Tiết lập thu trong dân gian và thi tình

Thời gian thấm thoắt trôi, âm dương lặng lẽ tiếp nối, hoa xuân không còn, ngày hè thôi nắng gắt, lập thu lại đăng trường. Đỗ Phủ có câu thơ: “Nhật nguyệt bất tương nhiêu, Tiết tự tạc dạ cách; Huyền thiền vô đình hào, Thu yến dĩ như khách”, ý tứ là, thời điểm âm dương nhật nguyệt nhường nhau đã qua, tiết cũ đã là đêm qua, ve sầu không ngừng kêu, én thu đã là khách – đối ứng chính là, tiết lập thu đã lặng lẽ đến.

Lập thu trong 24 tiết khí, tiết thu mát mẻ

“Lập thu” là “tiết tháng 7” theo Hoàng lịch, rơi vào khoảng ngày thứ 15 sau “Đại thử” (ngày nóng nhất) và vào khoảng từ ngày thứ bảy đến thứ chín của tháng Tám trong Công lịch hàng năm. Trong hai mươi bốn tiết khí, lập thu chỉ thị bước đầu tiên hướng vào mùa thu. Bài thơ “Tảo thu khách xá” của Đỗ Mục miêu tả: “Phong xuy nhất phiến diệp, vạn vật dĩ kinh thu” – gió thổi một chiếc lá, vạn vật đã sang thu – biểu hiện một chiếc lá với tiết cảnh của mùa thu, bởi khi vào đầu thu, vạn vật đều cảm thụ tiết khí thu.

“Tam lễ nghĩa tông” thuyết: “Thất nguyệt lập thu, thu chi ngôn tưu, tưu, súc chi ý. Âm ý xuất địa, thủy sát vạn vật, cố dĩ thu vi tiết danh.”, ý tứ là, lập thu bắt đầu từ tháng 7, từ thu có ý là mát mẻ, thu nhỏ lại, khí âm xuất ra, bắt đầu diệt vạn vật, nên dùng từ “thu” đặt tiết danh cho mùa này.

Dưới cảm ứng của khí âm của mùa thu, gió mát đến, sương trắng rơi, khiến ve sầu rùng mình. Ve sầu được sinh vào thời điểm thịnh dương, cảm âm mà kêu, rõ ràng đã trở thành một màn biểu diễn của khí vật vào tiết lập thu. Giữa thiên địa, dương khí thu lại, âm khí từ địa xuất ra, hóa thành khí túc sát, trời giáng sương mù vào đêm mang đến sự mát mẻ, vạn vật dần dần cảm thụ thời tiết biến hóa theo hướng úa tàn. Nguyên Chẩn, một nhà thơ thời Đường, đã miêu tả tiết lập thu bằng các đặc trưng gió mát, sương trắng rơi, v.v. còn có Thất tịch Thước kiều hội (hội cầu Ô Thước ngày 7 tháng 7), trong bài thơ “Vịnh nhập tứ khí thi, lập thu thất nguyệt tiết” 

“Bất kì chu hạ tận, lương xuy ám nghênh thu.
Thiên Hán thành kiều Thước, tinh nga hội ngọc lâu.
Hàn thanh huyên nhĩ ngoại, bạch lộ tích lâm đầu.
Nhất diệp kinh tâm tự, như hà đắc bất sầu.”

Tạm dịch:
Không hẹn mà hạ tận, gió mát đến nghênh thu.
Sông Ngân bắc cầu kiều, tiên nga tụ ngọc lâu.
Thanh lạnh lùa vành tai, sương trắng giăng rừng biếc.
Chiếc lá kinh tâm rơi, làm sao được hết sầu.

Chú thích: Thiên Hán là sông Ngân Hà trên trời, kiều Thước là cầu Ô Thước trong truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ; tinh nga là tiên nữ trên các ngôi sao; ngọc lâu là lâu đài bằng ngọc trên thiên giới.

Bốn mùa luân chuyển, mùa hè nóng nực đã tận từ lúc nào, gió mai mang theo hơi mát mở ra mùa thu. Tiếng ve kêu râm ran, sương trắng giăng khắp rừng, một chiếc lá kinh ngạc rơi khi mùa thu đã đến, ý thu trong tâm biến thành một nỗi sầu.

Phong tục dân gian tiết Lập thu

Mùa thu đến, thời tiết thay đổi, làm sao để không lo lắng? Phong tục dân gian nghênh thu ở Trung Quốc tập trung vào việc phòng bệnh phòng dịch, thể hiện trí huệ đối ứng với âm trưởng dương suy. Các phong tục dân gian phổ biến bao gồm:

Thứ nhất: Phong tục ăn uống để phòng bệnh

Ở một số nơi, phong tục ăn uống vào tiết lập thu có liên quan đến việc ngăn ngừa bệnh lỵ và bệnh dịch hạch. Sau đây là các phong tục lưu thông thực phẩm phổ biến hơn.

1. “Giảo thu”: Cuốn “Tấn môn tạp ký ‧ Phong tục thời vụ” của Trương Đảo thời Thanh ghi chép “Lập thu thực qua, (ăn các loại dưa, mướp, bầu, bí…) viết giảo thu, có thể tránh tiêu chảy.” Người dân ở Thiên Tân và Bắc Kinh ăn dưa, và người dân Hàng Châu ăn đào mùa thu, tất cả đều là liệu pháp ăn để ngăn ngừa tiêu chảy trong mùa đông và mùa xuân. Ở khu vực Lai Tây, tỉnh Sơn Đông, lưu hành ăn đậu hũ non làm từ bọt đậu và rau xanh, người dân đương địa có câu ngạn ngữ: “Cật liễu lập thu đích tra, đại nhân hài tử bất ẩu dã bất lạp”, ý tứ là ăn váng đậu vào lập thu, người lớn trẻ con không nôn không tiêu chảy.

2. Nuốt đậu đỏ uống thu thủy: Vào ngày lập thu, hướng mặt về hướng Tây nghênh đón gió thu, nuốt 7 hoặc 14 hạt đậu đỏ với nước giếng. Truyền thuyết dân gian nói nếu làm như vậy, nhất thu bất phạm lị tật – cả mùa thu sẽ không bị bệnh lị. Người ta còn nói vào lập thu khi gà trống gáy, múc nước giếng, bất phân già trẻ đều uống một chút, có thể tránh bách bệnh. Chẳng qua phương pháp này, trong hoàn cảnh hiện đại hóa khó mà thực hiện được, vì trong thành thị muốn tìm được một cái giếng nước thì quá khó.

Thứ hai, nấu thu cao để điều trị ung nhọt

Vào ngày lập thu, trước khi mặt trời mọc vào sáng sớm, hái lá cây thu và nghiền thành bột nhão, sắc cô lại thành  hỗn hợp sền sệt rồi cất đi, có thể trị lành ung nhọt.

Thi ca văn chương tiết lập thu

Thi nhân vịnh lập thu có rất nhiều bài thơ, trong đó có một số cũng đối ứng với điển cố tiết lập thu, thi tình họa ý, khiến ấn tượng về lập thu càng ấn nhập thâm khắc vào nhân tâm.

Lập thu kiêng lưu hỏa, trí huệ cổ lão

Tư Thần giới lưu hỏa, thương tiêu tảo dĩ kinh.
Vân thiên thu hạ sắc, mộc diệp động thu thanh.

Thơ Chu Hoằng Nhượng triều Trần (“Toàn tập Đường thi” quyển 468)

Tạm dịch

Tư Thần kiêng lưu hỏa, gió thu sớm khởi lên
Mây trời thu sắc hạ, lá cây động thu thanh

Tháng 7 Hoàng lịch một khi đến, “lưu hỏa” – ngọn lửa trời khiến người ta cảnh giới mùa thu đến. Gió thu đã thổi, kinh động thiên địa vạn vật. Bầu trời cao với làn mây thanh đạm đã thu lại màu sắc nồng hậu của ngày hạ, lá cây xào xạc, gảy lên âm thanh của mùa thu!

Điển cố trong thơ: Tháng bảy “lưu hỏa”

“Tiêu” chính là gió, và “thương tiêu” là gió của mùa thu. Cổ nhân cho rằng, khí túc sát của mùa thu tương hợp với âm thanh bi lương đau buồn của thanh Thương trong ngũ âm, nên gọi Thu là Thương. Hậu nhân thường thấy dụng pháp này, chẳng hạn như chương thứ ba chín của “Tam quốc diễn nghĩa” viết: “Thời đương thu nguyệt, thương tiêu từ khởi”.

“Hỏa” là một hằng tinh sắc đỏ trên bầu trời, tinh túc Trung Quốc cổ đại còn gọi là sao “Thiên Hỏa” (nằm trong chòm sao Thiên Yết [còn gọi là Bò Cạp] phía tây). Bài thơ “Thi – Bân phong – Thất nguyệt” nói về “Thất nguyệt lưu hỏa” khiến người ta ấn tượng thâm khắc. “Thất nguyệt” là một danh tác giảng về lịch làm việc và nghỉ ngơi của nông dân thời cổ đại, người xưa quan sát hiện tượng “lưu hỏa” trên bầu trời sao vào tháng bảy, chính là khi mùa hạ tàn và mùa thu đến, chuẩn bị tâm lý khi tiết trời se lạnh. 

Vậy thì “lưu hỏa” là thế nào? Đó là ngôi sao Hỏa đang di động trên bầu trời theo quỹ tích ngắn trước khi lặn xuống. Khổng Dĩnh Đạt trong “Thi kinh sớ” nói: “Trong tháng 7, (tinh tú trong thiên không) di chuyển theo hướng Tây, Hỏa tinh cũng vậy, biết là sẽ lạnh dần.” Ở Trung Nguyên cổ đại, lúc hoàng hôn của tháng 7 Hoàng lịch, sao “Hỏa” tại vị trí 30 hoặc 40 độ trên đường chân trời phía Tây [1], vào lúc 8 giờ tối, sao “Hỏa” lặn xuống đường chân trời. Hãy tưởng tượng quá trình sao “Hỏa” lặn xuống phía Tây trong khoảng thời gian này, đó chính là “lưu hỏa”.

Lập thu thất tịch (ngày 7 tháng 7) nhất tình vương

Lập thu có những hiện tượng “nhất diệp tri thu”, “thất nguyệt lưu hỏa”, khiến con người cảnh giác trước những biến hóa tiêu trưởng của âm dương, đó là do cổ nhân quan sát vào vi tế, có tư duy triết lý để thấy đầu biết cuối. Thất tịch và lập thu rất tiếp cận, có lúc cũng tương hợp, từ cổ tới kim, câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ càng khiến thiên thu xung mãn nồng hậu tình vị của nhân gian.

Từ xa xưa, Ngưu Lang Chức Nữ đã ở hai bên dải Ngân Hà, cách trở một dải thiên hà mà tương vọng. Tác phẩm “Yến Ca Hành” của Tào Phi ngâm: “Minh nguyệt kiểu kiểu chiếu ngã sàng, tinh hán tây lưu dạ vị ương. Khiên Ngưu Chức Nữ diêu tương vọng, nhĩ độc hà cô hạn hà lương.” Theo truyền thuyết, cứ mỗi năm Ngưu Lang Chức Nữ chỉ có thể vào ngày thất tịch mùng 7 tháng 7 mới được thấy nhau. Trong đêm thất tịch, dải Ngân Hà chuyển hướng Tây, chim ô thước đắp thành cầu Ô Thước cho họ qua cầu mà tương hội. Cầu Ô Thước nối hai đầu sông Hán (sông Ngân Hà), thành sợi dây kết nối tương tư.

Thất tịch liên kết với lập thu đã mở ra cánh cửa tư niệm cho quý tiết mà nhân gian tưởng niệm: Đã lập thu! Thu và niềm tương tư, nhân gian có tình vương, dù cố nhân cách xa thiên vạn lý, thì tâm niệm vẫn ứng đồng.

Hương Thảo.

Tin bài liên quan