Trong “Liệt Tử‧Hoàng Đề thiên”, có một đoạn đối thoại khiến người ta tự thâm sâu thức tỉnh, đó là đoạn Nhan Hồi thỉnh giáo Khổng Tử về kỹ thuật chèo đò.
Nhan Hồi hỏi Khổng Tử: “Có lần con đi qua một vực sâu gọi là Thương Thâm. Kỹ thuật chèo đò của người lái đò đó đơn giản là xuất thần nhập hóa. Con hỏi ông ấy: ‘Kỹ thuật chèo đò có thể học được không?’ Ông ấy trả lời: ‘Có thể, người biết bơi thì có thể dạy, người bơi giỏi thì có thể lĩnh hội rất nhanh, còn người có thể lặn thì dù chưa từng nhìn thấy đò cũng có thể lập tức chèo lái được.’ Con lại hỏi, nhưng ông ấy chỉ im lặng. Xin hỏi lời ông ấy nói là có ý tứ gì?”
Khổng Tử hồi đáp: “Ôi! Ta đã dạy con học những tri thức sách vở đó từ lâu. Nhưng nếu con không có kinh nghiệm thực tiễn, làm sao bản thân con có thể nắm vững Đạo? Người biết bơi có thể dạy, là vì họ không sợ nước; người bơi giỏi học rất nhanh vì đã quen với thủy tính (thuộc tính của nước) ; còn người biết lặn dù chưa bao giờ thấy con đò mà có thể lập tức điều khiển được, vì anh ta coi vực sâu như thổ sơn, lật đò lại mà nhìn thì như xe đi ngược. Vạn vật lật ngược đồng thời trình hiện trước mắt, nó không thể làm anh ta lay động nội tâm chút nào. Người như vậy, gặp tình huống nào mà chẳng bình tĩnh? Cậy vào hòn đất (ý tứ là dựa vào tự thân), phát huy kỹ thuật thì đắc kỹ xảo nhất định; cậy vào tiền bạc, tâm lý sẽ sợ hãi; cậy vào vàng kim, đầu não sẽ tăm tối hồ đồ. Kỹ xảo tài năng uyên bác bản lai là như nhau, nhưng khi hữu sở cố tích (có thói quen nuông chiều bản thân) liền xem ngoại vật rất trọng, phàm đã coi trọng ngoại vật, thì nội tâm sẽ ngu dốt đần độn.”
Nếu quả con người tiên sinh thông thủy tính, thì con đò chỉ là ngoại vật, nó chỉ có tác dụng mang chứa hỗ trợ sinh mệnh, còn chủ tể của sinh mệnh vẫn là bản thân con người chứ không phải ngoại vật, bởi con người tự thân có bản năng tiềm tại (có thể lặn dưới nước), biết thủy tính. Nhưng khi con người bắt đầu lệ thuộc quá nhiều vào ngoại vật, nương tựa ngoại vật để quyết định tự thân, thì bản năng của con người sẽ dần dần thoái hóa. Cũng giống như chữ “lãn 懶”, chữ “lại 賴” thêm chữ tâm 心 thành chữ “lãn 懶”, rất minh hiển thuyết minh, rằng làm người mà có tâm ỷ lại vào ngoại vật thì sẽ biến thành lãn (lãn là lười biếng). Người hiện đại truy cầu hưởng thụ vật chất quá mức, huyễn tưởng rằng “lãn nhân hữu lãn phúc” (người lười có phúc lười), coi lười biếng như một trạng thái cực đoan truy cầu an dật, mà không biết rằng chúng ta đang dần dần đánh mất đi bản năng tiên thiên bảo quý nhất. Đánh mất năng lực chủ tể chế ngự con đò cuộc đời theo cách này chẳng khác gì tự mình đặt ra những nguy hiểm tiềm ẩn cho hành trình của cuộc đời.
Đối với quan hệ giữa bản tính chân ngã và cảm quan của nhân thể, chữ “hoạt 活” (sống) là thuyết minh rất hình tượng. Trong sách “Thuyết văn giải tự” giảng chữ “hoạt 活” chỉ nước lưu thanh lưu động, cũng chính là dạng mạo của nước, hay thủy tính. “Hoạt”, hay sống, trong tâm mục của nhân gian là biểu trưng của sinh mệnh, sinh mà hoạt (chữ ‘sinh hoạt 生活’ tiếng Trung có nghĩa là cuộc sống), được sinh hạ mà đến thì phải chăng là vì cuộc sống mà phải bôn ba lao khổ? Ý nghĩa chân thực của “sống” là gì, đoạn đối thoại này đã giúp con người lý giải minh xác về “nhân chi sơ tính bản thiện”. Thượng thiện nhược thủy – người đại thiện đạt đến như nước – thủy tính của chữ “hoạt” chỉ ra minh xác nội hàm của “sống” trong văn hóa thần truyền, do đó không khó lý giải.
Sinh mệnh chân chính của con người là chủ nguyên thần mà thiên tính nguyên lai là bản thiện, khi giáng hạ xuống phàm trần là không còn thuần tịnh, bởi thế “sống” chính là mượn nhục thân làm con đò nhỏ tìm về thủy tính bản nguyên của mình mà phản bổn quy nguyên. Nếu không minh bạch lý này, thì sẽ coi trọng dục vọng của nhục thân, đặt chiếc xe trước con ngựa, trái lại sẽ thực sự khiến bản thân chúng ta vì nhục thân này mà vĩnh viễn mê thất trong danh lợi tình trường tranh tranh đấu đấu, sự hung hiểm và nguy cơ của sinh mệnh vì thế mà sinh ra, và hậu quả là không thể lường trước được.
Có vẻ như Nhan Hồi đang hỏi Khổng Tử về “Đạo”, thỉnh thị “pháp” để sinh mệnh tự độ và cứu độ chúng sinh!
Hương Thảo biên dịch.