Nỗi khiếp sợ mang tên Trùng Tang

Nỗi khiếp sợ mang tên Trùng Tang

Dân gian vẫn kể cho nhau nghe về những trường hợp chết "trùng tang liên táng" rất thương tâm và coi đó như là một thảm họa.

Trong dân gian, việc tang ma thường đi kèm với nỗi lo sợ quá mức khi người chết đúng giờ "trùng rơi vào kiếp sát" (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) và sau đó, trong thời gian ngắn, gia đình lại có người qua đời. Nỗi ám ảnh này được lưu truyền dai dẳng trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hoặc lý giải được bằng những bằng chứng hết sức khoa học.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên

Vốn là một võ sư, một người lính đã từng trải qua thời khắc giữa cái chết và sự sống, ông L.C không có sự mê tín nhưng hôm tôi gọi điện hẹn gặp để hỏi chuyện công việc thì ông từ chối. ông giãi bày mới hay: "Bà mẹ tôi (hơn 90 tuổi) ốm nặng nằm trong bệnh viện mấy tháng nay rồi. Nhưng ông anh, sinh năm Dần (62 tuổi) lại đột ngột qua đời đúng vào ngày, tháng, năm Dần. Vậy là thầy phán trùng tang. Cả nhà lo cúng lễ. Tôi thì chẳng tin đâu, cũng chẳng sợ gì cả nhưng cũng đành theo mọi người cho phải lẽ".

Câu chuyện như ở nhà võ sư  này không phải hiếm. Tôi đã từng biết đến một gia đình họ hàng trong vòng 5 tháng mất liền 3 người có quan hệ thân thiết. Đầu tiên là ông anh cả, vẫn còn đang bơm vá xe đạp, bỗng thấy tức ngực, khó thở được đưa đi viện cấp cứu. Ông anh cả này đã từng được đặt ống nối trong phổi. Đến viện bác sĩ chẩn đoán, lao lực, bật ống nối, dịch phổi tràn... và ông đã qua đời ở tuổi 53.

Chưa qua 49 ngày thì người em dâu đi nằm cữ sinh đứa thứ hai. Không ngờ bị băng huyết, ở trạm xá xã, y tá, bác sĩ kém về nghiệp vụ không phát hiện sớm để chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Mất máu quá nhiều, người em dâu mất đúng vào ngày con trai chào đời, năm ấy cô 37 tuổi. Hơn một tháng sau, một bà già hơn 80 tuổi mà hai người đã mất gọi là thím dâu qua đời vì ốm bệnh lâu ngày.

Quá lo sợ ba cái tang liên tiếp, một số người trong gia đình có dấu hiệu mất ngủ, hoảng hốt... Đi xem bói, gia đình được phán là trùng tang. Tuy nhiên, khi về được một thầy phong thuỷ có tiếng trong vùng khẳng định: Lương Văn Nhã, một người chuyên: "Nghiên cứu kỹ về "Thọ mai gia lễ", soi vào cách tính được truyền trong nhiều sách ta, sách Tàu thì trùng tang thường ứng với người cùng huyết thống. Trùng không "bắt" người có quan hệ dâu, rể. Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của những người đã mất". Nghe được lời khuyên ấy, nhiều người trấn tĩnh lại, sau thời gian ngắn mọi chuyện lại trở lại bình thường và cũng chẳng còn đám ma nào xuất hiện trong gia đình họ hàng của tôi nữa.

Một trường hợp nữa, trong chuyến đưa người nhà của võ sư L.C lên chùa Hàm Long (Bắc Ninh), tôi biết chuyện đau lòng nhà chị Hường. Chồng chị là Vương Duy Quang, đi làm xây dựng bị cảm mất ở Tuyên Quang. Sau đưa về ma chay, thì hơn tháng sau, bố chồng khi đi thăm chùa Bái Đính về, đêm mệt quá lên cơn hen co thắt phế quản không kịp lấy thuốc đã qua đời. Cho là trùng tang, nên thầy cúng đến làm lễ và gia đình chị Hường "gửi vong" lên chùa Hàm Long, nơi được xem là địa chỉ "nhốt trùng" lớn nhất nước để nhờ các sư chăm sóc.

Đồn đoán về nơi "nhốt trùng" lớn nhất

Dân gian vẫn truyền nhau những trường hợp chết "trùng tang liên táng" rất thương tâm, coi như một thảm hoạ. Cứ thế, người ta lưu truyền về một nơi "nhốt trùng" an toàn nhất là chùa Hàm Long (Quế Võ-Bắc Ninh). Đặt chân đến chùa mới thấy hết cái cảm giác rờn rợn được đồn là nơi "nhốt vong chết trùng" lớn nhất cả nước. Ngôi chùa u tịch, nằm gối đầu vào núi, xa là dòng sông. Tương truyền, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ, một chân tu đắc đạo gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ. Từ ngàn xưa ấy, đồn rằng, nơi đây những vị cao tăng đã có phương pháp trấn yểm trùng huyền bí mà hiệu quả. Nơi đây còn có bộ ván in khắc phù giải "trùng tang liên táng" từ mấy trăm năm nay.

Người nhà đưa di ảnh của người quá cố lên chùa sẽ được các sư hướng dẫn cụ thể cách kiêng kỵ. Những người sống trong gia đình được giữ lá bùa trong ba năm để đề phòng tai hoạ. Chuyện ly kỳ tại chùa Hàm Long được người dân lan truyền mà chẳng biết kiểm chứng thực hư như thế nào. Họ đồn đoán rằng, mỗi buổi những nhà sư phải nấu một nồi cháo to cúng thí, nếu hôm nào quên là gà vịt của người dân quanh vùng bị chết hàng loạt (!!!).

Trước những chuyện này, GS Trần Lâm Biền (Cục di sản văn hoá) cho rằng: "Những chuyện như vậy, xét tính chân thật thì khó nói. Nhưng đó là tín ngưỡng dân gian, là niềm tin nên mặc nhiên người dân cứ người sau làm theo người trước và thành nếp như vậy. Và đã là tín ngưỡng thì không ai xem xét đến chuyện đúng sai, thực hư. Chỉ biết rằng, chùa Hàm Long là ngôi chùa cổ có giá trị văn hoá tâm linh được đông đảo người dân chiêm bái".

"Giải mã" và hoá giải

Từ những năm trước đây, nhiều nhà khoa học đã tìm cách tiếp cận, lý giải hiện tượng dân gian này. Các nhà vật lý ngày nay cho biết, khi còn sống GS Nguyễn Hoàng Phương (Hội Vật lý Việt Nam) đã đưa khoa học vào nghiên cứu bước đầu vén bức màn bí mật về hiện tượng này. Theo kiến giải của cố GS Nguyễn Hoàng Phương: "Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống".

Chùa Hàm Long được đồn đoán là nơi “nhốt trùng” lớn nhất Hà Nội

Chính điều này, các nhà vật lý hiện tại như GS.VS Đào Vọng Đức, PGS.TS Hà Vĩnh Tân người bỏ nhiều thời gian nghiên cứu, lý giải các hiện tượng tâm linh huyền bí cũng giải thích trên lý thuyết sóng điện từ và trường năng lượng. Điều này cũng xuất phát từ những kiến giải của GS Hoàng Phương.

Lý giải vì sao khi lo tang ma cho người quá cố mọi thành viên trong gia đình thấy mệt mỏi và sau đó có người ngã bệnh, lương y Trần Bình (Thanh Xuân- Hà Nội) cho rằng: "Khi con người chết đi đều để lại tử khí. Khí này cộng hưởng với mùi khói hương, sự đông đúc của người sống khiến không khí ngột ngạt. Vì vậy, với người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm tử khí kéo theo các bệnh như: Chướng khí, ăn không tiêu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... Nhiễm tử khí lâu ngày sẽ có hiện tượng giống như bệnh nan y khiến không ít người hoang mang".

ông Bình kể: "Tôi đã gặp vài trường hợp như vậy. Sau khi gia đình có người mất, vài người nhiễm bệnh. Họ cũng tốn đến 30 triệu đồng để cúng giải trùng tang. Nhưng khi đến tôi chỉ hướng dẫn lấy lá đinh lăng và lá nhãn tươi sắc lấy nước uống vậy là tứ chứng tiêu tan".

 

Một số quan niệm khác:

Những ví dụ về trùng tang rất đáng tiếc trong thực tế đã quá nhiều và cho dù không thể giải thích dưới con mắt khoa học thì nó vẫn là một sự thực hiển nhiên. Biết về nó và để phòng tránh những cái chết đáng tiếc là việc rất hữu ích khi học hỏi nghiên cứu các hiện tượng huyền bí.

Trùng tang là một hiện tượng có thật trong cuộc sống hiện đại của chúng tamà chưa có lý giải nào hợp lý về mặt khoa học. Không có nhiều tư liệu viết và nghiên cứu về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp người chết phạm vào Trùng tang hết sức đau thương.Như chúng ta đều biết khi ai đó mất đi, gia đình liền tiến hành tang lễ cho họ và kèm theođó là việc nhờ thầy xem người ra đi có sạch giờ không, có bị "trùng" không. Vậy thực chất "trùng" là thế nào?có những cái chết được cho là "trùng" như cả nhà lần lượt hai, ba người chết, khi người đầu tiên chết chưa hết tang thì người tiếp theo lại chết cho tới khi số người chết là đủ 3, 5 ,7 ,hay 9 người. Người ta gọi đó là trùng tang...

Trùng tang liên táng thường có các dạng như sau :

 

  • Trùng 3 ngày (tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết. Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.).
  • Trùng tuần đầu (tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày - tức là cúng 49 ngày đó.
  • Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn. Nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải.

- Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho.

Tin bài liên quan