Những giai thoại hành thiện ấm lòng của cổ nhân

Tăng Quảng Hiền Văn có câu: “Tiền của như đất bên đàng, nhân nghĩa mới thực ngàn vàng trong tay”. Dưới đây là những giai thoại về tích đức hành thiện của cổ nhân, đáng để người đời sau học tập.

* Tô Đông Pha trả lại nhà đã mua cho chủ cũ

Lúc Tô Đông Pha tới nhậm chức ở huyện Dương Tiện – thuộc huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô ngày nay, học giả Thiệu Dân đã giúp ông tìm mua một căn nhà với giá 500 xâu tiền (xâu là một đơn vị tính tiền của người xưa). Tô Đông Pha lấy hết số tiền tích cóp được đem ra chi trả. Ông đang chờ chọn được ngày lành tháng tốt mới chuyển đến nhà mới sinh sống… 

Không ngờ, một tối nọ, Tô Đông Pha cùng Thiệu Dân đang đi tản bộ dưới ánh trăng thì chợt nghe thấy tiếng khóc vô cùng bi ai của một bà lão. Hai người vội vàng đẩy cửa bước vào nhà hỏi thăm nguyên do. 

Bà lão nói: “Nhà của tôi đã truyền lại từ mấy đời, nhưng con trai bất tài, đã đem nó bán cho người khác. Ta vì chuyện này mà đau buồn như vậy đấy”. 

Tô Đông Pha đã hỏi bà lão xem ngôi nhà cũ của bà nằm ở đâu. Lúc này ông mới biết ngôi nhà mình mới mua chính là nhà cũ của bà lão. Thấy vậy Tô Đông Pha đã an ủi bà lão: “Lão bà bà à, bà đừng buồn nữa, ta trả lại nhà cho bà”. 

Tô Đông Pha liền lập tức sai người lấy giấy mua nhà rồi đốt trước mặt bà lão. Đồng thời ông cũng bảo hai mẹ con bà lão trở về ngôi nhà vừa bán cho ông để ở. Bản thân ông cũng không đòi lại số tiền đã mua nhà. Sau này ông chuyển về quê cũ tại Côn Lăng sinh sống. Từ đó về sau Tô Đông Pha cũng không nhắc đến chuyện mua nhà nữa. 

* Nghĩa cử cao đẹp của Phạm Trọng Yêm

Khi Phạm Trọng Yêm còn làm quan ở Bân Châu, một ngày nọ, ông đang cùng với thuộc hạ của mình bước lên lầu uống rượu, chưa ngồi yên chỗ thì nhìn thấy mấy người mặc đồ tang lễ đang xử lý tang sự. Phạm Trọng Yêm liền cho người đến hỏi thăm mới biết được đó là một người chết tha hương tại Ban Châu, đã đến thời điểm đưa tang mà người chết vẫn chưa có tang phục cùng quan tài. 

Phạm Trọng Yêm ngay lập tức dừng lại tiệc tùng, hào phóng rút tiền chu cấp cho việc lo tang sự. Nghĩa cử cao đẹp này khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy ấm lòng, bạn bè cùng học giả tới tham dự bữa tiệc hôm đó cũng cảm động rơi lệ. 

* Họa phúc vô thường của kiếp nhân sinh

Trương Đạo Nguyên, người triều đại nhà Đường, lúc đảm nhiệm chức vụ Đại Lý Khanh, có một người tên là Hà Trù phạm phải tội lớn, phải chịu án tử hình. Người nhà của Hà Trù bị giáng xuống làm nô tài đem ban thưởng cho quần thần. 

Trương Đạo Nguyên nói: “Đời người họa phúc vô thường. Làm sao có thể đặt hạnh phúc của mình lên trên nỗi đau của người khác chứ?” Vì vậy, với những người hầu mà triều đình ban thưởng, tức là những người nhà của Hà Trù, Trương Đạo Nguyên đã trấn an họ, đồng thời còn cấp cho họ một ít tài vật để làm vốn, giúp họ tự mưu sinh. 

* Giúp người hoàn thành ước vọng

Vào thời nhà Đường, có một vị tú tài tên là Thôi Giao, ông là một nhà thơ và có một tỳ nữ vô cùng xinh đẹp. Thôi Giao từng đem lòng yêu thương người tỳ nữ này. 

Sau khi cuộc sống trở nên quá nghèo khó, Thôi Giao không còn cách nào khác đành bán người tỳ nữ này cho một người họ Vu (người gốc Lạc Dương, Hà Nam, từng giữ chức quan Thứ sử của hai châu là Hồ và Tô). Thế nhưng Thôi Giao vẫn vô cùng tưởng nhớ người tỳ nữ này, ông đã viết bài thơ “Tặng khứ tỳ” để nói lên tiếng lòng nhớ nhung của mình. Nội dung bài thơ như sau: “Công tử vương tôn trục hậu trần; Lục Châu thùy lệ tích la cân. Hầu môn nhất nhập thâm như hải; Tòng thử tiêu lang thị lộ nhân”. Tạm dịch: “Vương tôn công tử đuổi theo gót, Lục Châu lệ rơi ướt cả khăn; Cửa nhà quyền quý sâu như biển; Ly biệt về sau chẳng chung đường”. 

Một kẻ ghen ghét Thôi Giao liền chép bài thơ này gửi cho người họ Vu, mục đích là muốn hại Thôi Giao. 

Không ngờ quan viên họ Vu lại là người nhân hậu đoan chính, sau khi đọc thơ, ông không chỉ không tức giận mà còn mời Thôi Giao đến nhà, hỏi rõ nguyên do và để Thôi Giao đưa người tỳ nữ rời đi, giúp họ kết thành đôi lứa. 

* Cứu giúp người khó khăn

Quách Trấn người triều đại nhà Đường. Ông cũng là người có chút tham vọng. Năm 16 tuổi, ông thi đậu vào trường Thái Học. Gia đình đưa cho ông 40 vạn đồng tiền dùng để đóng học phí. 

Lúc này, một người đàn ông mặc áo tang chạy đến, nói là đang trong tình cảnh nguy cấp, đến vay tiền lo việc ma chay.

Quách Trấn liền đưa toàn bộ tiền cho người này, ngay cả danh tính của anh ta là gì ông cũng không hỏi.

San San.

Tin bài liên quan