Những điều cần biết Lễ tạ cuối năm: Sắm lễ, văn khấn và những kiêng kỵ

Cúng tạ đất cuối năm là một trong những phong tục có từ lâu đời của nhân dân ta. Cúng lễ tạ đất cuối năm vào ngày nào thì đẹp nhất, tốt nhất? Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta lại có rất nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng cần phải thực hiện, và một trong số đó là lễ tạ đất hay còn gọi là lễ tạ Thổ Công. Đây là nghi lễ các hộ gia đình dùng để tạ ơn các vị thần cai quản đất đai nơi nhà mình ở.

1. Vì sao lại có lễ tạ cuối năm?

* Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.

Đây là phong tục, tục lệ có từ xa xưa, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của con dân đất Việt. Với người dân nước ta, mộ phần là nơi vô cùng thiêng liêng, không chỉ đặt phần thân thể của người đã khuất mà còn là nơi linh hồn trú ngụ khi đã sang thế giới bên kia.

Ý nghĩa cúng tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.

* Lễ tạ đất được thực hiện vào cuối năm như một hình thức tri ân vị thần đất này đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình trong cả năm nay. Thông thường, ta có thể thực hiện công việc này ở ngay trên bàn thờ gia đình mình. Trước đây, theo phong tục dân gian xưa, lễ tạ Thổ Công và lễ cúng ông Công ông Táo là hai nghi lễ khác nhau, trong đó lễ tạ Thổ Công được thực hiện trước, sau đó mới đến lễ cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm của các nước châu Á, thần Thổ Công hay Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai của một vùng nào đó. Người sống trên mảnh đất ấy sẽ nhận được sự che chở, bảo hộ của thần.

Chính vì thế mà mỗi khi có những công việc nào cần động chạm đến đất đai, ví dụ như xây sửa nhà cửa, đào giếng, mở huyệt… nhân dân ta đều phải cúng để xin phép thần Thổ Công trước. Thổ Công là một trong những vị thần rất được coi trọng trong mỗi gia đình, do đó nếu chú ý quan sát trên bàn thờ, ta sẽ thấy bát hương thờ vị thần này luôn là bát hương lớn nhất, đặt ở giữa, còn hai bát hương ở hai bên thì nhỏ hơn, bên trái là bát hương bà cô tổ, bên phải là bát hương thờ gia tiên.

2. Ý nghĩa lễ tạ mộ, tạ đất cuối năm

* Lễ cúng tạ đất được thực hiện vào cuối năm như một hình thức tri ân vị thần đất này đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình trong cả năm nay. Thông thường, ta có thể thực hiện công việc này ở ngay trên bàn thờ gia đình mình.

Trước đây, theo phong tục dân gian xưa, lễ tạ Thổ Công và lễ cúng ông Công ông Táo là hai nghi lễ khác nhau, trong đó lễ tạ Thổ Công được thực hiện trước, sau đó mới đến lễ cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, vì hiện tại không phải gia đình nào cũng có thời gian là đầy đủ được cả hai lễ, nên người ta thường nhập hai lễ vào cùng một ngày, thường là ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

* Lễ tạ mộ được tổ chức vào dịp cuối năm cũng là một dịp để con cháu tưởng nhớ về những người đã khuất, cũng là để tạ ơn thần linh, thổ địa khu vực đặt mộ phần đã chiếu cố, bảo vệ cho người đã khuất trong suốt 1 năm ròng.

Lễ này cũng giống như chúng ta làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên ở nhà mình đang sống vậy. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, các cụ ta từ xưa đã dạy như vậy.

Đây là khía cạnh tâm linh trong đời sống văn hóa Việt. Người đã mất ngoài việc tồn tại trong tâm tưởng của người đang sống thì còn tồn tại qua việc thờ cúng trên bàn thờ và ngoài mộ phần.

Người ta cho rằng phần Âm và phần Dương luôn có mối liên kết đặc biệt với nhau. Nếu như phần Âm được chăm sóc tốt và đúng cách thì con cháu sẽ được tổ tiên phù hộ, bởi “Âm siêu, Dương thái”. Nếu mộ phần bị bỏ bê, việc thờ cúng bê trễ thì đời sống của người ở cõi trần cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Con cháu trong nhà vào thời điểm này trong năm dù đi làm ăn xa cũng sẽ cố gắng trở về, cùng cả gia đình tham gia lễ tạ mộ.

3. Văn khấn tạ Thần linh Thổ địa đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Hôm nay là ngày…tháng…năm…, nhằm tiết …..

Chúng con là:……………

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa .

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

4. Lễ vật và Văn khấn tạ mộ cuối năm

Sắm lễ tạ mộ cuối năm theo Thầy Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng):

– Hương; nến; nước (trắng hoặc nước chè);

– Hoa, quả, bánh kẹo, (tuỳ tâm, không căn cứ số lượng);

– Xôi hoặc một bát cơm trắng.

– Mộ chôn mới: Đặt lễ phía trước mộ hoặc trên mộ.

– Mộ đã xây: Đặt trên phần dành để sắp lễ.

* Văn Khấn
(chắp tay)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Thần Linh cai quản nơi địa cuộc nghĩa trang (tên)….. chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con. Đệ tử con tên là: ……… Pháp danh: ……… Hiện đang ở tại: ………gia đình chúng con có mộ phần của hương linh (tên)… mất ngày… tháng… năm…. an táng tại nơi đây. Hôm nay là ngày…. tháng…. năm… theo phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, hướng tới mộ phần của gia tiên tiền tổ, chúng con thuận theo phong tục, mà tu hành để tăng trưởng tâm kính trọng và biết ơn, để cho gia đình tăng phúc tiêu nghiệp. Chúng con xin được nương oai lực Phật, chúng con xin thỉnh mời vong linh (tên)… cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình chúng con, được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của chúng con.

Hôm nay gia đình chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, tác lễ tạ mộ, dâng lên cúng dường:

Thượng: Chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.

Trung: Chúng con xin cúng phụng chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.

Hạ: Chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.

Sau: Chúng con xin được nương oai lực Phật, chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho các vong linh (tên): … cùng các vong linh nơi địa cuộc nghĩa trang này, có duyên với gia đình chúng con, được về đây thọ thực. Nguyện cho các vong linh, được nương sự bố thí, trong đàn lễ hiến cúng này, mà được thọ thực no đủ.

(Đọc Biến thủy, Biến thực)

Chú biến thực: Nam mô tát phạ đá tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)

Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)

5. Kiêng kỵ khi đi tạ mộ cuối năm

– Ở nghĩa trang có nơi thờ Thần linh, Thổ địa riêng thì nên bày lễ 2 nơi, tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh thích ứng. Nhưng tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.

– Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp, tránh ngày mưa rét, sấm chớp.

– Tránh đi tạ mộ quá sớm hay quá muộn. Bởi thời điểm này âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.

– Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.

– Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).

– Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.

– Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo...

6. Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng tạ mộ cuối năm

Thời gian làm lễ cúng không quá khắt khe, chính vì thế gia đình có thể tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, cũng như xem xét thêm về vấn đề sức khỏe và thời tiết. Tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp để lễ cúng được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất.

Không nên đi tạ mộ vào ngày trời mưa gió, sấm chớp… dễ gây nguy hiểm. Với những gia đình ở miền Bắc, mùa đông khắc nghiệt nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, chớ nên làm lễ vào những ngày rét mướt đại hàn.

Khi đi tạ mộ, tránh đi vào lúc quá sớm, khi sương đêm còn chưa tan hết, cũng không nên đi khi trời đã muộn, chiều tối nhập nhoạng và đêm âm khí nặng, đi lại cũng khó khăn, dễ gây nguy hiểm.

Khi làm lễ phải giữ lòng thành kính, không nên cười đùa cợt nhả, không nên nói to nói lớn, bất kính với người đã khuất. Cha mẹ nếu đưa con nhỏ đi theo thì nên để mắt trông coi con trẻ, tránh để trẻ vô tình làm điều bất kính hay chạy nhảy nô đùa lung tung, vấp ngã mà bị thương.

Không nên ngồi lên trên mộ, dễ gây ra hình ảnh phản cảm, bất kính với người đã khuất. Cũng không nên tranh thủ tập thể dục, dưỡng sinh, ngồi thiền ở nơi nghĩa trang, hàn khí xâm nhập vào người dễ gây bệnh tật.

Lễ tạ mộ cuối năm quan trọng ở tấm lòng thành kính, không nên làm lễ linh đình, tốn kém. Con cháu nhớ ơn thần linh, tổ tiên nên làm lễ cúng chứ không phải để khoe mẽ, chớ nên đặt nặng về hình thức, càng không nên đốt nhiều vàng mã, vừa tốn kém mà vừa cổ xúy cho lệ mê tín dị đoan.

Đồ cúng lễ không nên hạ lễ rồi hưởng lộc, ăn đồ cúng ở ngay nghĩa trang. Thực phẩm để ngoài trời thời gian dài, tiếp xúc với môi trường nơi mộ phần không được vệ sinh, ăn vào dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Sau khi đi tạ mộ về, nên dùng vỏ bưởi, bồ kết đốt lên để hơ qua người cho ấm, cũng là để tránh hơi lạnh bám vào người. Ngoài ra, có thể lấy gừng đun nước tắm, vừa để làm ấm người, vừa để xua đi hàn khí, âm khí nơi mộ phần.

Một điều nữa cần ghi nhớ khi đi làm lễ cúng tạ mộ, đó là luôn nhớ kĩ việc này là để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ người đã khuất. Con cháu phải giữ tâm thành kính, làm những điều thiện lành để hồi hướng công đức cho ông bà, tổ tiên và người thân đã mất. Hãy để tục lệ tốt đẹp này được lưu truyền chứ đừng trở nên biến chất và biến mất.

T/H.

Tin bài liên quan