Phúc khí lớn nhất của một người không gì bằng có một cái tâm thiện lương. Ngẫu nhiên làm việc thiện thì không hề khó, cái khó là cả cuộc đời không mất đi cái tâm thiện lương ban đầu.
Thời Thanh mạt cuối thế kỷ 19, có một thương nhân kinh doanh thất bại thảm hại, cần gấp một khoản tiền lớn để quay vòng vốn. Số tiền này rất lớn, xem khắp thiên hạ chỉ có tiền trang Phụ Khang của Hồ Tuyết Nham (1823 – 1885) mới có thể thu xếp được. Thế là thương nhân đến tìm ông chủ Hồ Tuyết Nham, chủ động đưa ra giá thấp, xin ông mua lại sản nghiệp của mình.
Hồ Tuyết Nham nghe xong lập tức sắp xếp thuộc hạ đi điều tra xem những điều thương nhân này vừa nói có đúng không. Sau khi điều tra rõ, ông không nói lời nào, lập tức mua sản nghiệp của thương nhân bằng giá thị trường, tức là cao hơn giá thương nhân đưa ra rất nhiều.
Vị thương nhân kia vừa kinh ngạc vừa vui mừng, không rõ tại sao Hồ Tuyến Nham lại không kiếm món lời đã ở trong tay như thế này.
Hồ Tuyết Nham thấy thương nhân có vẻ nghi hoặc liền cười và nói: “Ông yên tâm đi, chúng tôi chỉ là bảo quản những tài sản này, đợi ông vượt qua được quan ải này, bất kỳ lúc nào ông cũng có thể quay lại chuộc những thứ thuộc về ông”.
Nhờ Hồ Tuyết Nham kịp thời ra tay cứu giúp, thương nhân đó cuối cùng đã vượt qua quan ải khó khăn này, trở thành đối tác trung thực nhất của Hồ Tuyết Nham. Dưới sự hỗ trợ hết sức của thương nhân đó, Hồ Tuyết Nham cũng ngày càng kinh doanh phát đạt, trở thành người mà nhân dân bách tích ca ngợi là “Thần tài sống”.
Trời không thiên vị bất kỳ người nào, nhưng không bao giờ bạc đãi người lương thiện. Thiện lương không có nghĩa là phải làm những việc thiện to lớn. Chỉ cần trong tâm luôn có thiện niệm thì đã là tích phúc cho bản thân và người nhà rồi.
Nếu bạn thiện lương thì phúc báo sẽ theo như hình với bóng. Người xưa nói: “Hết thảy phúc điền đều đến từ tâm địa”.
Cổ ngữ có câu: “Người làm việc thiện tuy phúc chưa đến mà họa đã tránh xa”.
Thế nên, hết thảy nhân thiện đều có quả thiện. Trao yêu thương thì đón nhận yêu thương. Cho đi phúc thì nhận được phúc.
Phúc khí lớn nhất của một người không gì bằng có một cái tâm thiện lương. Ngẫu nhiên làm việc thiện thì không hề khó, cái khó là cả cuộc đời không mất đi cái tâm thiện lương ban đầu.
Trồng phúc đắc phúc không dễ dàng, thế nên càng cần phải trân quý phúc, gọi là tiếc phúc.
Tiếc phúc là một thái độ sống. Đối với bất kỳ vật gì của thế gian cũng đều nên trân quý. Đối với những vật dụng hàng ngày, cần sử dụng hết khả năng của nó, chớ lãng phí.
Làm người cần biết đủ, tiếc phúc thì vạn vật trong trời đất đều quyến luyến bạn, khiến bạn gặp hung hóa lành.
Người có phẩm đức cao thượng không có cái tâm chiếm hữu đối với tiền bạc, cũng không cố ý tích lũy của cải. Họ có được tiền tài là vì quan tâm đến người khác, vì vậy họ cho người khác càng nhiều thì tài sản của họ lại càng phong phú.
Tài sản mà con người có thể gánh vác được là có giới hạn, đức hạnh càng cao thì mới có thể quy tụ càng nhiều tài sản.
Thế nên người đức lớn nên đắc được vị trí ấy, nên đắc được tài lộc ấy, nên đắc được danh tiếng ấy, nên đắc được thọ mệnh ấy.
Một người phải có phẩm đức cao thượng thì mới có thể gánh chịu nổi của cải, quyền lực và danh vọng.
Người sống một đời, cỏ sống một mùa thu. Công danh lợi lộc chớp mắt qua đi, tiền tài của cải cuối cùng cũng không mang theo được.
Quân tử đối đãi với tiền tài cũng phải tuân theo đạo lý. Làm người không thể lừa dối lương tâm, thà thiếu tiền chứ không được thiếu đức.
Nếu truy cầu phát tài thì trước tiên phải tu đức. Trong quá trình chuyên tâm tu đức hành thiện thì phú quý cũng sẽ theo đó mà đến. Nếu bỏ đức mà truy cầu của cải thì chính là lấy ngọn bỏ gốc, phát tài chẳng bền lâu, cuối cùng sẽ nghèo lại hoàn nghèo, trở về với cái máng lợn mà thôi.
Thanh Xuân.