Những điều cần biết Lễ tạ cuối năm: Sắm lễ, văn khấn và những kiêng kỵ

Cúng tạ đất cuối năm là một trong những phong tục có từ lâu đời của nhân dân ta. Cúng lễ tạ đất cuối năm vào ngày nào thì đẹp nhất, tốt nhất? Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta lại có rất nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng cần phải thực hiện, và một trong số đó là lễ tạ đất hay còn gọi là lễ tạ Thổ Công. Đây là nghi lễ các hộ gia đình dùng để tạ ơn các vị thần cai quản đất đai nơi nhà mình ở.

Lễ tạ mộ cuối năm nên như thế nào?

Vào những ngày cuối năm giáp Tết (khoảng thời gian từ 23 đến 30 Tết) các gia đình thường sắm sửa lễ vật ra tiến cúng chư vị tôn thần quản cai nghĩa trang, đồng thời sửa sang lại phần mộ của tổ tiên, ông bà. Đây là một tục lệ truyền thống của người Việt có ý nghĩa vô cùng. Nó thể hiện sự hiếu thuận, đạo tình của con cháu đối với những người thân đã khuất. Đồng thời, cầu mong các vị này phù hộ cho các vong linh người thân quyến thuộc đắc an cư nơi mộ địa và không bị ngoại quỷ vô danh vọng hành chiếm đoạt mộ phần.

Lễ tạ mộ cuối năm, 30 tết âm lịch, thanh minh

Người Việt Nam có truyền thống đạo hiếu lễ nghĩa, việc lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm (hoặc thanh minh, hay thăm mộ) là điều rất quan trọng, là văn hoá tinh thần nhơ ơn công đức ông bà, cha mẹ, tổ tiên của mỗi người. Do những điều kiện, hoàn cảnh địa lý, nên nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết tại nghĩa trang, và cũng là lời mong được gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe.