trong nhà tù của Đức Quốc xã, tránh được sự hà khắc của Joseph Stalin và làm nhiều điều kì lạ khác. Ông là Wolf Messing, nhà thôi miên nổi tiếng nhất thế kỉ XX.
Năm 1917, ông bắt đầu một tour diễn vòng quanh thế giới và gặp gỡ những con người tuyệt vời. Năm 1921, ông trở về Ba Lan – giờ đã là một nước độc lập và phục vụ trong quân đội. Với khả năng thôi miên của mình, ông giúp cảnh sát rất nhiều trong việc điều tra tội phạm. Là một nhà thôi miên, nhà ngoại cảm, ông có khá nhiều kẻ thù. Nhưng đáng ngạc nhiên khi đó lại là những kẻ “cùng nghề” với ông. Với sự ngay thẳng, ông vạch mặt nhiều kẻ mang danh thầy tu, thầy cúng để lừa bịp người khác.
Năm 1937, Wolf Messing đã gây ra một cơn thịnh nộ từ phía Adolf Hitle. Khi xuất hiện tại một chương trình của nhà hát Warsaw, ông báo trước sự sụp đổ của của Hitler nếu Đức tấn công Liên Xô. Hitler, vốn là một kẻ mê tín, thường rất tin vào những điều bí ẩn và các nhà ngoại cảm nhưng lại vô cùng ngạo man, hung hăng nên khi nghe điều này hắn vô cùng điên tiết. Hắn ra lệnh truy lùng Messing khắp nơi và treo giá 200.000 đồng mác cho kẻ nào bắt sống được Messing.
Một số giả thuyết cho rằng chưa chắc Hitlle đã muốn truy bắt và giết Messing ngay mà muốn bắt Messing về để phục vụ cho hắn. Hắn muốn khai thác khả năng kì lạ của ông bởi Hanussen, một người cũng có khả năng tương tự như Messing, người rất được Hitlle tin dùng mới bị giết trong một cuộc tranh dành quyền lực của Đức Quốc xã. Messing đã phải ẩn náu trong một thời gian dài để trốn tránh sự săn lùng của quân Đức.
Sau năm 1939, Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan. Thấy vẫn chưa bắt được Messing, Hitlle đã cho dán đầy những tờ rơi cung cấp một phần thưởng lớn cho ai bắt được Messing ở Ba Lan. Một lần, khi đang lang thang vô định trên một con phố tấp nập, đông đúc, ông đột ngột bị một cú đấm trời giáng – một lính Đức nhận ra ông và đã ra tay. Tại đồn cảnh sát, ông tỉnh laị và nhận ra mình bị gẫy 6 cái răng. Cũng ở đây, ông đã thực hiện được một cuộc trốn thoát kì diệu. Ông tập trung tất cả sức mạnh tinh thần và ý chí của mình thôi miên cảnh sát. Bằng khả năng thôi miên ông điều khiển họ đi về phía cuối trại giam rồi nhanh chóng nhốt họ lại và chạy trốn. ...Ông kể lại: “Đáp lại tôi, cảnh sát từ từ đi vào góc phòng, lúc đó tôi vẫn bất động. Rồi đột nhiên, tôi chạy ra ngoài hành lang trước khi họ có thể tỉnh lại…”. Chạy ra được ngoài hành lang, ông vội nhảy xuống đất qua cửa sổ tầng hai rồi trốn thoát qua cống thoát nước. Ông được đưa khỏi Warsaw bằng xe chở cỏ khô và vượt biên giới sang Nga vào tháng 10 năm 1939.
Được Joseph Stalin thử tài thôi miên
Sang Liên Xô, Messing có được sự bảo lãnh của Panteleymon Ponomarenko, nhà lãnh đạo cộng sản của nước Cộng hoà Belorussia. Ngay sau đó cơ quan tình báo NKVD, tiền thân của tình báo KGB bí mật đưa Messing tới Moscow để gặp nhà lãnh đạo Xô viết - Stalin.
Sau khi nghe chuyện về Messing, Stalin đã bị thuyết phục gần như hoàn toàn. Trợ lí của Messing , Valentina Ivanovskaya nhớ lai cuộc gặp gỡ giữa nhà thôi miên và các nhà lãnh đạo của Liên Xô như Stalin, Beria, Voroshilov, Kalinin… “Sau khi nói chuyện với Messing một lúc, Stalin nói: “Ông là một người khôn ngoan đấy, Messing”. Messing đáp lại thẳng thắn: “Người khôn ngoan là ngài mới đúng”. Kalinin lo lắng kéo tay áo nhà thôi miên nhưng rõ ràng Stalin đang trong một tâm trạng vui vẻ và không quan tâm lắm đến câu nói này. Có lẽ Messing đã đọc được suy nghĩ của Stalin”.
Nhưng Stalin vẫn quyết định phải thử nhà thôi miên. Stalin yêu cầu Messing, dưới sự giám sát của hai cảnh sát (mặc thường phục) bước vào ngân hàng rút ra 10.000 rúp mà không có bất kì loại giấy tờ hành chính nào. Messing đồng ý. Ông bước vào ngân hàng, trình bày với nhân viên giao dịch rằng mình muốn rút tiền. Nhân viên yêu cầu ông đưa ra giấy tờ xác minh. Ông liền rút từ tổng cặp của mình ra một tờ giấy trắng rồi đặt trên mặt bàn, mắt vẫn không ngừng nhìn vào mắt nhân viên giao dịch. Người này đã giao tiền cho Messing, ông nhận tiền, đút vào cặp rồi rời khỏi ngân hàng. Sau đó, ông đã cùng hai người chứng kiến trả lại tiền cho ngân hàng. Viên giao dịch sau khi biết mình vừa làm gì đã rất hoảng sợ và lên cơn đau tim. May sao ông này không bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Stalin tiếp tục bắt nhà thôi miên tham gia một thử thách thứ hai. Ông yêu cầu Messing vào gặp được ông trong phòng làm việc mà không có giấy phép. Messing qua mắt hệ thống bảo vệ nghiêm ngặt của điện Kremli, tiến đến phòng làm việc của Stalin và vẫy tay chào vị lãnh tụ. Những người bảo vệ khi được hỏi đã quả quyết rằng, người đàn ông bước vào trong trí nhớ của họ không ai khác chính là Stalin. Messing, nói rằng lúc giáp mặt với nhân viên bảo vệ ông đã thôi miên họ, với sức mạnh tinh thần được bộc bộc lộ qua đôi mắt, ông khiến họ tin rằng người trước mặt mình chính là chủ nhân của điện Kremling.Tới lúc này thì Stalin tâm phục, khẩu phục hoàn toàn.
Messing đã ở lại quân đội Nga và dưa vào khả năng của mình giúp Nga rất nhiều trong giai đoạn chiến tranh. Lúc gần cuối đời, ông vui vẻ nói rằng, “Nếu tôi có thể sống thêm một cuộc đời nữa, tôi rất sẵn lòng dành cho các nhà khoa học nghiên cứu”. Tuy nhiên, ông cũng nói bản thân ông không coi mình quá đặc biệt. Ông cho rằng ai cũng có những khả năng như ông ở một mức độ nào đó và nếu biết cách rèn luyện có thể phát triển chúng. Là người có khả năng đặc biệt nhưng Messing luôn dùng nó vào những việc chính nghĩa nên ông rất được tôn trọng. Với những cống hiến của ông, vào giữa những năm 60 của thế kỉ XX, ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Công huân của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Wolf Messing chết đột ngột và bí ẩn vào năm 1974.
Theo NĐT