Nguyên thần của sinh mệnh là bất diệt, chớ nên đắm chìm mãi trong biển khổ

Nguyên thần của sinh mệnh là bất diệt, chớ nên đắm chìm mãi trong biển khổ

Nguyên thần của sinh mệnh là bất diệt: Vương Địch thời Bắc Tống soi gương thấy kiếp kiếp của mình là người trời.

Vào những năm đầu của Thần Tông Hy Ninh của triều đại Bắc Tống (năm 1068 sau Công Nguyên), viên quan Tả ti Hồng Châu quản lý quân của Bắc Tống là Vương Địch, một hôm gặp được vị đạo sĩ mài gương. Vào thời cổ đại, gương đều được làm bằng đồng và sẽ bị rỉ sét, vì thế chúng cần được đánh bóng thường xuyên. Vương Địch nhờ đạo sĩ đánh bóng chiếc gương đồng cho ông, sau khi chiếc gương được làm sạch, đạo sĩ yêu cầu Vương Địch tự đến soi gương để kiểm tra kết quả. Vương Địch cầm chiếc gương lên soi, vừa nhìn đã thấy hình ảnh bản thân trong gương không phải là dáng vẻ bình thường mà một người trời mặc trang phục Đạo gia ‘Tinh quan vũ bí’, xung quanh đều là cảnh tượng mây mù ẩn hiện, cũng không phải là cảnh vật ở nhân gian. Vương Địch vô cùng kinh ngạc, vội vàng thỉnh giáo vị đạo nhân. Vị đạo sĩ trả lời: ‘Đây là hình ảnh kiếp trước của ngươi, do lúc đó ngươi xuất ra ý niệm sai lầm nên bị giáng chức hạ phàm, rơi xuống nơi này. Ngươi nên nỗ lực tu hành quay về tiên cảnh, nghìn vạn lần không nên trầm luân trong biển khổ này”. Nói xong những lời này, vị đạo sĩ liền rời đi. 

Chứng kiến ​​điều kỳ diệu này, Vương Địch quyết định tu hành, vì vậy ông đem sự việc bản thân gặp được cùng với chí hướng xuất gia nói cho vợ biết. Vợ ông cũng là một người phụ nữ đức hạnh và rất khao khát tu hành. Sau khi nghe xong người vợ liền đồng ý với hoài bão của chồng và sẵn sàng cùng ông sống ẩn cư tu hành. Nhận được sự đồng ý của vợ, Vương Địch liền xin từ quan, bạn bè nơi quan trường tới tìm ông khuyên can nhưng bởi chí hướng ông đã định nên không ai có thể lay chuyển nổi. Do vậy, họ không thể làm gì khác hơn là sáng tác thơ tiễn biệt, trong đó có Lưu Thuần Thần, Chủ bộ Tân Kiến, đã viết một bài thơ hay, nội dung ghi lại như sau:

“Phát như mạt tất tả tham quân, thoát khước thanh sam khứ ẩn luân.
Thế thượng canh vô ky bán sự, hồ trung biệt hữu tự do thân;
Cung phanh ngọc thỏ sơn tiền dược, hoa khán kim ngao bối thượng xuân.
Mạc quái thiểu niên tham quyết liệt, lam điền phu phụ tổng đăng chân.”

Diễn nghĩa

“Tóc như trổi quét sơn lúc tòng quân, khi tóc đen sạch sẽ liền rũ áo ẩn cư 
Trên đời không còn sự trói buộc, dường như có thân tự do khác vậy
Tự thân đun thuốc trước núi Thỏ Ngọc, hoa khán Kim Ngao cõng sắc xuân 
Chớ trách niên thiếu ý chí quyết liệt, phu phụ lam điền cùng lên tu Chân”.

Sau này, mọi người chỉ nghe thấy nói rằng vợ chồng Vương Địch đến Cô Tô tu hành, còn về sau thì không ai biết họ ở đâu. Vị đạo sĩ trong bản ghi chép có lẽ đã cố ý làm phép để Vương Địch thấy được các kiếp trước của mình thông qua gương đồng. Ông cũng chỉ cho Vương Địch biết, ông ta bị giáng hạ xuống thế gian là bởi trong tâm đã xuất ra ý niệm sai lầm. Như vậy có thể thấy, sinh mệnh là có luân hồi, là bất diệt, tầng thứ khác nhau của sinh mệnh cũng có những tiêu chuẩn khác nhau, không phù hợp với tiêu chuẩn nữa thì sinh mệnh sẽ rớt xuống. Còn tu hành chính là quá trình đề cao tầng thứ, là cách mà sinh mệnh trở về chốn nguyên lai được sinh ra. Câu chuyện trích trong ‘Năng cải trai mạn lục’ 

Ông Thị ở Phủ Điền dời nhà tránh họa

Vào thời nhà Minh, ở Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, có một nhân vật nổi tiếng tên là Ông Thế Tư (1415-1483 sau Công nguyên), có tên chữ “Tư Phủ” và hiệu là “Băng Nhai”, làm quan tới chức Hộ bộ Thượng thư, về sau được gia phong làm Thái tử Thiếu Bảo, khi chết được triều đình ban thưởng thụy hiệu ‘Tương Mẫn’. Ông là một vị quan vô cùng liêm khiết, thân là Hộ bộ Thượng thư quản lý tài chính của nhà Minh nhưng cuộc sống sinh hoạt của ông lại vô cùng đơn giản, có thể nói là thanh liêm, thậm chí gia đình hoàn toàn không có dư giả gì. Trong cuốn ‘Băng Nhai Tập’ cũng có ghi chép, trong phần tích lạ của ‘Minh sử’, ‘Mân Thư’ cũng ghi lại chuyện về gia tộc Ông Thị này.. 

Trong bài viết này đề cập đến câu chuyện về thế hệ con cháu của Ông Thế Tư. Ông Sinh là cháu nội của Ông Thế Tư sống ở Phủ Điền. Một hôm Ông Sinh bị hôn mê một ngày một đêm, thấy bản thân đi vào một phủ lớn, phát hiện chủ nhân của phủ lớn này chính là người ông nội đã qua đời của mình. Ông Thế Tư nhìn thấy cháu nội ở thế gian tới liền hỏi: “Vì sao ngươi tới nơi này?” Nói xong Ông Thế Tư liền chỉ cho Ông Sinh nhìn sang hai bên trái phải. Lúc này Ông Sinh mới phát hiện thấy hai bên đều là những tội nhân đeo gông cùm, nhưng họ đều là người quen. Lúc này Ông Sinh mới biết được Ông nội qua đời của mình đã trở thành quan viên dưới âm phủ. 

Ông Thế Tư nói cho Ông Sinh biết: “Đây là những người đã làm điều ác và tạo nghiệp khi còn sống, và họ đến đây để chịu báo ứng. Sau khi trở về dương thế, ngươi nhất định phải nói cho tất cả con cháu không được làm việc ác, ghi nhớ cho kỹ. Nói xong liền giục Ông Sinh trở về, đồng thời cũng dặn dò: Hẳn là nên lập tức dọn nhà, nghìn vạn lần không nên chần chừ. Ông Sinh đi được vài bước thì Ông Thế Tư lại dặn thêm lần nữa, nghìn vạn lần đừng quên chuyển nhà. Sau đó Ông Sinh tỉnh lại, vừa mở mắt liền kể lại toàn bộ sự việc cho người nhà nghe. Nghe xong, mọi người nghe theo Ông Sinh liền mau chóng chuyển nhà. Khi dọn nhà được 3 ngày thì Phủ Điền phát sinh hỏa hoạn, nơi ở của Ông Sinh cũng bị lửa thiêu biến thành tro bụi. 

Ghi chép này nhắc đến câu chuyện trong lúc Ông Sinh, cháu nội của Ông Thế Tư bị hôn mê. Trạng thái hôn mê là lúc nguyên thần của Ông Sinh dời thân thể gặp được Tổ phụ, nhờ có ngộ tính cao nên ông quyết tin theo lời khuyên của tổ phụ mà mau chóng dọn nhà tránh cho gia đình gặp phải nạn hỏa hoạn. Khi còn sống trên dương thế, Ông Thế Tư là một vị quan thanh liêm, khi chết đi cũng trở thành một vị quan viên dưới âm phủ. Điều này có thể thấy được nguyên thần của con người là không chết, những thiện ác làm ở đời này cũng sẽ quyết định hoàn cảnh sống ở kiếp sau, thiện ác đều có báo. Câu chuyện trích trong ‘Thiệp Dị Chí’.

San San biên dịch.

Tin bài liên quan