Âm binh và những điều cần biết?

Chúng ta băt đầu phân tích nghĩa từng từ một của “Âm binh”.

Âm:cõi âm,thế giới người chết…

Binh:binh lính,binh sĩ trong quân đội.

Vậy nếu dịch sát nghĩa của hai từ này ghép lại,thì “âm binh” có nghĩa là: binh lính,binh sĩ của cõi âm,của thế giứoi người đã khuất. Theo một ý nghĩa tâm linh nào đó,người ta tin rằng trên thế giới thật,thế giới người sống có quân đội,binh lính thì ở dưới cõi âm cũng vậy.”Âm binh” thường là những vong hồn vất vưởng,không nơi nương tựa được thầy cúng,pháp sư hay phù thủy triệu hồi hay chiêu mộ để giúp họ giúp người hay hại người.

Tương truyền, phàm khi đại nạn nghìn năm trôi qua, nếu bỗng phát hiện một lối đi bí mật ở nơi thâm sơn cùng cốc, nhất định sẽ có cơ hội nhìn thấy đội quân người chết (âm binh). Tất cả bọn họ đều mặc áo giáp cưỡi ngựa, ẩn trong bóng tối, đông không kể xiết nhưng lại mang đến cho người ta cảm giác sợ hãi. Đây chính là 'âm binh dẫn đường' trong truyền thuyết.

Theo truyền thuyết dân gian thì âm binh mượn đường là vì Diêm Vương đi tuần tra ở trần gian và dẫn theo một đội âm binh đi cho nên mọi người tốt nhất là nằm phục sát đất không được ngẩng đầu lên nhìn, nếu không có thể bị âm binh thổi lửa âm vào đầu và sau đó chắc chắn sẽ bị bệnh nặng thậm chí cũng có thể bị âm binh kéo đi.

Âm binh là gì

Có người cho rằng, cõi dương gian có quân đội thì cõi âm cũng có lực lượng tương tự. Những âm binh này do Diêm Vương cử đến, mở ra đường sinh tử. Những người yếu vía không cẩn thận sẽ mất mạng.

Âm binh sẽ mang đến bệnh tật, tai họa cho người gặp. Muốn thoát khỏi âm binh, người ta cần đến những thầy phù thủy, thầy cúng để trừ tà.

Tuy nhiên, cũng có một câu chuyện khác kể về âm binh: Đây là đội quân bại trận nhưng không phục, oán khí không tan và luôn muốn tìm lại danh dự của mình. Nếu ai mượn được sức mạnh của đội quân này, sẽ nhất thống thiên hạ và trở nên bất khả chiến bại.

Và âm binh còn là những loại vong vất vưởng và không ai thờ cúng cũng như không được nghiệp quả định hướng rõ ràng hoặc là chính họ tự nguyện đầu quân dưới quyền lực của thầy pháp để được cúng thí hay do thầy pháp khống chế sai sử. Ngoài việc thí thực hàng ngày thì mỗi khi nhận công tác đặc biệt của thầy pháp các âm binh đều được thầy tưởng thưởng rượu thịt hậu hỷ.

Tại sao gọi là âm binh?

Âm binh cũng có nhiều toán binh, gọi là âm binh cho oách chứ kỳ thực chỉ là một vài vong linh cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa rồi bị lôi kéo và dụ dỗ về mà làm việc theo sự sai khiến của các ông thầy mà thôi. Có khi chính họ lại bị bắt làm theo lệnh, khi thì làm theo để được hưởng chút lợi ích như là được cúng đồ ăn hay thức uống sau khi nhiệm vụ hoàn thành còn gọi là khao binh, loại âm vong này thì không có sự huấn luyện, chỉ như bao nhiêu vong âm khác cho nên âm lực rất yếu, chúng chủ yếu chỉ có thể hù dọa, hay phá phách này nọ mà thôi. Cao hơn một chút thì là âm binh của tông phái đó, những binh này tuy cũng là âm binh, nhưng không phải của mấy ông thầy chiêu mộ mà có được mà là binh của chư vị tổ sư của các đời trước.

Luyện âm binh như thế nào?

Muốn luyện âm binh phải đi tìm những nơi nghĩa địa, chiến trường xưa, vùng đất từng bị ôn dịch chết nhiều... nơi đó mới có nhiều vong lang thang, dễ cho thầy chiêu mộ.

Đây là một trong các bài chú gọi binh đơn giản dành cho việc cúng binh Đại Càn: "Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát (3l) - Vái ông Chánh Soái Đại Càn Phó Soái Đại Càn, Quốc gia Nam Hải - Chư vị âm binh- Binh thiên binh địa binh tổ binh thầy binh mấy anh chiến sĩ, đạo lộ đường xá, anh chị phụ nữ, kẻ xiêu mồ người lạc mã về đây cảm ứng chứng minh theo thầy ..... (làm công việc gì đó) ... - Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát (3l) "

Đối với thầy pháp, việc chiêu mộ âm binh phức tạp hơn nhiều, trong tiếng trống chiêng, tiu khánh, các thầy đọc bài văn chiêu dụ:

Hồn hỡi hồn

Cô đơn cõi chết

Không người thân thích

Không có cơm ăn

Đêm tối lang thang

Bụng thèm miệng khát

Áo cơ quần rách

Vất vưởng về đâu?

Hồn hãy mau mau

Theo thầy chịu lệnh

Không còn nhang lạnh

Thầy cúng áo quần

thầy cúng cơm canh

thầy cho vàng bạc....

Hồn hỡi hồn!

Về nơi thầy không còn vất vưởng

Về với thầy có bạn âm binh!

Có những bài văn thầy đọc hàng giờ mới hết. Chủ yếu là kêu gọi, kể hòan cảnh đáng thương của hồn rồi chiêu dụ. Khi vong chịu theo tự nguyện, bao giờ thầy khiển binh cũng dễ dàng hơn là dùng lịnh trục về. Y như cõi dương vậy thôi, đắc nhơn tâm là chính.

Cách nhận biết thầy pháp luyện âm binh

Cách nhận biết cơ bản nhất là vị trí đặt bàn thờ.

Bàn thờ âm binh không bao giờ được để trong nhà, các thầy phù thủy thường gọi là "Tĩnh". Trong Tĩnh, ngoài sắc lịnh triệu binh, có khi các thầy còn thờ cả tướng trời như: Triệu Công Minh, Tề Thiên Đại Thánh, Na Tra... (chỉ có ở các thầy pháp). Có lẽ các thầy muốn dựa vào oai các vị này mà khiển binh cho dễ.

Đối với những vị thầy xưa thì âm binh là phương tiện nhanh chóng và đắc lực nhất để thực hiện công việc. Vì vậy, không thầy nào hạ sơn mà lại không có một bàn thờ binh trước sân nhà. Âm binh làm việc theo lệnh của thầy giúp đỡ hay phá phách người dương và chống cả người âm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì các binh được cúng lễ đàng hoàng như lính được tướng khao thưởng ngày xưa.

Lễ vật cúng binh từ đơn giản là muối gạo, nổ, cháo hoa cho đến long trọng với đủ thịt cá trái cây rau quả...

Dấu hiệu để biết âm binh xuất hiện

Dân chúng luôn hoang mang lo sợ vì nghĩ rằng âm binh ác quỷ đêm đêm đi ruồng bắt họ. Bản thân họ không bao giờ nhìn thấy âm binh, nhưng hễ nghe có tiếng chó sủa thì ai nấy đều cho rằng chó sủa khi thấy đoàn âm binh, vì chó có khả năng đặc biệt nhìn thấy âm binh. Còn ban ngày, thì mỗi người dân phải giữ mồm giữ miệng hay kiêng cữ không ai dám nói đến danh từ âm binh hay dịch tả sợ rằng nói đến âm binh là nhắc cho nó đến. Có nơi còn rào lối đi hay treo bùa phép tại cổng làng, hoặc rải vôi bột ngang đường đi. Họ lý giải những việc làm này là để ngăn chận âm binh không cho vào làng.

Có nên tu luyện âm binh

Tu luyện âm binh là đang sử dụng con dao hai lưỡi không biết lúc nào bị đứt tay. Thông thường sau khi sử dụng một thời gian chủ yếu là làm công đức thì các thầy làm phép cầu siêu cho chư vị để họ đi đầu thai hoặc về cõi khác tốt hơn. Các thầy nếu như cố tình lạm dụng âm binh nhiều thì chắc chắn đến một ngày nào đó không còn đủ sức để điều khiển hoặc đã hết thời thì âm binh sẽ quay lại vật chết hoặc hành xác điên khùng lúc đó muốn sống chẳng được mà muốn chết không xong.

Trong sách của Phan Kế Bính có viết như sau:

Phù thủy có phép luyện âm binh, âm tướng, thường đêm khuya đến những nơi tha ma mộ địa, đốt hương khấn khứa, luyện phù luyện phép, để cầu cho các âm hôn phải theo hiệu lệnh của mình… Thầy phù thủy cũng có phép làm bùa yêu, bùa mê. Bùa yêu làm cho hai người ghét nhau phải thương nhau. Bùa mê làm cho người tỉnh trở nên mê mẩn, có khi hóa điên dại, phải có bùa mới hết. Người ta cũng lại nói rằng các thầy phù thủy có lắm phép kỳ lạ, sai khiến nổi âm binh làm những việc của người trần, nhưng phần nhiều thực hiện về đêm: sai âm binh đi tát nước vào ruộng, sai âm binh đi ném đá, gạch vào nhà người khác… Những thầy phù thủy mỗi khi điều khiển âm binh xong phải có lễ khao quân, nếu không âm binh sẽ phản lại đánh trả thầy, và mỗi khi sai âm binh thầy phù thủy phải canh chừng đừng để trời sáng, phải thâu âm binh về trước khi có ánh dương ló ra. Bị lộ thiên cơ, nghĩa là bị người trần trông thấy vào ban ngày, âm binh cũng đánh trả thầy”.

Hoà hảo : Dân chúng thường có thói quen nhờ đến bùa phép của thầy phù thủy. Ông này làm phép, bắt ấn, và bảo rằng có chuyện động mồ động mả cho nên phải dời mồ mả, hay phải dùng hình nhân thế mạng, bởi vì âm binh hay Thần linh ở cõi âm đang cần bắt người trên dương thế xuống âm phủ để làm đầy tớ mà sai khiến công việc. Có khi thầy phù thủy bày kế ngăn chận linh hồn một người vừa chết vì bịnh dịch tả, không cho linh hồn đó trở lại dương thế quấy nhiễu người sống, bằng cách dùng lưới bao trùm lấy xác chết, hoặc là chỉ chôn xác chết nửa vời, dụng ý muốn nói là như thế cái hồn ma kia chưa thể đi về cõi diêm phù mà gia nhập đạo âm binh để lên dương gian quấy phá.

Theo các thầy phù thủy thì khi bịnh dịch tả xảy ra, người ta cho rằng đó là âm binh của Tà thần Ác quy đi phá hại dân gian, nói nôm na là “đi bắt người”. Cho nên thầy phù thủy làm bùa làm phép để ngăn chận không cho âm binh “bắt người”. Dân chúng lo sợ vì nghĩ rằng âm binh ác quỷ đêm đêm đi ruồng bắt. Họ không nhìn thấy âm binh, nhưng hễ nghe có tiếng chó sủa, ai nấy đều cho rằng chó sủa đoàn âm binh, vì chó có khả năng đặc biệt nhìn thấy âm binh.

Để tự vệ trước âm binh, người dân làng rủ nhau đốt đèn sáng lên, họ cầm gậy gộc dao búa, la hét om xòm để đuổi âm binh đi chỗ khác. Đ lúc ban đêm. Còn phần ban ngày, thì người dân phải giữ mồm giữ miệng, kiêng cữ không ai dám nói đến danh từ “âm binh” hay “dịch tả”, sợ rằng nói đến là nhắc cho nó đến. Có nơi còn rào lối đi, treo bùa phép tại cổng làng, hoặc rải vôi bột ngang đường đi, nói là để ngăn chận âm binh, không cho vào làng.

Có nơi dân chúng cầu xin các vị Thần linh “tốt”, nghĩa là không “ác”, để xin các vị này chở che, hay giúp đỡ chống lại âm binh ác quyœ. Họ nghĩ rằng Thần linh cao cấp và giỏi hơn, trừ được âm binh.
Không riêng gì bịnh dịch tả, phải kể thêm các loại bịnh dịch khác như bịnh đậu mùa, bịnh dịch hạch, bịnh sốt rét…, dân làng thường cho là âm binh ác quỷ đem đến. Cho nên họ cũng áp dụng các phương pháp nói trên để chống đỡ. Tuy nhiên người dân đặc biệt lưu tâm đến bịnh dịch tả hơn là trường hợp các bịnh dịch khác. Họ gọi là “bịnh thiên thời”, hay “bịnh dịch”, hay “bịnh ôn” chớ ít người dân quê gọi đúng tên là bịnh thổ tả, tức là vừa mửa vừa đi tiêu.

Tóm lại người dân không cho rằng các loại bịnh dịch xảy ra là do các nguyên nhân thông thường, do vi trùng truyền nhiễm. Tất cả, đối với họ, là do “Cõi Trên” tức là Trời, Thần linh, hay “Cõi Dưới” tức Âm binh, Tà ma Ác quỷ… từ các nguồn gốc đó mà phát sinh bịnh và chết chóc.
Theo quan niệm tín ngưỡng của dân làng, giữa thế gian này và cõi thiêng liêng có mối liên hệ chặt chẽ, và sự cách biệt chỉ như bức màn thưa. Bên này là cõi thế gian thực tại, khi bịnh dịch xảy ra, người dân cũng nhìn đó là các sự kiện thực hữu, nhưng họ lại nghĩ rằng các sự kiện thực hữu đó được tạo ra bởi thế giới thiêng liêng vô hình bên kia bức màn thưa…

T/H

Tin bài liên quan