Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ là gì?

Nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu, người ta thường nhắc tới một loại hình tín ngưỡng rất độc đáo xuất phát từ đồng bằng Bắc bộ và lan tỏa khá phổ biến trên toàn quốc, đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ.

Đạo mẫu và tín ngưỡng Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ qua trật tự các giá hầu

Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay đến việc tôn vinh những vị nữ thần tối cao mà người ta tôn là Thánh Mẫu hay Quốc Mẫu, tuy nhiên trong đạo thờ Mẫu, người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị thánh với một trật tự chặt chẽ (thể hiện trong các giá hầu đồng khi thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu...).

Đạo Mẫu và tục hầu đồng ở Việt Nam

Từ thuở lập quốc đến nay, dân tộc Việt vẫn coi mình là con rồng cháu tiên, với người mẹ có công sinh thành là Âu Cơ. Trải qua quá trình bồi đắp về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, người Việt và một số tộc người khác hình thành nên tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Tam phủ - Tứ phủ (gọi là Đạo Mẫu). Đạo Mẫu, từ bao đời nay là tín ngưỡng riêng của người Việt, có vai trò, vị trí đặc biệt, đáp ứng nhu cầu, khát vọng trong đời sống thường nhật của một dân tộc sinh ra và phát triển trong nền văn minh lúa nước.

Giải mã hiện tượng Nhập Đồng

Cuốn sách: "Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận" của GS Ngô Đức Thịnh có đề cập đến một loại hình tôn giáo tín ngưỡng phổ quát trên thế giới có tên là Shaman giáo. Trong đó, lên đồng tuy là một nghi thức của đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, mang tính bản địa của người Việt, nhưng cũng lại mang nhiều nét đặc trưng của loại hình tôn giáo Shaman này.