Rất nhiều sự kiện lớn trên thế giới được dự đoán trước và đã trở thành sự thật. Điều đó đã khiến ai không tin vào những lời tiên tri phải đau đầu vì khó hiểu. Có những người được ban tặng tài năng thiên bẩm, có thể nhìn thấy những điều sẽ diễn ra trong tương lai cách thời đại họ sống nhiều thế kỷ. Dưới đây là tổng hợp một số lời tiên tri đã trở thành sự thật khiến nhân loại không khỏi ngỡ ngàng.
1. Lời sấm của Leonardo Davinci: Một nhà bác học, một họa sĩ, một nhà toán học, nhạc sĩ, tất cả những điều đó chỉ gói gọn trong một người duy nhất Davinci! Các quyển sách của Davinci đã ghi lại những suy nghĩ của ông từ giữa những năm 1480 cho đến khi ông qua đời vào năm 1519 với những thiết kế cho những sáng chế và những công nghệ hoàn toàn đi trước thời đại.
Một trong những phát minh của ông nhìn giống như những cỗ xe tăng, những chiếc xe bọc thép mà 400 năm sau mới xuất hiện. Ông còn vẽ một sơ đồ của một chiếc dù bay trước khi chiếu dù bay đầu tiên xuất hiện tận 3 thế kỷ! Máy bay trực thăng cũng không được chế tạo cho đến năm 1940 cũng có trong bản phác thảo của Davinci, người tiền nhiệm của những chiếc máy bay ngày nay.
2. Cháy lớn ở London: Những lời tiên tri của dược sĩ người Pháp kiêm nhà tiên tri Michel de Nostredame đã trở thành huyền thoại khi những dự đoán về vô số những sự kiện lớn trên thế giới đều trở thành hiện thực sau khi ông qua đời hàng thế kỷ.
Một trong những dự đoán nổi tiếng nhất của ông là sự kiện cháy lớn ở London diễn ra vào năm 1666 đã khiến 90% người dân London mất nhà ở. Trong cuốn sách có tựa đề Les Propheties (Tạm dịch: Những lời sấm), ông viết về Luân Đôn rằng: “Thành phố sẽ bị cháy vào năm 66” (Tạm dịch). Quả thực, Luân Đôn đã xảy ra một vụ cháy kinh hoàng, gây thương vong, mất mát lớn vào ngày 2/9/1666.
Có giả thuyết rằng ông đã tiên đoán về cuộc cách mạng Pháp (1789) thông qua câu: “Những bài ca, thánh ca, và những nhu cầu sẽ đến từ các nô lệ, giới quý tộc bị giam giữ trong chính nhà tù của họ” (Tạm dịch). Đó quả thực giống với cách mà những người nông dân bị áp bức nổi dậy và bắt giam giới quý tộc Pháp.
3. Chiến tranh lạnh: Nhà khoa học đồng thời là chính trị gia người Pháp, Alexis de Tocqueville trong bài viết “Democracy in America” (Tạm dịch: Nền dân chủ ở Mỹ) của ông vào năm 1840 đã viết: “Hiện nay có hai quốc gia lớn trên thế giới có xuất phát điểm khác nhau, nhưng dường như cả hai đều đang hướng tới cùng một mục tiêu. Người Nga và người Mỹ gốc Anglo, mỗi bên dường như được kêu gọi bởi một số mong muốn bí mật của Thượng Đế, một ngày nào đó có thể nắm giữ trong tay vận mệnh của một nửa thế giới”.
Tại thời điểm cuốn sách này được viết, nước Mỹ đã giành được độc lập từ tay người Anh và bị chia rẽ sâu sắc bởi cuộc nội chiến. Trong khi đó, Nga đang chịu ảnh hưởng bởi sự lãnh đạo độc đoán và có tính phân chia giai cấp của chế độ Nga hoàng. Trong những trường hợp như vậy, liệu ai có thể tiên đoán hai quốc gia này sẽ trở thành siêu cường quốc và chiến đấu với nhau để giành quyền bá chủ thế giới chỉ sau hơn một thế kỷ?
Nhà khoa học, chính trị gia người Pháp này đã làm được điều đó ! Một cuộc “chiến tranh lạnh” đã thực sự xảy ra giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết, khi quốc gia này luôn cố gắng đánh bại quốc gia kia trong tiến bộ về hạt nhân, vũ khí, công nghệ vũ trụ và tất nhiên là cả tầm ảnh hưởng tới thế giới.
4. Con người đặt chân lên mặt trăng: Jules Verne là một nhà tiểu thuyết gia người Pháp ở thế kỉ 19, nổi tiếng với những câu truyện phiêu lưu cổ điển“Around the World in Eighty Days” ( Tạm dịch: Dạo quanh thế giới trong tám mươi ngày). Vào năm 1865, ông đã viết một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nhỏ mang tên “From the Earth to the Moon” (Tạm dịch: Từ trái đất lên mặt trăng) mô tả chuyến đi đầu tiên của con người lên mặt trăng. Một thế kỉ sau viễn cảnh của Jules, vào năm 1969, những sự kiện trong câu chuyện của ông đã trở thành sự thật khi Neil Armstrong thực hiện 1 bước nhảy vọt của nhân loại.
Tuy nhiên, câu truyện của Jules về chuyến đi lên mặt trăng không phải là điều đã khiến cho những dự đoán của ông trở nên nổi bật mà là những điểm tương đồng giữa cuộc hành trình trong cuốn sách ông viết với hành trình của con tàu Apollo từ số lượng phi hành gia cho đến cả hai quả tên lửa được phóng lên từ Florida.
Tuy nhiên, điều lạ lùng nhất trong các sự trùng hợp là tất cả các phi hành gia đều cảm thấy sự không trọng lượng. Vào thời ông viết câu chuyện này, ngay cả những nhà khoa học cũng không biết được rằng lực hấp dẫn trong các không gian vũ trụ hoàn toàn khác nhau. Vậy tại sao ông có thể biết được điều đó ?
5. Thảm họa RMS Titanic: Vào năm 1898, một tác giả người Mỹ có tên Morgan Robertson đã cho xuất bản một cuốn tiểu thuyết có tựa đề “Futility, or The Wreck of the Titan” (tạm dịch là Sự phù phiếm, hay vụ đắm tàu Titan) được cho là lời tiên đoán về thảm họa RMS Titanic.
Cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện hư cấu về một con tàu chở khách mang tên SS Titan đã chìm trên biển Đại Tây Dương sau một vụ va chạm với một tảng băng trôi. 14 năm sau đó, vào năm 1912, những sự kiện trong cuốn sách của ông tương đồng gần như chính xác sự kiện chìm tàu Titanic với 1503 người ra đi.
Không chỉ vậy, có rất nhiều sự trùng hợp giữa con tàu Titan trong cuốn tiểu thuyết với con tàu Titanic ngoài đời thật. Trong truyện, con tàu Titan được mô tả có cùng kích thước và tốc độ với tàu Titanic, cả 2 đều được coi là không thể chìm và đều có số lượng thuyền cứu sinh vô cùng ít. Cả 2 con tàu đều bị chìm vào tháng tư và đều mất đi hơn một nửa hành khách và thủy thủ đoàn.
Ngay cả cái tên nghe cũng vẻ giống nhau! Điều đáng ngạc nhiên là Robertson đã viết cuốn sách này nhiều năm trước khi thảm họa thực tế xảy ra. Làm sao ông có thể tiên đoán nó 1 cách chính xác đến như vậy?
Mặc dù ông đã phủ nhận tất cả mọi kết luận về khả năng nhìn thấy trước tương lai của mình và cho rằng đây đơn thuần chỉ là một sự trùng hợp, là những kiến thức của ông về đóng tàu và hàng hải vì trước kia cha ông là một thuyền trưởng, tiểu thuyết của ông vẫn tạo cho người đọc ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.