Đời người sướng hay khổ gói gọn trong 6 chữ này...

Đời người sướng hay khổ gói gọn trong 6 chữ này...

Cổ nhân dùng cụm từ “lao vào chỗ chết” để mô tả một người si mê cố chấp vào thứ gì đó, không hiểu được việc buông xuống chính là tự tại và cần phải quay đầu đúng lúc. Người có trí huệ thì hiểu được vô vi, còn người ngốc nghếch lại tự trói buộc mình.

Đời người được mô tả gói gọn trong 6 từ: “Cầm lên được, buông xuống được”.

* Cầm lên được là một loại dũng khí

Sinh ra trên đời, mỗi người chúng ta đều phải gánh vác một số trách nhiệm và không thể bỏ lỡ những cơ hội để đạt được thành công.

Khả năng nắm giữ cơ hội thể hiện một phần của lòng dũng cảm, là dũng khí gánh chịu, là sự kiên trì gánh vác những trách nhiệm nặng nề. Việc cầm lên được thuộc về trách nhiệm bản thân, điều này cũng là sự ghi nhận và tôn trọng năng lực của chính mình.

Churchill, người từng hai lần giữ chức thủ tướng Anh, ông đã thực hiện theo câu nói này: “Sự dũng cảm vĩ đại nhất chính là trách nhiệm”. Ông hoạt động trong lực lượng pháo binh tại nước ngoài và bị bắt giam ở Nam Phi, nhưng ông đã mạo hiểm tính mạng vượt ngục trốn thoát về nước Anh.

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu, trong tình thế nguy cấp, ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng thời chiến và có một bài phát biểu thú vị: “Cố gắng hết sức, sử dụng tất cả sức mạnh mà Chúa đã ban cho chúng ta để chiến đấu chống lại chế độ chuyên chế tàn bạo đen tối chưa từng có trong lịch sử nhân loại”.

Có thể nói, tinh thần trách nhiệm và sự dũng cảm của Churchill đã cứu nước Anh trong chiến tranh. Ông được người Anh bình chọn là người Anh vĩ đại nhất từ ​​trước đến nay.

Lý do khiến Churchill được người Anh nhớ mãi và kính ngưỡng là bởi ông đã sẵn lòng gánh chịu trách nhiệm nhiều hơn, đồng thời bỏ ra tâm huyết nhiều hơn những đời thủ tướng khác.

Ngày nay, mỗi chúng ta đều ít nhiều gánh vác trách nhiệm đối với, gia đình, công việc… Nếu muốn duy trì gia đình tốt hơn, bạn cần phải chuẩn bị để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn những người khác, muốn thành công trong công việc, bạn phải có khả năng chịu đựng và nỗ lực vượt qua khó khăn nhiều hơn người thất bại.

* Có thể buông xuống được, ấy chính là cảnh giới

Chúng ta học cách cầm lên được để tìm kiếm cơ hội cho riêng mình, hướng về tương lai mà nỗ lực cố gắng. Tuy nhiên, trên mỗi nẻo đường tại thế gian này, chúng ta thường nắm chặt những thành quả đạt được đến nỗi không thể buông xuống. Do vậy sẽ rất khó để chúng ta có thể đạt được thêm những thành quả mới.

Buông xuống được là một cảnh giới, và cũng là một loại trí tuệ.

Phật gia có câu: “Buông xả, liền đắc tự tại”; “Muốn tiến lên được, chỉ có buông xả”.

Trong ‘Thái căn đàm’, một kinh điển của Nho gia có viết: “Hữu sự thì tâm dịch bôn dật, ích tinh tinh nhi chủ dĩ tịch tịch”, nghĩa là lúc trong lòng có tâm sự sẽ khiến tư tưởng nghĩ lung tung, chỉ khi yên tĩnh thì đầu óc mới tỉnh táo. Khi bị sự việc tác động, tâm tình dễ dàng xúc động, đây là một nhược điểm khó buông xuống được. Nhưng nếu thả xuống được thì sẽ khiến đầu óc tỉnh táo, trí tuệ sáng suốt. Đào Uyên Minh là người dẫn đầu nhân sĩ thời Ngụy Tấn. Mà phong cách của nhân sĩ thời Ngụy Tấn được người đời sau vô cùng ngưỡng mộ, bởi họ nhấn mạnh vào việc buông bỏ thế tục, tìm về chân ngã. Thời điểm buông xuống được chính là lúc trí tuệ sáng suốt nhất.

Nhiều người thường than thở rằng: tại sao thời đại tiến bộ mà lòng người càng sầu lo hơn. Đó là bởi vì thời đại tiến bộ mang đến nhiều loại vật chất, cho dù đó là thứ tốt hay xấu, việc buông bỏ nó đối với con người chúng ta cũng đã trở nên khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, họ quá quan tâm vào được mất, thành bại, do đó bị hãm vào vực sâu của dục vọng mà không thể thoát ra được. Họ không thể tự kiềm chế, nên khó thoát khỏi cảm xúc tiêu cực của bản thân. Do vậy chúng ta cần dùng trí tuệ của buông xả để đối mặt, như vậy mới có được nội tâm trong sáng, mới biết cái mà chúng ta thực sự mong muốn là thứ gì.

Trong “Thái Căn Đàm” dùng cụm từ “lao vào chỗ chết” để mô tả một người si mê thứ gì đó, không hiểu được việc buông xuống chính là tự tại và cần phải quay đầu đúng lúc. Người có trí huệ thì hiểu được vô vi, còn người ngốc nghếch lại tự trói buộc mình. Có câu: ‘Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ’.

Trong cuốn sách nổi tiếng của Nho Gia – ‘U song tiểu ký’ có một câu:

“Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc,
Khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư”

Nghĩa là:

Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn,
Tùy ý ra đi hay ở lại, nhìn khung trời mây tụ mây tan.

Xem nhẹ hơn thua, không nhớ chẳng nghĩ, đây chính là trạng thái buông tốt nhất. Nội tâm không chứa uất hận và nước mắt, chỉ có trăng sáng cùng gió mát. Chẳng nhớ nghĩ về quá khứ, buông xuống hết thảy dục vọng thế gian thì con đường phía trước chỉ có thơ ca và những nơi xa đang đợi người.

Một người, đối mặt với bất cứ chuyện gì, càng cần phải bình tĩnh, hơn nữa lại càng phải cầm lên được thì cũng cần buông xuống được. Trong xã hội với đầy những biến động như ngày nay, người càng có khả năng trầm tĩnh thì càng thành công.

San San.

Tin bài liên quan