Vẻ đẹp của chữ Hán là độc nhất vô nhị: giản ước, linh động, biến hóa muôn màu muôn vẻ. Đặc tính này được thể hiện sinh động và thấu triệt trong thơ văn cổ điển. Bài viết này phẩm đọc bốn bài thơ thất ngôn tuyệt cú của Lý Bạch, lĩnh hội phong thái phiêu du của vị thi tiên sinh hoa diệu bút này.
“Tảo phát Bạch Đế thành” – Sáng rời thành Bạch Đế
朝辭白帝彩雲間,
千里江陵一日還。
兩岸猿聲啼不住,
輕舟已過萬重山。
Triêu từ Bạch Đế thải vân gian,
Thiên lí Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.
Dịch thơ:
Giã từ Bạch Đế trong mây tản,
Ngàn dặm Giang Lăng một ngày về.
Hai bờ vượn hót âm không đoạn,
Thuyền thời nhẹ lướt vạn trùng san.
Bài thơ “Tảo phát Bạch Đế thành” miêu tả cảnh tượng hoành tráng, cảm kích sung mãn, mỗi một câu đều có động cảm như sóng nước đang trào dâng. Thi nhân hạ bút, không chỉ mô tả vẻ đẹp của cảnh vật nhập vào mây sắc, mà còn có sự cân bằng của những số tự như “thiên”, “nhất”, “lưỡng”, “vạn” tạo hiệu quả tô điểm, tận hiển sự hoành đại của khung cảnh và thần thái phấn chấn của tác giả.
Thi từ được sử dụng cô đọng, nhưng cách kể chuyện thì vô cùng tinh chuẩn. “Triêu từ Bạch Đế thải vân gian” mô tả thời gian vào buổi sáng sớm, địa điểm là thành Bạch Đế, đồng thời từ “thải vân – mây ngũ sắc”, hình dung địa thế cao của thành Bạch Đế trong mây, khơi thông dòng chảy cho những câu thơ đi sau. “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ, Khinh chu dĩ quá vạn trọng san” thể hiện khí thế thuyền nhẹ băng băng xuôi theo dòng nước, tràn đầy hào khí. Tác giả mô tả việc chèo thuyền xuôi dòng trên sông lớn, thực chất là bày tỏ niềm hoan hỉ, vui sướng sau khi bản thân được ân xá, dùng cảnh vật để bày tỏ cảm xúc.
Dương Thận, một nhà văn thời nhà Minh, đã ca ngợi Lý Bạch: “Kinh phong vũ nhi khốc quỷ thần hĩ”, ý tứ là những vần thơ của Lý Bạch khiến mưa gió kinh động, quỷ thần cũng phải rơi nước mắt. Trương Tổng trong “Đường phong hoài” trích dẫn một bình luận: “Hán Nghi viết: Cảnh chi sở đáo, bút tức truy chi, hữu thanh hữu tình, oản nghi Thần trợ, quả thực là thiên tài.”
“Vọng Thiên Môn sơn” – Ngắm núi Thiên Môn
天門中斷楚江開,
碧水東流至此回。
兩岸青山相對出,
孤帆一片日邊來。
Thiên Môn trung đoạn Chu giang khai,
Bích thủy đông lưu chí thử hồi.
Lưỡng ngạn thanh san tương đối xuất,
Cô phàm nhất phiến nhật biên lai.
Dịch thơ:
Giữa núi Thiên Môn sông Chu mở
Bích thủy đông lưu đến đây hồi.
Hai bờ núi biếc so lưỡng ngọn,
Buồm đơn một cánh hứng Mặt Trời.
Bài thơ này trong thơ có họa, Lý Bạch vẽ nên nó khi ông du hành núi Thiên Môn trên đường đến Giang Đông vào năm Khai Nguyên thứ mười ba (năm 725). Thiên Môn sơn gồm hai ngọn núi là núi Đông Lương và núi Tây Lương tổ thành, bài thơ miêu tả cảnh nhà thơ xuôi theo dòng sông, từ giữa hai bờ núi xanh phóng mắt nhìn ra cảnh trí xa xa. Nước sông ào ào chảy cùng hào khí của tác giả tựa hồ như hòa thành nhất thể, sự hùng vĩ của tự nhiên ánh chiếu sự thoát tục phi phàm của thi nhân.
Các học giả đời sau chỉ ra giá trị nghệ thuật của bài thơ này. Trong “Đường thi tiên chú” của Hoàng Thúc Xán thời nhà Thanh, viết: “Cảnh giới thơ họa thiên nhiên này [của Lý Bạch], rất khó có cao thủ nào viết được như vậy.”
Thanh Cao Tông hoàng đế sắc biên “Đường Tống thi thuần”, viết: “Hồ Ứng Luân nói: ‘Triêu từ Bạch Đế’ và các tác phẩm khác, cực kỳ tự nhiên thuộc về tác phẩm thần thánh, một thời đại đầy giỏi giang.”
“Xuân dạ lạc thành văn địch” – đêm xuân thành Lạc nghe tiếng sáo
誰家玉笛暗飛聲,
散入春風滿洛城。
此夜曲中聞折柳,
何人不起故園情
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh,
Tản nhập xuân phong mãn Lạc thành.
Thử dạ khúc trung văn chiết liễu,
Hà nhân bất khởi cố viên tình.
Dịch thơ:
Sáo ngọc nhà ai đêm phi thanh,
Tản nhập gió xuân mãn Lạc thành.
Trong miền dạ khúc nghe liễu gãy,
Ai nào không khởi cố hương thanh.
Bài thơ này được viết vào năm thứ 22 (734) hoặc năm thứ 23 (735) Đường Huyền Tông Khai Nguyên, khi Lý Bạch đến thăm thành Lạc Dương. Sự kết hợp tuyệt vời các câu hỏi và động từ làm cho bài thơ này có âm hưởng khác lạ.
Ba vị từ “phi”, “tản” và “khởi” vừa thích hợp, vừa độc đáo, mang âm thanh dung nhập vào gió xuân, rồi đưa đến mọi ngóc ngách của thành Lạc Dương. Cả bài thơ tràn đầy sự lãng mạn nhẹ nhàng và động cảm, gợi cho người nghe cảm giác ấm áp, bày tỏ tâm thanh nhớ nhung gia viên nơi cố hương mà không đau thương. Xưa ở Trường An bên sông Bá, người đưa tiễn bạn thường bẻ tặng một cành liễu, gọi là ‘chiết liễu’, âm thanh liễu gãy gợi lên trong lòng tác giả ngày ly biệt cố hương. Bút pháp kỳ diệu của thi tiên Lý Bạch đưa người đọc nhập vào đêm xuân một ngàn năm trước, thể hội dư âm vận vị kéo dài.
Quế Thiên Tường triều Minh trong “Phê điểm Đường thi chính thanh” viết: “Người thời Đường làm thơ có sự quyến rũ, những bài thơ tản dật phiêu du như của Thái Bạch không còn thấy nữa.”
Văn Vương Xương linh tả thiên long Tiêu Diêu hữu thử kí
楊花落盡子規啼,
聞道龍標過五溪。
我寄愁心與明月,
隨風直到夜郎西。
Dương hoa lạc tận tử quy đề,
Văn đạo Long Tiêu quá Ngũ Khê.
Ngã kí sầu tâm dữ Minh Nguyệt,
Tùy phong trực đáo dạ lang Tây.
Dịch thơ:
Hoa dương rụng hết chim cu khóc,
Nghe nói Long Tiêu đến Ngũ Khê.
Tôi gửi tâm sầu trao Minh Nguyệt,
Thẳng hướng trời Tây gió cuốn về.
Bài thơ này được viết vào năm Thiên Bảo thứ tám Đường Huyền Tông (749), cũng có thuyết rằng nó được viết vào khoảng năm 753. Khi đó, nhà thơ Vương Xương Linh bị giáng chức từ Giang Ninh thừa xuống làm huyện úy Long Tiêu (nay là Hồng Giang, Hồ Nam). Lý Bạch gửi thơ bày tỏ tâm sự.
“Dương hoa lạc tận tử quy đề, Văn đạo long tiêu quá ngũ khê”, tác giả đưa ra hình ảnh tượng ý bi thương hoa rụng hết chim cu khóc, rồi giải thích lý do: Nghe nói huyện úy Long Tiêu sắp đến Ngũ Khê (Vô Tích ngày nay), tôi đem nỗi sầu muộn trong lòng mình ký thác cho nàng trăng Minh Nguyệt, để nàng theo gió mang đi.
Tác giả không nói đến biệt ly, mà chỉ viết về nỗi buồn. Một chữ “ký” khéo kéo dài cảm xúc chia tay vượt ra ngoài khổ thơ. Nó buồn nhưng không đau. Người đời sau nhận xét: “kỳ ngữ”, “ngọn bút đung đưa ra ý tứ mới lạ”.
Hồ Ứng Lân thời nhà Minh đã viết trong “Thi tẩu”: “Thái Bạch thất ngôn tuyệt vời, như ‘Dương hoa lạc tận tử quy đề’, ‘Triêu từ Bạch Đế thải vân gian’, ‘Thùy gia ngọc địch ám phi thanh’, ‘Thiên Môn trung đoạn Chu giang khai’ và những tác phẩm khác, đọc chúng thực sự khí khái, phi thường thoát tục, thuộc về cửu tiêu (chín tầng trời). Hạ Giám nói ông ấy là tiên giáng, quả thực không sai.”
Thơ Lý Bạch luôn sung mãn thâm thúy, khí vận phi phàm, khiến người đọc ngưỡng mộ và hưởng ứng.
Hương Thảo biên dịch.