Sự tích nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn, điều nên và không nên làm

Tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn với những điều kiêng kỵ, bạn đã biết về nguồn gốc của tên gọi "cô hồn" này chưa? Bên cạnh đó dân gian truyền tai nhau về những điều nên và không nên làm để tránh vận rủi bám vào người.

1. Tháng cô hồn là gì?

Tháng 7 âm lịch hằng năm hay còn gọi là tháng cô hồn, một tháng toàn đem lại điều xui xẻo, kém may mắn. Vào tháng cô hồn này, nhiều người hay e ngại và lo lắng về mọi thứ, nhất là trong chuyện làm ăn kinh doanh.

Sở dĩ người ta gọi tháng cô hồn là do thời gian này các linh hồn người chết hoặc ma quỷ chết đói sẽ được thả vào cõi dương gian.

Những linh hồn chết đói này bị cho rằng sẽ quấy phá con người, chuyện làm ăn không được suôn sẻ, sức khỏe bị hao mòn.

Thời điểm các linh hồn xuất khỏi cõi âm quay vào dương đạo từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch cho đến 24h ngày 14 tháng 7 âm lịch.

Theo dân gian thì việc cúng cô hồn được diễn ra trong 3 ngày: mùng 2, ngày 15 và ngày 16 âm lịch. Thời gian cúng cô hồn được diễn ra vào buổi chiều tối với mâm lễ vật tươm tất và văn khấn cúng cô hồn.

2. Truyền thuyết về tháng cô hồn

Theo tín ngưỡng trong dân gian, vào tháng cô hồn các linh hồn chết oan, linh hồn không nơi lưu trú sẽ được Quỷ Môn Quan mở cửa thả vào cõi dương gian vào đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Bởi chính vì điều này mà nhiều người chuẩn bị lễ vật rất tươm tất để cúng cô hồn. Mong xá tội vong nhân được siêu thoát, đồng thời ngăn chặn không cho các linh hồn quấy phá cuộc sống, chuyện làm ăn của con người.

Theo truyền thuyết Phật Giáp thì đức Phật A Nan Đà đang ngôi tịnh thất bỗng có một con Diệm Khẩu Quỷ báo rằng 3 ngày nữa người sẽ chết. Tuy nhiên chúng cũng báo rằng nếu đức phật A Nan Đà muốn kéo dài sự sống thì phải cho chúng thật nhiều thức ăn để kéo dài tuổi thọ của các con Diệm Khẩu Quỷ.

Mặc khác, đức phật A Nan Đà còn phải tụng kinh phật siêu độ, vừa để cầu phước cho bản thân vừa giúp Diệm Khẩu Quỷ được siêu thoát, giúp chúng đầu thai là kiếp khác.

Theo tâm linh học của con người thì cho rằng tháng cô hồn xuất phát từ tín ngưỡng của con người, chia làm 2 phần linh hồn và thể xác. Khi con người chết đi phần xác sẽ biến thành cát bụi, phần hồn sẽ tiếp tục tồn tại và chuyển sang kiếp khác.

Phần hồn được Diêm Vương phán xét, 1 là được đầy vào địa ngục chờ ngày đầu thai kiếp khác, 2 là sống vất vưởng lang thang trong cõi âm dương.

3. Ý nghĩa tâm linh của tháng cô hồn

Tháng cô hồn ngoài ý nghĩa cúng cầu siêu, xá tội vong nhân cho những linh hồn sống lang thang không nơi cư trú thì ngày này còn là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính đối với người đã mất, mong người chết được an nghỉ, mau sớm đầu thai ở kiếp khác.

Bởi thế rằm tháng 7 âm lịch hay còn được người dân Việt gọi là lễ Vu Lan báo hiếu.

Vào ngày lễ này, tất cả người con sẽ dành những thứ quý giá nhất để tặng cho bố mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Đây là cũng dịp để nhắc nhở các thế hệ con cháu công ơn sinh thành và thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên đã khuất.

Bên cạnh đó, khi bước vào tháng cô hồn, dân gian còn truyền tai nhau về những điều nên và không nên làm để tránh vận rủi trong tháng ấy.

4. Những điều nên làm trong tháng cô hồn 

1. Làm lễ cúng cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng. Nên làm từ ngày mùng 2 hoặc trước ngày 14 âm lịch sẽ càng tốt.

2. Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ hũ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.

3. Trước khi xếp đồ cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn, nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật, đó là tín hiệu tốt.

4. Nên ăn chay, hạn chế sát sinh con vật. Nếu biết tụng kinh nên trì tụng (chú đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, địa tạng).

5. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay với bạn bè, đối tác.

6. Nên tránh xa các cuộc xung đột.

7. Nên cứu người khi gặp nguy cấp.

8. Nên thành tâm lễ chùa và làm việc thiện trong tháng cô hồn.

5. Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

1. Không treo chuông gió ở đầu giường. Tiếng chuông gió được cho thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không dễ gặp điều không may.

3. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

4. Không ăn vụng đồ cúng. Đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào người.

5. Không phơi quần áo vào ban đêm, ma quỷ trông thấy sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí" trên bộ đồ ấy.

6. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

7. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình "hồn bay phách lạc" dễ bị ma quỷ xâm nhập.

8. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, đó có thể là tiền người ta cúng mua chuộc quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu người nào phạm kỵ sẽ gặp tai hoạ không chừng.

9. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, đó là hình thức cúng tế giống như thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

10. Không nên ở một mình, nếu không dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Tin bài liên quan