Cảnh giới cao nhất khi nói chuyện

Một người có trình độ hay không, chủ yếu biểu hiện thông qua cách nói chuyện của họ.

John Davison Rockefeller Sr, ông vua dầu mỏ giàu có từng nói: “Nếu giao tiếp là một món hàng, tôi sẽ trả nhiều hơn bất cứ thứ gì để mua nó.”

Những người không thể giao tiếp luôn xây dựng những bức tường che một cách vô hình. Ngược lại, người biết nói chuyện thường mang lại những điều may mắn và tốt lành trong cuộc sống như cá gặp nước.

Nói chuyện là một bản năng, nhưng nói là một môn tu luyện đòi hỏi sự học hỏi không ngừng. Những người thực sự có thể nói chuyện biết cách kiểm soát thái độ khi mở miệng và có chừng mực trong lời nói.

1. Lời nói xấu, lời nói tốt

Trong “Sử ký” có ghi chép câu chuyện rằng:

Con ngựa mà Sở Trang Vương yêu quý không may bị bệnh mà chết, để tưởng nhớ, ông quyết định dùng nghi lễ đối với Đại phu để mai táng chôn cất. Động thái này bị các triều thần phản đối kịch liệt, họ cho rằng áp dụng hình thức lễ nghi như vậy là không phù hợp. Nhiều quan đại thần lấy cái chết để can gián, nhưng Sở Trang Vương vẫn kiên quyết theo ý mình. Ngay khi quần thần lắc đầu và thở dài, Ưu Mạnh, người thị vệ hầu hạ đột nhiên bật khóc.

Sở Trang Vương ngạc nhiên và hỏi anh ta: “Ái Khanh, có việc gì làm ông khóc vậy?”

Ưu Mạnh lau nước mắt và nói: “Nước Sở đường đường là một nước lớn, có việc gì mà không thể làm được chứ? Đại vương yêu ngựa quý tới mức dùng nghi thức với bậc Đại phu để nghi lễ, còn ngại gì mọi người coi thường. Thần xin đại vương cho chôn cất theo nghi thức đối với bậc quân vương, để các nước chư hầu cũng biết được uy lực to lớn của nước Sở.”

Quần thần nghe thấy những lời nói này của Ưu Mạnh thì ồ lên ngạc nhiên.

Sở Trang Vương im lặng hồi lâu không nói gì, một lúc lâu sau mới nói: “Là do do ta thiếu suy nghĩ. Việc chôn cất ngựa quý dừng lại ở đây thôi”

Ưu Mạnh đã quen với tính khí của Sở Trang Vương, biết rằng những lời can gián mạnh mẽ, cứng rắn sẽ chỉ có tác dụng hoàn toàn ngược lại.

Vì vậy, trước tiên thuận theo ý ông ấy mà nói, sau đó mới kín đáo khuyên ngăn, quả nhiên như vậy thực sự có hiệu quả.

Khi khuyên nhủ người khác không nên chỉ ra khuyết điểm của họ, trước tiên cần khen ngợi ưu điểm của họ; người ta khi vui vẻ thì lời nói cử chỉ dễ đi vào lòng người, tức giận thì người khác khó lọt tai.

Khi giao tiếp với mọi người, nếu ngôn từ quá thẳng thắn, dễ gây phản cảm cho đối phương. Thậm chí dẫn đến tranh chấp và mâu thuẫn. Ngược lại, nếu nói chuyện dịu dàng, nhẹ nhàng, đối phương có tâm trạng vui vẻ, sẽ dễ nghe lọt tai ý kiến của bạn.

Những lời nói khiến người khác cảm thấy không thoải mái, không ngại hãy nói một cách nhẹ nhàng, hàm súc, khéo léo.

2. Những lời cay nghiệt và những lời nhẹ nhàng

Nhà tâm lý học người Mỹ Marshall nói: “Có thể chúng ta không nghĩ cách nói chuyện của mình là bạo lực; tuy nhiên, thực sự lời nói thường có thể gây thống khổ cho bản thân và người khác.”

Giang Đông Lưu kể rằng khi anh còn nhỏ, cha ông dạy dỗ quản giáo ông một cách rất nghiêm khắc, phương pháp giáo dục cũng rất đơn giản và thô lỗ. Khi thi cử không đạt tiêu chuẩn hoặc vô tình phạm phải sai lầm nhỏ, đều mắng chửi một trận thậm tệ.

“Nếu tiếp tục không đạt tiêu chuẩn như thế, cha sẽ không bao giờ dễ dàng tha thứ cho con”

“Lần sau nếu còn dám làm như vậy, thì con hãy cút ra khỏi nhà”

Mỗi khi bị cha phê bình tới mức không còn mặt mũi nào như vậy, ông lại đặc biệt ghen tị với cậu bạn Tiểu Kiệt, người hàng xóm của mình.

Thành tích của Tiểu Kiệt cũng không ổn định, dù bài kiểm tra của cậu ấy có tệ đến đâu, cha cậu ấy có tức giận thế nào đi chăng nữa, vẫn sẽ luôn cố gắng kìm chế.

Điều ông ấy thường nói là: “Con đã hơn một lần làm bố thất vọng, lần sau con phải cố gắng lên”.

Cuối cùng, Giang Đông Lưu trong lòng luôn không thoải mái  vui vẻ vì bị cha chỉ trích nặng nề, trong lớp học không tập trung, điểm số không được cải thiện.

Về phần Tiểu Kiệt, vì trong lòng không có áp lực, nên điểm số của cậu ấy đã được cải thiện nhanh chóng.

Khi xảy ra mọi chuyện, một mực nói ra những lời cay nghiệt độc ác, chỉ có thể kéo người khác vào hầm băng, để lại trong lòng người khác chỉ là sự buồn bã, đen tối.

Lời nói nhẹ nhàng, nhu hòa nhưng như mưa gió xuân càng dễ được người khác chấp nhận.

Tôi có một người em họ đến nhận chức ở một trường tiểu học năm ngoái, vì mới làm quen môi trường mới, chưa thích nghi nên thành tích giảng dạy rất thấp.

Sau giờ học, cô được gọi đến văn phòng hiệu trưởng.

Vốn dĩ tôi đã sẵn sàng bị phê bình, nhưng không ngờ rằng thầy hiệu trưởng chỉ nói câu này:

“Cô giáo Lý, hiện nay, phụ huynh có vẻ không cảm thấy yên tâm khi gửi con vào lớp cô, cô hãy mau sớm thay đổi đi”

Lời khuyên răn nhẹ nhàng của thầy hiệu trưởng không chỉ khiến cô em họ an tâm mà còn khiến cô thực sự trút được gánh nặng, tập trung cải thiện, sớm giành được vị trí đầu tiên trong lần đánh giá thứ hai.

Tuân Tử từng nói: nói lời tổn thương người khác thì sâu sắc giống như bị ngọn giáo đâm vào người. Nói với mọi người những lời thiện lương, thì ấm áp giống như tơ lụa quấn vào người. 

Lời nói thô bạo, gay gắt giống như trong đó có mùi thuốc súng, thường gây ra những vết thương khó lành.

Nhưng những lời nói nhẹ nhàng có thể lấy nhu thắng cương, làm tan chảy tảng băng giữa con người với nhau.

Nói nhỏ nhẹ không phải để lấy lòng người khác, mà là lấy lòng người khác và chu đáo ở mọi nơi.

Lời nói dịu dàng, ôn hòa không phải vì cố gắng lấy lòng người khác, mà là luôn đặt người khác trong tâm, luôn thông cảm cho người khác.

Khi nói, tốc độ nói nên chậm lại một cách thích hợp và giọng điệu càng nhẹ nhàng càng tốt để giao tiếp với mọi người tự nhiên dễ chịu hơn.

3. Huênh hoang, nói khoác

Có câu: “Kiêu căng là khởi đầu của thất bại, kiêu ngạo là kết thúc của sự khôn ngoan”.

Nếu một người đánh giá quá cao bản thân, đã tự thất bại thảm hại không còn manh giáp.

Trong một kỳ của “phi nhĩ mạc chúc”, một người tìm việc tên là Dương Hưng Tường đã có một bài hùng biện hùng hồn.

Anh tuyên bố sẽ trở thành một phù thủy kinh doanh, sẵn sàng sử dụng trí tuệ của mình để giúp các doanh nhân đạt được thành công, và đề xuất mức lương hàng tháng là 90.000 nhân dân tệ.

Khi doanh nghiệp hỏi anh về những thành tích công việc đã đạt được, anh không thể đưa ra một ví dụ nào về sự thành công của mình. 

Đối diện với sự chất vấn nghi ngờ của người sáng lập, anh ta không những không thể đưa ra lời giải thích, ngược lại còn lên lớp cho đối phương một bài. 

Kết quả ngay từ vòng đầu bỏ phiếu, các nhà doanh nghiệp đều khó chịu và loại bỏ anh ta.

Lão Tử có một câu danh ngôn chí lý: “Đại tượng vô hình, đại âm hi thanh nghĩa là: Tiếng lớn ầm ầm như không có tiếng, hình lớn hiện ra như không có hình. Người có tài trí cao nhưng luôn khiêm tốn, không để lộ tài năng, vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người ngu dốt, nhưng thực ra lại là người có trí tuệ phi phàm. Đó là thể hiện ra công phu và bản lĩnh của bậc quân tử tài trí.

Người có giọng điệu càng cao, càng không có tiền đồ quá lớn; Người có thực lực, chưa bao giờ lớn tiếng.

Khổng Tử từng giảng một câu chuyện rằng: 

Nước Lỗ có một vị tướng quân tên Mạnh Chi Phản, khi đại quân bại trận, ông đã chủ động dẫn thuộc hạ về hậu phương để chống lại sự truy đuổi của kẻ thù.

Sau khi trở về thành an toàn, mọi người khen ngợi ông, nhưng ông đáp:

“Không phải tôi dũng cảm, mà là con ngựa của tôi không chịu đi.”

Mạnh Chi Phản là vị anh hùng nổi tiếng, nhưng ông không vì thế mà vênh váo tự đắc và thể hiện khả năng. Ngược lại, ông luôn khiêm tốn, không phụ công lao nên mọi người càng thêm khâm phục.

Có câu danh ngôn nổi tiếng: “Không nói khoác, đừng ham cầu hư danh, đừng nói về những điều thừa”

Người thực sự kiên cường, không bao giờ nói một cách hùng hồn hay khoe khoang về bản thân, mà không ngừng cải thiện bản thân một cách khiêm tốn.

Trong mỗi bước đường của kiếp nhân sinh hãy học cách tự kiểm điểm bản thân, tìm thấy vị trí thích hợp của mình.

4. Nói nhanh, nói chậm

Trong “Lễ Ký” có câu: “Thủy thâm tắc lưu hoãn, nhân quý tắc ngữ trì” nghĩa là: Nước sâu chảy chậm, người tôn quý ăn nói từ tốn chậm rãi.

Nói năng quá vội vàng thường sinh ra thị phi vô cớ, nói năng chậm rãi là cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn và duy trì mối quan hệ.

Hai năm trước, tôi đang làm việc trong một công ty quảng cáo và từng có một cuộc tranh cãi với một đồng nghiệp về công việc của mình.

Khi đó, chúng tôi cùng chịu trách nhiệm sản xuất quảng cáo sản phẩm giai đoạn 1. Tôi chịu trách nhiệm phối khí trước và viết bài, còn anh ấy chịu trách nhiệm quay và chỉnh sửa.

Tuy nhiên, trong quá trình quay, chúng tôi đã xảy ra tranh chấp về nhiều bối cảnh và thiết kế bố cục.

Có lần tôi lo lắng nói trước toàn đội: “Trước đây tôi đã nói rất rõ ràng, rốt cuộc cậu có thể hợp tác hay không, nếu không được thì đổi người đi!”

Người đồng nghiệp này không chỉ từ chối kết nối lại với tôi mà còn xa lánh không thân thiện.

Mặc dù là do công việc không đạt được kết quả như mong đợi nên tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, cách nói trước đám đông đáng xấu hổ này không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến tôi phải trả giá là mất đi một người đồng nghiệp cùng tác chiến. Kể từ đó, tôi đã học được cách suy nghĩ cân nhắc cẩn thận, bỏ qua những lời khiến người khác tức giận trước khi mở miệng.

Tôi rất tán đồng một câu nói của Seneca: “Cách tốt nhất để điều trị cơn tức giận là chờ đợi.”

Người càng nóng nảy càng dễ nói ra những lời bị kích động. Khi không kiểm soát được cảm xúc, lời nói đến đầu môi, hãy học cách thử đợi một lát, suy nghĩ kỹ rồi hãy nói, mọi thứ sẽ có kết quả khác nhau.

Trong lịch sử, gia tộc Lang Gia Vương thị là hào môn đại tộc lẫy lừng nổi tiếng. Trong hơn 1.000 năm từ nhà Hán đến nhà Thanh, vương tộc có 36 hoàng hậu và 36 thê thiếp, người được phong hầu bái tướng có vô số. Điều khiến mọi người không thể tưởng tượng được đó là, tất cả đều dựa vào phương châm gia tộc sáu chữ:

Ngôn nghi mạn, tâm nghi thiện.

Lời nói chậm rãi, cử chỉ ngay chính nghiêm túc, thì đạo đức sẽ được nâng cao.

Đi bộ quá nhanh có thể dễ dàng ngã xuống đất, nói quá vội vàng có thể dẫn đến thị phi.

Khi tiếp xúc với mọi người, hãy cho bản thân thêm một chút thời gian để lặng im.

Giữ thái độ đúng mực khi hành sự và trong đối nhân xử thế, cân nhắc kỹ lưỡng, nói chậm khi muốn nói gì đỏ, để lại khoảng trống suy nghĩ và tôn trọng lẫn nhau.

Bảo Hân.

Tin bài liên quan