Tháng cô hồn, nhà nhà đều có thói quen cúng trước hoặc gần rằm. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, liệu rằm tháng bảy âm, không cúng cô hồn có được không, nếu cúng nên chọn cỗ chay hay cỗ mặn và làm vào ngày giờ nào là tốt?
Nhiều gia đình tuy không chính thức theo đạo Phật nhưng luôn nhất tâm hướng thiện, sống với lòng thành và luôn làm tốt các tập quán phong tục được duy trì từ xa xưa. Ngày rằm tháng 7 âm lịch, tháng cô hồn, đôi khi họ có chút lăn tăn thắc mắc rằng, liệu nếu vì những lý do khách quan như công tác đột xuất, xảy ra việc đặc biệt hoặc bản thân chưa thực sự nắm rõ cách làm thì có thể không cúng cô hồn vào dịp này được không.
Sư thầy Thích Diệu Nhã (chùa Linh Sơn Thanh Nhàn, Hà Nội) trả lời vấn đề này như sau: Trước hết phải khẳng định, việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và việc làm phúc của mỗi gia chủ, hoàn toàn không có việc bắt buộc phải cúng cô hồn hay các vong linh vào mỗi dịp rằm tháng bảy hàng năm.
Nếu gia đình nào biết cách làm lễ cúng này thì sẽ rất có lợi cho gia chủ đó. Còn nếu không biết cách làm thì có thể đăng ký nhờ nhà chùa sắm lễ vật hoặc tự mang lễ vật đến cúng cùng nhà chùa. Việc cúng lễ cô hồn có hai hình thức: Một là tại nhà, hai là tại chùa.
Cũng theo sư thầy Thích Diệu Nhã, nếu gia chủ nào không biết cách làm tại nhà cũng không nhờ nhà chùa thì không nên làm lễ cúng này vì nếu không biết cách tiễn các cô hồn, vong linh về cõi âm, các vong linh sẽ quanh quẩn trên cõi trần quấy đảo gia chủ. Ngoài ra, các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.
Về việc có nên làm lễ cúng cô hồn (chúng sinh) tại nhà, hiện mỗi người một quan niệm. Theo Thượng tọa Thích Đồng Huệ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, “đất có thổ công, sông có hà bá”, các gia đình chỉ nên cúng thổ công, gia tiên, còn cúng chúng sinh nên đến các đền chùa, những nơi thờ cúng tập trung. Vào dịp này, nếu các gia đình thành tâm thì nên phóng sinh chim, cá sẽ rất tốt.
“Tại sao chúng ta tưởng nhớ, thờ cúng những người đã khuất mà lại không thể trợ duyên, không giúp đỡ những người còn sống. Tâm ý của nhà Phật muốn gợi đến tấm lòng, động đến tri kiến và nhận thức của mỗi người. Hãy yêu thương những người còn sống, đùm bọc, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, không phải chỉ là giữa những người ruột thịt mà với cả cộng đồng xã hội, đó chính là lòng hiếu hạnh mà mỗi người nên hướng tới”, Thượng tọa Thích Đồng Huệ chia sẻ thêm.
Rằm tháng bảy, những người biết cách cúng vong có thể tự tiến hành tại nhà nhưng nên cúng vào buổi chiều tối, mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, tránh xa bậu cửa. |
Tuy nhiên, những người biết cách cúng vong có thể tự tiến hành tại nhà nhưng nên cúng vào buổi chiều tối. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm. Còn nếu cúng tại nhà, mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, tránh xa bậu cửa, không quy định về hướng lễ.
Trong dịp rằm tháng bảy, nghi lễ Vu Lan báo hiếu không thể không tiến hành. Đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Thường thì từ đầu tháng 7 âm lịch, Phật tử đã tới các chùa rất đông để đăng ký lễ cầu siêu, cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ.
Các chùa thường làm lễ cầu siêu từ rất sớm, cũng là dịp các thầy giảng cho người dân hiểu về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của con cái với bậc sinh thành. Trong lễ Vu Lan, người theo đạo Phật thường tụng những biến kinh hồi hướng cho bố mẹ, cửu huyền thất tổ lúc nào cũng được. Nếu theo tôn giáo khác thì dùng tâm hướng đến người đã khuất. Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt.
Nên lễ Vu Lan ở các chùa trước bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. |
Lễ cúng ngày rằm tháng bảy không nằm ở mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và tấm lòng thiện lương, thành kính của mỗi người. Mỗi nơi có cách cúng lễ khác nhau, nhưng giống nhau ở tấm lòng thành, tâm hướng thiện với các hoạt động thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt.
Lễ cúng rằm tháng bảy báo hiếu cha mẹ nên tiến hành ở chùa trước và vào ban ngày bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên các hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt.
Mùa lễ Vu Lan, mọi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng thần linh, gia tiên. Theo Thượng tọa Thích Đồng Huệ, rằm tháng bảy nên cúng cỗ chay là tốt nhất. Người dân mua sắm lễ thật nhiều nhưng có khi chỉ thắp nén nhang với một cốc nước trắng cũng tốt, quan trọng nhất là lòng thành.
Còn theo quan điểm của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương: Rằm tháng bảy, nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng thật hoành tráng và đặt lên ban thờ để làm lễ. Người ta quan niệm, ngày này các vong linh được xá tội, cửa ngục được mở, cha mẹ, ông bà của họ có thể về nhà để nhận sự hiếu kính của con cháu. Con cháu thi nhau làm mâm cao, cỗ đầy để cầu cúng, báo đáp. Và họ tự nhủ với nhau, lễ lạt càng to càng tốt, càng thể hiện sự hiếu lễ.
Khi cúng vào ngày lễ Vu Lan, con cháu nên cúng ông bà, cha mẹ bằng lễ chay, tuyệt đối tránh việc sát sinh. |
Tuy nhiên, dưới con mắt và giáo lý của nhà Phật thì việc làm trên lại sinh ra cái tội cho ông bà, cha mẹ, người đã thác đi. Bởi khi còn sống, ông bà, cha mẹ của họ cũng gây ra tội khi sát sinh, cũng cúng lễ mặn vào ngày Rằm. Và bây giờ, con cháu của họ lại tiếp tục sát sinh để cúng ông bà, cha mẹ khiến cho tội lỗi của họ càng nặng thêm. Chính vì thế, khi cúng vào ngày lễ Vu Lan, con cháu nên cúng ông bà, cha mẹ bằng lễ chay, tuyệt đối tránh việc sát sinh.
Đúng ngày rằm tháng bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ đều được tự do. Vì vậy, dân gian quan niệm nếu cúng đúng ngày rằm, sợ rằng sẽ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình. Cũng vì có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này dễ bị cướp, người thân khó nhận.
Các gia đình thường cúng rằm tháng bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm. |
Do vậy, theo xu hướng chung các gia đình thường cúng rằm tháng bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm (tức là ngày 15/7 âm lịch). Còn ngày chính rằm sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn. Lúc này mâm cơm cúng cũng được dọn ngoài đường, trước nhà… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào. Dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.
Điều cần tránh khi lên chùa cúng rằm tháng bảy- Không nên sắm lễ mặn. Đến dâng hương cầu cúng ở các chùa nên sắm các lễ chay như hương, hoa, oản phẩm, xôi, chè... Không nên sắm lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợ), thịt gà, giò chả... Tuyệt đối không được dâng lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức nơi thờ tự chính của chùa. Lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu. Nhất là đối với lễ cúng cô hồn, chỉ cúng bằng đồ ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si. - Không ăn mặc phản cảm. Không chỉ riêng ngày rằm tháng bảy, khi lên chùa dâng hương lễ Phật, cần ăn mặc giản dị, sạch sẽ, kín đáo. - Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia. |