Khai quật cổ mộ, các nhà khoa học cho rằng đã tìm thấy di hài của Tào Tháo

Khai quật cổ mộ, các nhà khoa học cho rằng đã tìm thấy di hài của Tào Tháo

Đội khảo cổ đang khai quật Cao Lăng tương truyền là nơi mai táng Tào Tháo ở An Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), thông báo rằng họ đã tìm được 3 bộ hài cốt gồm 1 người nam, 2 nữ ở bên trong khu mộ.

Sau khi giám định, các chuyên gia cho rằng: “Một trong 3 bộ hài cốt đó chính là Tào Tháo”. Tào Tháo được chôn trong huyệt mộ chính, còn 2 người phụ nữ thì chôn trong một huyệt mộ phụ kề bên.

Đội khảo cổ cho biết, 3 di cốt này được tìm thấy trong mộ, trong đó bộ hài cốt đàn ông còn khá hoàn chỉnh, được phán đoán khoảng 60 tuổi, được xác định là Tào Tháo (155-220 sau Công nguyên); còn 2 người phụ nữ thì một già, một trẻ; người già khoảng 50 tuổi, người trẻ khoảng 20 tuổi; nhưng bộ di cốt người phụ nữ trẻ hơn không còn nguyên vẹn, cần phải đợi giám định thêm.

3_72234

Xương sọ được cho là của Tào Tháo.

Tuy nhiên, mẹ của Tào Phi, Biện phu nhân, được cho là thọ tới 70 tuổi, nên ít có khả năng bà là một trong hai người phụ nữ được chôn ở đây.

Tào Tháo (155-220 Công Nguyên) là một nhà chính trị kiêm tướng quân cuối thời nhà Hán. Tên tuổi của ông đã trở nên bất hủ nhờ bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, ở đó ông được khắc họa là một nhà cầm quyền tàn nhẫn nhưng cũng đồng thời là một chiến lược gia lỗi lạc.

Theo truyền thuyết, Tào Tháo đã cương quyết không cho đánh dấu ngôi mộ của mình. Thậm chí truyện còn kể rằng ông đã ra lệnh làm 72 cỗ quan tài và chôn chúng ở 72 địa điểm khác nhau trên cả nước nhằm gây rối loạn cho những kẻ trộm mộ.

Tuy nhiên, các chuyên gia phỏng đoán rằng vì để giữ trọn chữ hiếu, Tào Phi đã quyết định làm trái ý cha và chôn cất ông trong một lăng mộ với quy mô dành cho hoàng đế cũng như xây nhiều công trình kỷ niệm chính thức.

Chỉ sau này, Tào Phi mới đổi ý và quyết định phá các lăng mộ đi để che giấu nơi an nghỉ của cha./

Tin bài liên quan