Người có tu dưỡng đều có ba đặc điểm này

Trần Đạo Minh, nam diễn viên truyền hình nổi tiếng từng nói: giáo dưỡng và văn hóa là hai việc khác nhau.

Khi ta suy nghĩ kỹ một chút có thể nhận thấy quả thực đúng là như vậy.

Có người rất có văn hóa, nhưng lại không có giáo dưỡng; có người trình độ học vấn và học thức không quá cao, nhưng vẫn rất có giáo dưỡng, khi sống cùng cảm thấy rất thoải mái.

Sự tu dưỡng của một người đôi khi không nhất thiết có liên quan tới trình độ văn hóa cao hay thấp.

Tại sao chúng ta có thể cảm thấy ở cùng với người này rất thoải mái, ở cùng với người kia rất khó chịu, phiền lòng?

Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa người có và không có tu dưỡng. 

A dua nịnh nọt, điệu nhận được chẳng qua chỉ dừng lại ở sự giả tạo; chân thành đối đãi với mọi người, mới là sự bầu bạn thật lòng. 

Sự giáo dưỡng lớn nhất của một người không phải ở lễ phép, không phải khách khí mà là cần làm được ba điểm dưới đây.

1. Người có hàm dưỡng, trong tâm luôn nghĩ cho người khác

Chuyện rằng trong một hội diễn văn nghệ nọ, Lý Kiện đảm nhiệm chức giám khảo. 

Có một người được tuyển chọn tên Hách Á Thanh đột nhiên nói một cách ngượng ngùng mắc cỡ: “Tôi chỉ là ca sĩ hát sự kiện”

Lý Kiện hỏi: “Thế nào gọi là ca sĩ hát sự kiện?”

Hách Á Thanh đáp, chính là ca sĩ hát trong các sự kiện khai mạc, cắt băng khánh thành. 

Lý Kiện nghe xong vội vàng nói: “Ồ, cũng gần giống như nghề của chúng tôi”.

Câu nói này của Lý Kiện vừa khiến người ca sĩ kia không cảm thấy lúng túng và gượng gạo, lại vừa không ảnh hưởng tới lòng tự trọng của đối phương.

Đó chính là sự tu dưỡng.

Người có tu dưỡng, có thể đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. 

Cho dù đối phương có địa vị không bằng mình, cũng cố gắng cho họ sự tôn trọng đáng có. 

Chỉ khi trong lòng luôn nghĩ cho người khác vào mọi thời khắc, quan tâm tới cảm nhận của người khác, mới có thể kịp thời phát hiện những khó xử của đối phương. 

Trong tâm là một mảnh đất trống, mọi thời khắc luôn nghĩ cho người khác mới là sự tu dưỡng cao nhất khắc cốt nghi tâm trong lòng. 

2. Người có tu dưỡng làm việc luôn chú trọng tiểu tiết

Người xưa nói: “Việc lớn trên đời đều cần phải làm từ việc nhỏ”. Từ tiểu tiết có thể thấy được nhân phẩm, từ việc nhỏ có thể thấy được nhân tâm. Những hành động có vẻ không đáng để ý đó thường có thể phản ánh diện mạo chân thực nhất của một người.

Một lần, Hoàng Chấp Trung, nhà biện luận của cuốn Kỳ Ba Thuyết tới diễn thuyết ở một trường đại học tại Hồ Nam.

Sau khi diễn thuyết, có nhiều người vây quanh xin chữ ký. 

Mỗi khi ký xong cho một người, ông đều nhẹ nhàng đẩy sổ về hướng họ, nhìn và mỉm cười gật đầu. 

Có người bình luận, đây là biểu hiện của một người quân tử khiêm tốn. 

Khi đưa người ta cây kéo, hãy hướng phần nhọn vào mình.

Khi bạn đã nói giúp đỡ người khác, hãy thực hiện lời hứa của mình.

“Điều mình không muốn, đừng làm cho người, điều mình muốn lập thì cũng nên lập cho người khác, điều mình muốn đạt cũng nên cho người khác đạt được”, trong “Luận ngữ” Khổng Tử đã dạy như vậy. 

Có lẽ lực đóng cửa của một người cũng có thể biểu hiện giáo dục của một người. Trong từng chi tiết nhỏ của một sự việc cũng có thể nhìn thấy bản chất của một người. 

Đôi khi người khác đối xử với bạn không tốt thì cũng đừng nên trách cứ họ. Dù không thay đổi được người khác nhưng chúng ta có thể điều chỉnh tâm thái của mình. Làm người tốt thì vẫn làm người tốt thôi.

3. Người có giáo dưỡng, tự ước thúc bản thân chứ không phải ràng buộc người khác

Lần nọ, tôi đi tàu điện ngầm, vào đúng giờ cao điểm nên người rất đông và rất chen chúc. 

Sau đó có một nhóm công nhân lên tàu. Vì vừa tan ca nên trên thân lấm lem dầu mỡ rất bẩn. Họ cũng cố gắng đứng gần cửa, không ngồi xuống ghế. Sau đó, dù có chỗ ngồi cũng không lại gần. Có một người tuổi đã cao, tóc điểm bạc nhưng vẫn sợ bẩn ghế nên đứng cạnh cửa ra vào. 

Lúc này vô tình chú ý tôi phát hiện, dù trên thân dính đầy dầu mỡ bẩn, cũng không ngăn trở biểu hiện họ là người có tu dưỡng. 

Nguyên nhân bởi lễ nghi và tu dưỡng không ở vẻ bề ngoài mà xuất phát từ nội tâm.

Âm thầm lặng lẽ hoàn thành công việc của mình, không khoe khoang tự vỗ ngực, là sự tự ước thúc kiểm soát bản thân không liên quan tới người khác. 

Người có tu dưỡng, có thể tự ước thúc bản thân, không ràng buộc ước thúc người khác, biết cách đứng ở vị của người khác mà nghĩ cho họ, không muốn tăng thêm phiền phức cho người khác. 

Một người có tu dưỡng tốt sẽ kiềm chế bản thân thay vì kiềm chế người khác, học cách cảm thông và không gây rắc rối cho người khác.

Phẩm chất quý giá nhất trong bản chất con người không nằm ở địa vị, cũng không phải giàu nghèo mà nằm ở tấm lòng của một con người.

Một người có giáo dục tốt có sức hấp dẫn lâu dài với mọi người.

Hàm dưỡng ăn sâu vào xương cốt, trong lúc lơ đãng cũng có thể khiến người khác xúc động. 

Sự chân tình và thật tâm khi đối xử, chung sống với người khác chỉ cần dựa vào tu dưỡng và nhân phẩm sẽ mãi mãi không bị chán ghét.

Bảo Hân biên dịch.

Tin bài liên quan