Những điều lưu ý khi lau dọn bàn thờ gia tiên

Theo quan niệm, lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là công việc yêu cầu sự cẩn trọng cao và cần phải hết sức chú ý, tránh phạm phải những điều kiêng kị để gia đình không gặp vận hạn. Vậy cách lau dọn bàn thờ như thế nào là chuẩn xác nhất?

Những ngày mùng 1, ngày Rằm hay Lễ tết, hầu hết các gia đình đều lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thắp nén hương để bày tỏ lòng thành kính với Tổ tiên. Đặc biệt vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Và họ luôn tâm niệm rằng, việc lau dọn bàn thờ là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ.

Phần quan trọng nhất là bàn thờ tổ tiên, do đây là nơi được coi là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ, người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được.

Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị không được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ và cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong thủy và mang lại may mắn như phong tục cổ nhân.

Trước khi dọn dẹp ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Sau khi lau bài vị xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy người ta dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật.

Các nhà tâm linh cũng cho rằng, khoảng 2 - 3 tháng hãy bao sái bàn thờ một lần. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Còn bình thường khi thắp hương chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ, không để bụi bẩn, hay mạng nhện dính ở đó.

Cũng theo Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (Viện Phật học), có người bảo việc bát hương đầy chặt chân hương sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, phải bao sái sạch sẽ, rút sạch chân hương để bát hương quang quẻ, không che mắt thần linh, gia tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Còn các chuyên gia tâm linh cho rằng, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng vào dịp cuối tháng để bát hương, bàn thờ luôn sạch sẽ, sáng sủa và tránh hỏa hoạn.

 

 

 

Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ và công đoạn này cũng rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng, bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:

- Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

- Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.

- Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.

- Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.


 

Những kiêng kỵ khi thực hiện:

1.     Di chuyển bát chân hương tùy tiện

Người xưa còn quan niệm, nếu di chuyển bát hương quá nhiều sẽ dễ chuyển sang hướng xấu, gây xui xẻo cho gia chủ. Điều này có nghĩa là lòng thành của bạn sẽ không được thần linh chứng giám, gây những điều thiếu may mắn và ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ chúng ta chỉ nên lau bát hương sạch sẽ, không nên tự ý động chạm hoặc di chuyển nếu có di chuyển phải làm đúng theo hướng dẫn trên.

2.     Tỉa và đổ chân hương sai cách

Khi hương đầy, người ta thường tỉa và đổ bớt chân hương. Việc này không đơn giản như các bạn vẫn nghĩ đâu nhé. Nếu tỉa hương sai cách sẽ khiến tài lộc tiêu tán.

Cách đúng nhất khi tỉa chân hương là tuyệt đối không được lấy ra hết mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân. Đặc biệt, không được vứt chân hương bừa bãi vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung. mà mang đi đốt thành tro rồi thả xuống sông, hồ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được bỏ chân hương ở những nơi bẩn thỉu, làm vậy sẽ phạm phải điều xấu.

3.     Dùng nước lạnh để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta khi lau rửa bàn thờ thì nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị. Khi tiến hành nếu có bài bị thần Phật thì phải lau trước rồi đổ nước đi, thay nước ấm mới rồi mới để lau bài vị tổ tiên. Tuyệt đối không lau bài vị tổ tiên trước thần Phật, đây là điều bất kính, mạo phạm đến thần Phật (ở ngôi vị cao hơn tổ tiên).

Việc lau dọn bàn thờ vẫn luôn rất quan trọng nên không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện được. Khi thực hiện nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

4.     Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí

Trước khi mang những đồ thờ xuống cọ rửa, các chị hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng nhé. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc của gia chủ.

Tốt hơn là với tro, bát hương cũ, đồ thờ cúng khi muốn thay thế đồ mới thì phải thả ra đồ cũ sông hồ cho mát hoặc những nơi sạch sẽ hoặc hoá những đồ vật đó. Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.

Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.


 

Vị trí bên trái bàn thờ là vị trí quyết định tài vận và hòa khí gia đình, nếu bạn để nơi này bừa bộn, để những vật không cần thiết ở đây thì đừng trách vì sao vợ chồng thường xuyên hục hặc, cự cãi, làm mãi vẫn không khá lên được.

Không chỉ chú ý việc chăm chút cho bàn thờ, mà cả dưới bàn thờ gia chủ cũng cần lưu ý không được đặt đồ đạc ở đây. Bên dưới bàn thờ cần được giữ thông thoáng, sạch sẽ và tuyệt đối không được đặt bể cá ở đây nếu không muốn tài sản hao hụt, sức khỏe đi xuống.

Ngoài ra, khi đặt bàn thờ chủ nhân nên chọn vị trí trang trọng để đảm bảo tôn nghiêm và thể hiện lòng thành kính với Thần Phật, tổ tiên. Việc đặt phòng thờ cận bếp hoặc đối diện cửa nhà vệ sinh được xem là đại kỵ, phạm tội bất kính với ‘bề trên’.

Bàn thờ là một yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe tâm linh cho mọi người trong gia đình. Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Quan trọng là con cháu bày tỏ lòng thành kính trước gia tiên, thần phật và cầu mong bình an may mắn cho gia đình.

Tin bài liên quan