Tìm hiểu nghiệp chướng là gì? cách giải trừ nghiệp chướng theo Phật giáo

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng? Hãy nghe lời Phật dạy về cách giải trừ nghiệp chướng giúp đời bớt đau khổ và thêm an vui trong nội dung dưới đây.

1. Nghiệp chướng là gì?

Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo Phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.

Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Ý niệm vì chúng sinh là niệm thiện, niệm này là nghiệp thiện; Ý niệm chỉ vì bản thân mình là niệm ác, niệm này là nghiệp ác

Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.

Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp. Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau. Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

2. Vì sao cần giải trừ nghiệp chướng?

Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.

Muốn hóa giải nghiệp xấu thì con người phải luôn có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định. Như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, quyết đoán. Con người chúng ta cần cẩn trọng trong cả suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày để tránh gây ra nghiệp xấu và hậu quả sau này.

 

3. Lời Phật dạy về cách giải trừ nghiệp chướng

Nếu là nghiệp thiện thì đó là điều tốt sẽ sinh ra sự tốt lành sau này, nhưng nếu là ác nghiệp thì phải thực hiện các cách hóa giải nghiệp chướng để không hệ lụy sau này.

Cách hóa giải nghiệp chướng tốt nhất là phải luôn có tuệ và định. Tuệ là trí tuệ, phải có trí tuệ sáng suốt, nghĩ trước nghĩ sau trước khi làm một việc, nói một câu. Định là kiên định, không để ngoại vật, ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của mình. Chỉ có người có đủ định và tuệ mới có thể vượt khỏi luân hồi lục đạo, giải quyết vấn đề một cách quyết đoán và chính xác. Vì thế, trong phật giáo thường dạy chúng ta nhất nhất phải làm việc tốt không làm việc xấu để tránh tạo ác nghiệp sau này. Và hơn hết, chúng ta làm điều thiện nghiệp nhưng không chấp nhặt chuyện mình đã làm để so đo thì sẽ không tạo ra nghiệp chướng.

Vì thế trong đời sống hàng ngày, hành động, lời nói hay ý nghĩ đều phải giới, định, tuệ. Đối với ác nghiệp từ người khác không chấp nhặt so đo, phải phân tích suy nghĩ tìm hiểu kỹ lưỡng từ đó có cách phân giải rõ ràng. Như thế mới là sự thành công, mĩ mãn không tạo ác nghiệp, giải trừ nghiệp chướng tận gốc.

* Muốn tiêu nghiệp chướng phải cảm ơn người hủy báng ta

Họ hủy báng ta, hãm hại ta, tại vì sao họ không hủy báng người khác hãm hại người khác? Cho nên chúng ta nhất định phải chính mình phản tỉnh, chính mình tư duy, quả báo này ắc có nhân trước.

Nhân phía trước, hoặc giả là ngay trong đời quá khứ ta đã từng dùng thái độ này đối với họ, ngày nay nhân duyên hội đủ họ hồi báo đối với ta, ta hiểu rõ ta phải nên thừa nhận, không nên so đo, ân oán của chúng ta liền được hóa giải ở ngay đây.

Phật dạy cho chúng ta “oan gia nên giải không nên kết”, đây là khai thị rất là quan trọng. Chúng ta quyết định không nên kết oán với người, bị oan ức quyết định không nên né tránh, vì sao vậy? Trong đời quá khứ đến nay ngu si không biết, chúng ta đã kết oán với biết bao nhiêu chúng sanh, ngày nay bị những tai nạn này nghĩ lại phải nên chịu, không có lời gì để nói. Cho nên ở ngay trong tất cả nghịch cảnh không được như ý, theo tuvingaynay.com chúng ta liền thản nhiên tự tại mà trải qua, cũng hoan hỷ tiếp nhận, đây chân thật gọi là tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng của bạn, tai nạn của bạn cứ như vậy mà tiêu trừ. Đời sau? Đời sau thì không còn nữa, đã trả hết nợ rồi, cái điểm này rất quan trọng.

Cho nên người học Phật nếu muốn học Bồ Tát quyết định không nên kết oán thù với bất cứ chúng sanh nào, chúng ta chỉ có hóa giải, quyết định không nên tạo thêm oán kế tiếp. Bất cứ tai nạn gì, bất cứ khổ báo gì đều chấp nhận. Đại Sư Ấn Quang gọi là, “cho dù người khác ngũ mã phân thây, hình phạt tàn khốc mà chết cũng không có chút tâm oán hận”. Không những không có ý niệm báo thù, một ý niệm oán hận cũng không có, cho nên Phật nói đó là hiện tượng nhẫn nhục Ba La Mật viên mãn.

Do đó, người khác vô duyên vô cớ đến hãm hại chúng ta, đó chẳng phải là thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật cho chúng ta hay sao? Nếu bạn hiểu rõ được đạo lý này, không những không có tâm oán hận mà còn cảm tạ, cám ơn họ đã tạo cơ hội để cho ta tu nhẫn nhục. Nếu như không có những người ác và nghịch cảnh dày vò thì nhẫn nhục Ba La Mật của ta không có chỗ để tu. Hiểu rõ cái đạo lý này, thấu đáo chân tướng sự thật này, thì những người này là đại thiện tri thức của chúng ta, là đại ân nhân của chúng ta, làm sao chúng ta có thể dùng tâm ác để đối đãi với ân nhân chứ?

Cũng cùng đồng một đạo lý, Phật dạy: Người khác đối đãi tốt với ta, thường hay chăm sóc ta, quan tâm đến ta đó là thuận cảnh, thuận cảnh cũng phải nhẫn nhục Ba La Mật, tại vì sao vậy? Nếu như không tu nhẫn nhục bạn sẽ tăng thêm lòng tham, bạn sẽ sanh tham luyến, tham luyến là sanh phiền não tạo nghiệp. Nghịch cảnh sanh sân hận, thuận cảnh sanh tham luyến, đều đọa lạc. Các bạn không nên cho rằng, người ác đáng ghét, người thiện cũng đáng ghét! Nếu bạn không có trí tuệ, hai bên đều đọa lạc, không phải đọa lạc bên đây thì cũng đọa lạc bên kia, thuận cảnh luôn luôn dẫn đến đọa lạc lớn hơn rất nhiều so với nghịch cảnh, bạn phải hiểu đạo lý này.

Cho nên, đời người đích thực là hiểm đạo, trong thuận cảnh phải nắm chặc lấy chính mình, quyết định không thể đọa lạc, không thể khởi lên tâm tham luyến. Trong nghịch cảnh không nên nổi tâm sân hận hay oán hận, vậy thì bạn mới có thành tựu hạnh nhẫn nhục Ba La Mật.

* Niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng chẳng thể nghĩ bàn

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Vì thế Ðức Thích Ca Mâu Ni đã tuyên dương pháp môn niệm Phật này, dạy người tiêu trừ nghiệp chướng. Kinh rằng: “Một câu niệm Phật có thể tiêu trừ trọng tội của 80 ức kiếp”. Sao niệm một câu Phật hiệu mà diệt được tội nặng nhiều đời đến thế? Ðã phát tâm niệm Phật tức đại trí huệ hiện tiền vậy. Thí như ánh sáng của một ngọn đèn, xua tan được bóng tối đã nghìn năm, niệm Phật diệt tội cũng lại như thế.

Cho dù nghiệp nặng chướng sâu đến mấy, thiết tha niệm Phật cũng có thể đánh tan. Còn nếu niệm Phật mà tâm vẫn quay cuồng trong nghiệp thức cũ, vọng tưởng tạp loạn tới tấp, đây đều do phát tâm không tha thiết, niệm lực không sung mãn, nên không địch lại nghiệp chướng. Kinh rằng: “Chúng sinh nghiệp chướng nhiều, cần phải niệm thân Phật, báo thân Phật, pháp thân Phật” (niệm Phật quán). Nếu hay nhất tâm xưng niệm thì sẽ được sự hộ niệm của chư Phật, được ánh sáng của Phật A Di Ðà phóng chiếu, tự được Minh huân gia bị (minh huân: còn gọi nội huân, là chân như trong bổn giác, minh minh huân tập vọng tâm, khiến cho phát sinh tâm Bồ đề) nghiệp chướng dần được tiêu trừ, thiện căn ngày một tăng trưởng.

Nghiệp chướng là một trong ba chướng. Nương vào hoặc chướng mà tạo nghiệp chướng, vì nghiệp chướng mà phải thọ báo chướng, chúng ta mỗi người luân hồi trong sáu đường đều đủ ba chướng. Nếu nghiệp nhiều đời được tiêu trừ, lại không tạo nghiệp mới thì sẽ không thọ quả báo. Ðức Phật dạy chúng ta niệm Phật tức là pháp tiêu trừ nghiệp cũ không tạo nghiệp mới vậy. Chuyên tâm hệ niệm, không dừng nghỉ trong câu danh hiệu A Di Ðà, niệm niệm ánh sáng tâm chiếu vào danh hiệu Phật, thời thời ánh sáng Phật đều chiếu vào người hành trì, ánh sáng tâm và ánh sáng Phật giao nhau, tâm lực với Phật lực khó nghĩ bàn, tức đây được tiêu nghiệp chướng, như ánh sáng mặt trời phá được bóng tối ngàn năm, sức gió có thể quét sạch mây đen ngàn lớp.

Những người phát tâm tu hành, không tin pháp môn Tịnh độ, không chịu niệm Phật thì cho dù có đắc năm món thần thông cũng khó tiêu trừ nghiệp chướng.

Sức của nghiệp rất lớn, hết thảy chúng sinh đều bị nghiệp chuyển, chỉ có niệm Phật mới tiêu trừ được nghiệp. Con sáo niệm Phật cũng còn được đới nghiệp vãng sinh.

Xưa có một người nuôi một con chim sáo biết nói tiếng người, một hôm một vị Tăng đến nhà chơi, niệm Nam mô A Di Ðà Phật, con sáo liền nói theo Nam mô A Di Ðà Phật, vị Tăng niệm nữa, con sáo cũng niệm.

Sau khi vị Tăng ra về, ngày nào con sáo cũng thường niệm Phật, người chủ thấy thế bèn biếu con sáo cho chùa. Vị Tăng thấy con sáo thật lạ, bèn khai thị hai môn công phu hữu niệm niệm Phật và vô niệm niệm Phật, sáo tợ như có lãnh hội.

Một ngày, vị Tăng thấy con sáo sắp chết bèn trợ niệm cho nó, sau khi chết vị Tăng cũng chôn cất đàng hoàng. Vài ngày sau, trên mộ bỗng mọc lên một hoa sen, vị Tăng lập tức quật ngôi mộ lên để xem thử hoa sen mọc từ chỗ nào, thì ra hoa sen mọc ở đầu lưỡi sáo.

Sau có người tụng rằng: “Có một con chim sáo, theo Tăng niệm Di Ðà; Tăng thương nên khi chết, chôn cất hẳn hòi a; vài ngày sau trên đất, mọc lên một Liên hoa; bọn người chúng ta há không biết?”.

Nên biết rằng sáo chỉ là loài cầm thú, nhân học theo lời Tăng, niệm Phật còn được vãng sinh, lưỡi sinh hoa sen, đó đủ để chứng minh. Và chúng ta là con người, là vật tối linh của vạn vật, nếu không phát tâm niệm Phật thì chưa khỏi trên phụ ân Phật, dưới phụ tánh linh của mình. Cho nên La trạng nguyên nói: “Muôn vật trên đời đều mộng huyễn, chi bằng hãy sớm niệm Di Ðà”.

* Hành thiện tích đức

Nhưng nếu chỉ sám hối, niệm Phật bằng miệng nhưng tay chân vẫn hành động sai trái, tâm vẫn sinh ra những suy nghĩ hại người thì rất khó mà tiêu trừ được nghiệp chướng như mong muốn.

Sự sám hối của bạn sẽ thực tế hơn rất nhiều, nghiệp chướng của sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt. Bởi tích đức hành thiện chính là yếu tố phong thủy mạnh nhất để thay đổi vận mệnh!

Có rất nhiều việc thiện mà bạn có thể làm để tiêu trừ bớt nghiệp cho bản thân, trong đó có việc cứu giúp người. Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu, được người người ca ngợi, được Thánh thần tán thán bất kể là nền Văn hóa nào hay Tôn giáo nào.

* Phóng sinh

Dù không bằng so với việc cứu người, nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn cũng sẽ đem lại cho bạn phước báo lớn lao.

Nếu bạn có một khoản tiền dư không dùng đến, hãy mạnh dạn mở lòng từ bi trích ra một ít. Hãy mua những con vật sắp bị giết thịt, rồi thả chúng vào một chốn an toàn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi vì điều đó.

Một điều cần lưu ý, bạn nên ưu tiên những loài vật theo thứ tự sau để phóng sinh nếu bạn không đủ sức để phóng sinh tất cả:

+ Chó, trâu, bò, ngựa: Đây là những con vật mang đậm tình nghĩa với con người. Dù là động vật, nhưng chúng có tâm tư tình cảm gần giống người nhất. Phóng sinh chúng là một việc làm thực sự ý nghĩa.

+ Rùa, ba ba, lươn: Mặc dù là động vật máu lạnh, nhưng tâm linh của chúng rất cao. Những người phóng sinh chúng thường gặp những may mắn kì lạ.

+ Những động vật có sức sống mạnh mẽ như cá trê, cá lóc, ếch nhái…

+ Những con vật sắp đẻ. Điều này thật dễ hiểu, vì chỉ cần cứu một con là cứu được cả đàn mẹ lẫn con.

* Sống bao dung

Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không gì khác ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rối, chính là tạo ác nghiệp.

Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan, tâm càng phiền não thì nghiệp ác càng tích tụ.

Vì thế, bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất. Khi nghiệp lành sinh ra, nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng tự tiêu tan.

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, cách tốt nhất để giải trừ nghiệp chướng chính là làm những việc tốt lành và xa lánh cái xấu, cái ác để cuộc sống luôn luôn an vui và hạnh phúc.

4. Cần yếu tố nào để hóa giải nghiệp chướng hiệu quả?

Theo lời Phật dạy, nếu là nghiệp thiện thì đó là điều tốt, sẽ sinh ra sự tốt lành sau này; nhưng nếu là ác nghiệp thì phải thực hiện các cách hóa giải nghiệp chướng để không hệ lụy sau này.

Giáo lý nhà Phật cho rằng, cách hóa giải nghiệp chướng tốt nhất là phải luôn có TUỆ và ĐỊNH.

– Tuệ là trí tuệ, phải có trí tuệ sáng suốt, nghĩ trước nghĩ sau trước khi làm một việc, nói một câu.

– Định là kiên định, không để ngoại vật, ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của mình.

Chỉ có người có đủ định và tuệ mới có thể vượt khỏi luân hồi lục đạo, giải quyết vấn đề một cách quyết đoán và chính xác.

Vì thế, Phật giáo thường dạy chúng ta nhất nhất phải làm việc tốt không làm việc xấu để tránh tạo ác nghiệp sau này. Và hơn hết, chúng ta làm điều thiện nghiệp nhưng không chấp nhặt chuyện mình đã làm để so đo thì sẽ không tạo ra nghiệp chướng.

Vì thế trong đời sống hàng ngày, hành động, lời nói hay ý nghĩ đều phải tuân theo “giới, định, tuệ”. Đối với ác nghiệp từ người khác không chấp nhặt so đo, phải phân tích suy nghĩ tìm hiểu kỹ lưỡng từ đó có cách phân giải rõ ràng.

Như thế mới là sự thành công, mĩ mãn không tạo ác nghiệp, giải trừ nghiệp chướng tận gốc.

T/H.

Tin bài liên quan