Trân quý thời gian để sống cuộc đời tươi sáng của chính mình

Giá trị cuộc sống được tích lũy từng phút từng giây mà thành, có người tận dụng tốt thời gian, nỗ lực chăm chỉ trồng cây để cuối cùng gặt hái một mùa bội thu, tạo dựng cuộc sống rực rỡ muôn màu muôn vẻ; cũng có người sống cuộc đời tầm thường vô vị hiu hắt mỗi ngày, đến lúc già nua thì cô độc đầu bạc vẻ mặt tang thương mà nước mắt chảy xuống.

Có câu: “Thời gian là vàng”, khuyên con người tận dụng tốt thời gian để kiếm tiền. Thế nhưng, mặt khác tiền bạc lại không mua được thời gian. Khi chúng ta ăn uống vệ sinh, thời gian cũng trôi qua, ngay cả khi chúng ta lơ là với mọi việc thì thời gian cũng đột ngột trôi đi. Khi phóng túng một chút vào ngày nghỉ, ngủ nướng tới trưa mới giật mình tỉnh giấc thì thời gian buổi sáng cũng đã trôi qua một cách lặng lẽ và không thể lấy lại được. 

Thật đúng là, thời gian rất công bằng, dù là giàu sang hay nghèo khó, hay trong cuộc đua marathon của cuộc đời, mỗi người đều có 24 giờ một ngày. Chỉ người biết quý trọng thời gian mới có thể sáng tạo ra giá trị tồn tại của chính mình.

Tất cả các bậc thánh hiền Đông Tây kim cổ đều luyến tiếc sự quý giá của thời gian

Từ xưa tới nay, cho dù là bậc Thánh hiền phương Đông hay phương Tây, họ đều cảm khái rằng: “Một tấc thời gian một tấc vàng”. Trong thời đại ngày nay, mọi người đều biết vàng là kim loại quý, nhưng người xưa đã đúc kết từ lâu rằng thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, bởi vì “một tấc vàng không mua nổi một tấc thời gian”. 

2500 năm trước, trong cuốn ‘Luận ngữ – Tử hãn thiên’ có ghi lại những lời này: “Thệ giả như tư phu, bất xá trú dạ” (thời gian như nước sông chảy, về đêm cũng không ngừng nghỉ). Đây là câu nói nổi tiếng của Khổng Tử, bậc tiên sư Thánh hiền cao nhất thời Trung Quốc cổ đại. Ông nhìn thấy nước sông chảy về hướng Đông ngày đêm không nghỉ, vì thế mới thở dài nói rằng thời gian trôi qua không bao giờ trở lại giống như nước trên sông chảy mãi vậy. Ông cũng muốn nhắn nhủ rằng việc trên đời biến đổi thất thường và rằng con người nên biết quý trọng thời gian. 

Ngoài ra, Âu Dương Tu, một nhà văn nổi tiếng thời Tống, ông cũng là người vô cùng quý tiếc thời gian. Âu Dương Tu mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo không có tiền nên mẹ ông đã dùng địch (loại thực vật cỏ lau) viết lên cát để dạy ông biết chữ. Khi lớn lên, Âu Dương Tu cũng hay mượn sách của hàng xóm về đọc, liều mình khổ học đến quên ăn quên ngủ. Nhiều năm sau, Âu Dương Tu đã trở thành học sĩ làm quan trong viện Hàn Lâm. Mặc dù công việc bận rộn tới đâu đi nữa, ông vẫn sắp xếp thời gian để đọc sách, kể cả lúc vào triều, ngồi trên lưng ngựa, nằm nghỉ ngơi, hay trong nhà vệ sinh, trên xe ngựa, trước và sau khi ngủ, ngay cả chút thời gian đi vệ sinh ông cũng muốn tận dụng. Cứ như vậy mà ông học tập không ngừng nghỉ, cuối cùng ông đã thành tựu được một đời đại sư văn học.  

Maria Sklodowska Curie, nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan, là nữ giáo sư đầu tiên của Đại học Paris và là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel. Bà dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu và thử nghiệm. Để không làm mất quá nhiều thời gian của khách, bà không để chiếc ghế nào trong phòng tiếp khách. Bà tin rằng đứng nói chuyện sẽ tốn ít thời gian hơn, không dây dưa dài dòng, không lãng phí thời gian. 

Thomas Alva Edison được mệnh danh là “Vua phát minh”, phát minh vĩ đại nhất của ông là sử dụng vonfram làm dây tóc, sợi tóc bóng đèn đã mang lại lợi ích cho toàn thế giới. Trong cuộc đời mình, ông đã có hơn 2.000 phát minh, bao gồm máy quay đĩa, máy quay phim, máy chiếu phim… Ông cho rằng cuộc đời quá ngắn ngủi cho nên cần tiết kiệm thời gian để làm được nhiều việc hơn; và sự lãng phí lớn nhất trong cuộc đời chính là lãng phí thời gian.

Phương pháp quản lý tốt thời gian

Trong nền công nghiệp hiện đại, mỗi người đều nói rằng bản thân có quá nhiều việc, bận đến mức không thể phân thân mà làm. Thực tế cũng cho thấy, thời gian không đợi người, nó trôi đi quá nhanh. Do vậy, học được cách cải thiện hiệu quả thời gian mới trở thành người chiến thắng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý để có thể tiết kiệm được thời gian:

  • Liệt kê ra những việc cần làm.
  • Phân chia thời gian: Lập kế hoạch chia thời gian cho những việc cần làm, bất luận tâm tính tốt hay xấu, không kể nóng lạnh, kế hoạch đặt ra thì nhất định phải thực hiện. 
  • Mối khoảng thời gian tập trung chuyên chú vào một việc.
  • Tận dụng tốt khoảng thời gian rời rạc như khi chờ xe buýt, bắt xe, lúc xếp hàng, lúc nghỉ trưa… Những khoảng thời gian vụn vặt này gom lại sẽ tạo nên một lượng thời gian đáng kể.
  • Thời thời nhắc nhở bản thân: Phương pháp luyện thép thô sơ cũng có kế hoạch trong một ngày, tuy nhiên đều là làm nhiều mà công trạng ít. Hy vọng trong khoảng thời gian hữu hạn có thể làm thêm nhiều việc hơn, vậy thì cần thời thời nhắc nhở bản thân là việc tất yếu. 

Đời người là do thời gian liên kết lại mà thành, quý trọng thời gian chính là quý trọng sinh mệnh. “Một tấc thời gian một tấc vàng, nhưng một tấc vàng lại không mua nổi một tấc thời gian”, thời gian qua đi không trở lại, cũng không thể thay thế, cho nên mỗi phút thời gian đều có giá trị đặc thù. Chỉ cần chúng ta vận dụng thật tốt thời gian, thời gian cũng sẽ giúp sinh mệnh chúng ta trở nên phong phú, đầy màu sắc và đáng nhớ hơn.

San San.

Tin bài liên quan