Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hàng năm theo quan niệm dân gian của người Việt Nam. Theo đó đây là thời gian linh hồn người chết và quỷ đói được quay trở về dương gian. Tháng cô hồn theo Đạo giáo của người Trung Quốc, vào ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan để quỷ đói được trở về với cõi trần và đến đúng đêm 14/7, quỷ đói phải trở lại vì lúc này cánh cửa địa ngục sẽ đóng lại.
Tháng cô hồn ở Việt Nam là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Người Việt cho rằng con người bao gồm 2 phần đó là linh hồn và thể xác. Khi một người mất đi thì phần xác trở thành cát bụi nhưng phần hồn vẫn còn tồn tại, có người được đầu thai chuyển kiếp nếu được Diêm Vương phán xử là người tốt nhưng có người bị đày vào địa ngục làm quỷ đói nhũng nhiễu dương gian.
Đối với người Việt, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống có từ lâu đời. Người Việt từ xa xưa đã quan niệm, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, nên ngoài việc đọc tụng và thực hành hiếu đạo theo kinh Vu lan, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn”.
Vấn đề là người Phật tử Việt Nam hiện nay cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng Bảy. Nên không có ngày “âm khí xung thiên”, ma quỷ đồng loạt tràn lên dương thế phá phách, xin ăn mặc vào ngày rằm tháng Bảy.
Nếu tin vào việc Diêm Vương mở địa ngục vào tháng Bảy, rồi thành lệ: “Tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy nhà nào cũng phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều chứ còn để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp với Chánh pháp.
Phật tử chân chính cần xác định rằng: Ngày rằm tháng Bảy là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử thì tháng Bảy là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu.
Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi. Cần lưu ý là, thực hành bố thí - ở đây là “thí thực” - nên lễ phẩm chủ yếu là thực phẩm, không nên quá lãng phí cho việc mua sắm vàng mã, rải tiền lẻ... Đặc biệt là không nên kiêng kỵ và sợ hãi ma quỷ theo kiểu mê tín dị đoan.
Tuy nhiên hiện nay, tháng Bảy mùa hội Vu lan-Báo hiếu có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.
Theo tín ngưỡng của người Việt thì tháng 7 Âm lịch là dịp xá tội vong nhân. Lễ cúng cô hồn thể hiện lòng kính trọng vị tha của người sống với người đã khuất.
Ngoài việc cúng tổ tiên tỏ lòng thành kính báo hiếu, nhớ đến tổ tiên, những người họ hàng đã khuất thì mâm cúng chúng sinh cũng rất quan trọng thì việc cúng cô hồn sao cho đúng để không gặp xui xẻo trong tháng 7 cũng như tích đức, tích phước cho con cháu, xóa tội cho vong linh của gia đình dưới suối vàng. Khi cúng chúng sinh, gia chủ hay những người làm lễ đọc kinh cầu siêu để siêu độ cho những vong hồn lang thang không nơi nương tựa.
Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.
Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".
Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.
Trọng tâm của lễ hội Vu Lan báo hiếu nhằm giáo dục người Phật tử về lòng hiếu thảo, biết nhớ ơn và đền đáp công ơn của đấng sinh thành, từ đó tu dưỡng đạo đức để đẹp đời đẹp đạo. Báo hiếu ở đây là báo hiếu với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi.
Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.
Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.
Tập tục cúng lễ cô hồn mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cỗ cúng cô hồn cũng khác biệt một chút. Mâm cúng cô hồn bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau:
- Hoa quả (Chọn 5 loại quả tươi, sạch, không bị úng thối).
- Tiền vàng mã (tiền vàng 15 bộ, quần áo bằng giấy 20 bộ, các đồ dùng mã).
- Muối hạt sạch.
- Một ít gạo tẻ.
- Hương thắp (nhang).
- Trầu cau (lá trầu và quả cau phải đẹp, không được sứt mẻ hoặc bị rách).
- Bánh kẹo các loại.
- Nước (nước lọc sạch).
- Nấu bát canh khoai tây với xương.
- Cơm và 1 quả trứng luộc.
- Bỏng ngô, bỏng gạo,…
- Mía chặt thành khúc.
- Khoai lang (khô, sắn luộc).
- Hoa cúc.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo - A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng - che làn heo may
Cô hồn năm bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hòa hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hóa kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:…………………………
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
- Theo quan niệm dân gian, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.
- Tùy phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng theo quan niệm dân gian, không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.
- Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.
- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
1. Không nên đi chơi đêm trong tháng cô hồn vì những ngày này ma quỷ vong hồn về dương gian nên vất vưởng xung quanh rất nhiều. Thời buổi đêm ma quỷ lộng hành nên cần hạn chế đi chơi tránh gặp rắc rối.
2. Không phơi quần áo vào ban đêm vì ma quỷ có thể mượn tạm mặc sẽ khiến bạn gặp xui xẻo.
3. Không gọi, gào thét tên nhau giữa đêm khuya, bởi hành động này sẽ khiến ma quỷ ghi nhớ tên người được gọi và có thể sẽ ám người đó.
4. Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã trong tháng cô hồn vì các quỷ đói lang thang khắp nơi sẽ vây quanh nhũng nhiễu đến cuộc sống hay vận hạn của bạn.
5. Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn. Hầu như tháng 7 nhà nào cũng làm lễ cúng cô hồn để ban phát đồ ăn thức uống cho linh hồn quỷ đói. Không nên ăn vụng trước khi chưa cúng cô hồn bạn sẽ gặp nhiều rắc rối.
6. Không đứng gần cây đa, cây đề: Có câu ”quỷ gốc đa, ma gốc đề” ý muốn nói vào ban đêm dưới gốc cây đa, cây đề hội tụ rất nhiều âm khí. Đặc biệt vào tháng cô hồn nên kiêng tuyệt đối không ngồi, nằm, trốn ở đó để tránh ma quỷ trêu đùa.
7. Không treo chuông gió ở đầu giường vì sẽ thu hút ma quỷ đến nhà gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống của bạn.
8. Không nhổ lông chân trong tháng cô hồn vì theo quan niệm dân gian một sợi lông chân quản ba con quỷ. Người nào càng nhiều lông chân thì ma quỷ ít dám đến gần.
9. Không bơi lội trong tháng cô hồn ở những nơi như sông suối, ao hồ vì ma quỷ âm khí rất nhiều. Khi bơi nếu không cẩn thận sẽ bị trẹo chân chuột rút thậm chí bị ma rủ.
10. Không được hù dọa người khác khiến họ bị “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập lúc nào không hay.
11. Đến nơi vắng vẻ tuyệt đối không nhìn lại phía sau và nếu có cảm giác hình như có người đang đi theo hoặc gọi tên mình, bạn cũng tuyệt đối không được quay đầu lại vì có thể do ma quỷ đang trêu chọc, nếu quay lại sẽ dễ bị ”rủ” về cõi âm.
12. Tránh thức quá khuya vì ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy nhược và dễ nhiễm quỷ khí.
13. Không nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn vì đó là tiền của người cúng dùng để mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa. Nếu nhặt phải tiền đó thì bản thân người nhặt sẽ hứng chịu những tai họa thay cho người rải tiền.
14. Không mài dao kéo.
15. Hạn chế làm những chuyện đại sự như ký hợp đồng làm ăn, cưới hỏi, chuyển nhà… nếu bất khả kháng phải xem kỹ ngày.
16. Không nên thề thốt hay nói bậy bất cứ điều gì trong tháng này, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút trưa hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.
17. Hạn chế hoặc có thể không mua xe cộ trong tháng này.
18. Đối với cây có tuổi đời lâu năm, tuyệt đối không nên tự ý chặt, bởi đây có thể đây là nhà của ma quỷ, nhất là “ma trơi”.
19. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế. Ma quỷ sẽ tưởng đó là đồ ăn dành cho chúng, từ đó dễ dẫn dụ vào nhà ăn chung.
20. Hạn chế đi đâu một mình nếu không sẽ dễ bị ma quỷ chọc phá.
21. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi có thể bạn sẽ “được chụp chung” với ma quỷ.
22. Không để mũi dép hướng về phía giường khi đi ngủ vì sẽ gây chú ý làm ma quỷ nhìn thấy và đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường và ngủ chung với bạn.
23. Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe.
24. Không nên may quần áo trắng trong tháng này.
25. Không nên thả tiền thật.
26. Nếu nằm trong phòng bệnh viện, khi ngủ không được tắt đèn.
27. Không đến gần góc tường. Theo quan niệm dân gian, góc xó tường thường là nơi tối tăm nhất, đây là nơi trú ẩn của ma quỷ, vì vậy tuyệt đối không nên đến gần những chỗ đó.
28. Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ.
29. Tránh mua xe vào những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc.
30. Tuyệt đối không trú núp dưới gốc cây vào ban đêm.
Thực chất việc kiêng kỵ cắt tóc trong tháng cô hồn là truyền miệng dân gian. Cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc cắt tóc trong tháng cô hồn là đúng hay sai. Có thể do tâm linh phong tục tập quán nhiều người quan niệm những điều kiêng kỵ trong ngày đầu tháng là không nên cắt tóc hay đi thăm phụ nữ đẻ. Hoặc có thể do bản lĩnh con người ngày một yếu và bị ảnh hưởng bởi yếu tố tác động bên ngoài nên tìm đến biện pháp cứu chữa bằng tâm linh như đi giải hạn hay đi lễ.
Vậy tháng cô hồn có nên cắt tóc không còn tùy thuộc ở mỗi người. Nếu ai không mê tín, không tâm linh thì vẫn hoàn toàn có thể cắt tóc nhé!
Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm và băn khoăn đứng trước lựa chọn xuống tiền để có những mặt hàng cần thiết. Theo khoa học thì chưa có minh chứng việc mua xe, quần áo, mua vàng hay điện thoại tháng cô hồn là gặp xui xẻo. Thậm chí vào tháng 7 âm lịch, là thời điểm nhiều hãng tung chương trình khuyến mại kích cầu và là cơ hội để bạn mua hàng giá tốt.
Tháng 7 âm được gọi là tháng cô hồn và nhiều người trong tháng này kiêng làm những việc lớn như cưới hỏi, mua nhà, mua xe, ... để tránh xui xẻo, tai ương. Nếu bạn là người thích xê dịch thì câu hỏi tháng 7 âm có nên đi du lịch không là do bạn tự quyết định vì chưa có khoa học nào chứng minh việc đi du lịch tháng này gặp xui xẻo.
Việc đi xem bói hay không là do quan niệm của mỗi người. Nếu bạn có việc quan trọng hay cần thăm dò thì có thể tự quyết định có nên đi hay không.
T/H.