Kinh điển cổ đại truyền tải trí huệ tiền nhân: Học cổ văn cả đời thụ ích

Mục đích của việc học Trung văn, cổ văn là gì? Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, Tiến sĩ Khúc Tranh, một học giả về văn hóa truyền thống và là phó giáo sư tại Đại học Midtown North ở New York, nói rằng ngôn ngữ không chỉ là một công cụ để giao tiếp biểu đạt mà đồng thời còn là một công cụ để tư duy, thông qua duyệt đọc cổ văn mà hấp thụ trí huệ của tiền nhân là điều vô cùng trọng yếu.

Giá trị vĩnh hằng của các kinh điển cổ đại được truyền thụ xuyên việt thời đại. Học sinh thông qua cổ văn mà tiếp thụ truyền thống dưỡng dục; sự thụ ích của học sinh không nhất định là ngay lập tức. 

Gần đây, một số nhà lập pháp ở Đài Loan đã kêu gọi “bãi bỏ kỳ thi quốc (cổ) văn”, trích dẫn đề xuất của các cựu thành viên ủy ban khảo thí Lâm Ngọc Thể, Lý Khánh Hùng và những người khác vào năm 2008 rằng “những người trẻ tuổi không nên lãng phí tuổi thanh xuân của mình cho việc viết cổ văn”, ngoài ra, cũng có một đề xuất của Liên minh Sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan về việc bãi bỏ khóa học quốc văn bắt buộc đối với sinh viên năm nhất và chuyển nó thành một khóa học giáo dục phổ thông, đã làm dấy lên các cuộc thảo luận giữa các cư dân mạng.

Hấp thụ trí huệ của tiền nhân

Tại sao phải học cổ văn (tiếng Trung cổ)? Nếu bạn chỉ học để giao tiếp và biểu đạt, thì học văn bạch thoại còn chưa đủ sao?

GS.TS. Khúc Tranh chỉ ra rằng, đương nhiên, học khả năng giao tiếp và biểu đạt là mục đích trực tiếp nhất. Nhưng ngôn ngữ không chỉ là công cụ để giao tiếp biểu đạt, mà còn là công cụ để tư duy.

Ông nói rằng khi có một chủ ý hoặc linh cảm trong đầu, tư tưởng ban đầu có thể là một khái niệm mơ hồ, nếu muốn hình thành tư tưởng hoàn chỉnh hoặc phương án hành động, thì tư duy lý tính có phương pháp và logic này cần có ngôn ngữ để hoàn thành. Văn tự dùng để hình thành quá trình tư duy hoàn chỉnh và biểu đạt nó ra một cách logic rõ ràng là phải viết, còn việc đọc và hiểu là để lý giải tư tưởng của người khác, đồng thời rèn luyện năng lực phân tích và phán đoán của bản thân, cũng bằng cách đó mà học tập quá trình trí huệ tư tưởng của tiền nhân.

Khúc Tranh nói: “Nói cách khác, học giao tiếp và biểu đạt chỉ là một mục đích của việc học tập Trung văn, còn việc rèn luyện năng lực tư duy phân tích, thông qua việc đọc sách mà hấp thụ trí tuệ của tiền nhân hẳn là mục đích thứ hai.”

Nền tảng cổ văn càng tốt, thì văn bạch thoại cũng sẽ tốt

Một số người chất vấn, nếu chỉ học giao tiếp và biểu đạt thì học văn bạch thoại chẳng phải là đủ rồi sao? Khúc Tranh cho biết, không nhất thiết, ông đề cập rằng văn bạch thoại hiện đại không phải được sản sinh ra từ không khí, nó được phát triển trên cơ sở Hán ngữ cổ đại. Muốn trau dồi Hán ngữ hiện đại, tự nhiên cần phải bổ sung dưỡng liệu từ Hán ngữ cổ đại.

Ông lý giải, cổ văn trong giáo dục Trung văn nói chung là các điển phạm được lưu truyền từ ngàn cổ, những văn ngôn kinh điển về bố cục, từ ngữ, vận dụng điển cố, bút phong nhịp điệu, khí thế tiết tấu v.v. vẫn có thể được tham khảo học hỏi ngay cả trong đương đại. Điểm này không chỉ đúng với Hán ngữ. Nội dung khóa trình Văn học Anh “English Literature”, là môn học bắt buộc ở các trường trung học ở Anh, tuyệt đối không lạc mất cái gọi là những tác phẩm “thời đại phong kiến” của Chaucer (Geoffrey Chaucer, 1343-1400) và William Shakespeare (1564-1616). Trên thực tế, những người có nền tảng tốt về cổ văn cũng có thể viết tốt bằng bạch thoại văn hiện đại.

Các đại sư thời kỳ đầu của Trung Hoa Dân Quốc đã tiếp thụ sự dưỡng dục từ các kinh điển truyền thống từ khi còn trẻ

Khúc Tranh cũng chỉ ra một hiện tượng thú vị: Trong cuộc tranh luận giữa Trung văn cổ điển và văn bạch thoại trong Vận động Tân Văn hóa vào đầu thế kỷ trước, các đại học giả ủng hộ văn bạch thoại nhất, không có ngoại lệ, đều tiếp thụ dưỡng dục của văn ngôn cổ điển truyền thống từ khi còn nhỏ. Tam đại kỳ thủ Hồ Thích, Trần Độc Tú, Lỗ Tấn từ 5, 6, 7 tuổi đã bắt đầu học thuộc Tứ Thư Ngũ Kinh.

Đã có những cuộc thảo luận trên Internet, tại sao lại có rất nhiều đại sư nổi lên trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc? Tại sao hơn nửa thế kỷ qua, nền giáo dục hiện đại không sản sinh ra nhiều cao nhân như vậy?

Khúc Tranh nói rằng, một số người đã thống kê và lật xem tự truyện và niên phổ của những đại học giả trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc đó, và phát hiện rằng hầu hết họ đều tiếp thụ sự dưỡng dục từ các kinh điển truyền thống từ khi còn nhỏ (từ 4 đến 7 tuổi), bao gồm không chỉ Lương Khải Siêu, Vương Quốc Duy, Trần Dần Khác, Chương Thái Viêm, Tiền Mục v.v. và các học giả khác có trình độ chuyên sâu về Quốc học, cũng bao gồm các tác gia nổi tiếng với văn chương bạch thoại của họ, chẳng hạn như Lâm Ngữ Đường, Từ Chí Ma, Chu Tự Thanh v.v.

Một số người chất vấn, thời đại của các tác gia cổ văn khác với người đương thời, quan niệm cổ đại đối với người hiện đại mà nói là không tránh khỏi lỗi thời. Về vấn đề này, Khúc Tranh giải thích rằng câu hỏi này có thể được hồi đáp bằng quan điểm của Chương Thái Viêm trong cuộc tranh luận giữa cổ văn và văn bạch thoại đương thời.

Khúc Tranh chỉ ra, có hai loại kinh điển truyền thống quan trọng nhất là Kinh và Sử, Kinh là liên quan đến tu thân rồi trị thế, Chương Thái Viêm nói vô luận là thể chế chính trị thay đổi thế nào, thời đại bất đồng thế nào, thì đạo tu thân từ cổ chí kim đều nhất quán. Ông nói: “Đối với bộ Sử, khi tôi đọc “Nhị thập ngũ sử” (chú thích: là cuốn “Thanh Sử Cảo”), quả là “pháp kỳ khả pháp, giới kỳ khả giới, phi ngữ ngữ tận khả thủ dã” (ý tứ là cuốn sách đã dùng từ ngữ cực kỳ chuẩn xác, không từ ngữ nào có thể dùng thay).

Giáo dục văn bạch thoại cũng có thể dạy các tác phẩm kinh điển truyền thống sau khi đã được phiên dịch. Tại sao chúng ta nhất định phải học cổ văn? Khúc Tranh biểu thị, bạn có thể xem qua các tác phẩm kinh điển như “Luận ngữ”, “Đạo đức Kinh”, “Binh Pháp Tôn Tử” v.v., mỗi cuốn sách đều có hàng chục bản dịch ngôn ngữ bạch thoại, liệu bản dịch nào có thể hoàn toàn chuyển tải được nghĩa gốc? Và rất nhiều khi, sau khi cổ văn được phiên dịch thành văn bạch thoại, chỉ là phiên dịch được ý tứ bề mặt mà thôi. Mọi người thử lấy câu “Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy
cộng trường thiên nhất sắc. Ngư chu xướng vãn, hưởng cùng bành lê chi tân” (落霞與孤鶩齊飛,秋水共長天一色。漁舟唱晚,響窮彭蠡之濱) trong “Đẳng vương các tự” phiên dịch thành bạch thoại, sau đó đối chiếu với văn bản gốc thì sẽ rõ ràng: vận vị, ý cảnh, khí thế, tiết tấu đều rất khó có thể phiên dịch nổi.

Những tác phẩm kinh điển cổ xưa truyền đạt giá trị vĩnh hằng xuyên việt thời đại

Cuối cùng, Khúc Tranh nói rằng, trên thực tế, cuộc tranh luận về cổ văn xung quanh giáo dục Trung văn ngày nay, khi đo lường cái gọi là “học tập cổ văn có lợi ích gì”, phần lớn là dựa trên cơ điểm chủ nghĩa thực dụng. Tố dưỡng nội tại của một cá nhân không nhất định có thể lập tức thông qua các bài khảo thí mà đo lường, mà ảnh hưởng chính diện của trí huệ truyền thống đối với một cá nhân thường là đi theo họ suốt đời.

Ví dụ, Lý Gia Thành, người giàu nhất Hồng Kông, đã có thể vịnh “Tam Tự Kinh” và “Thiên Gia Thi” khi mới 3 tuổi, 5 tuổi ông đã bắt đầu học Tứ Thư Ngũ Kinh. Lý Gia Thành từng cảm thán: “Những tri ​​thức tôi học được thời kỳ thiếu niên thật đáng trân quý, nó cho tôi thụ ích cả đời.”

Ngoài ra, Shibusawa Eiichi, được biết đến như là cha đẻ của ngành công nghiệp và thương mại Nhật Bản hiện đại, năm 8 tuổi đã học “Luận Ngữ”, sau đó, ông học “Sử ký”, “Tam Quốc Chí” với nhà Hán học Otaka Katsugoro, Đường Tống bát đại gia cổ văn v.v. Ông cả đời kinh doanh, sự nghiệp tham dự hơn 800 dự án. Trong những năm cuối đời, ông đã đúc kết tâm đắc và tinh túy kinh doanh cả đời của mình thành cuốn sách “Luận ngữ và Toán bàn”. Shibusawa Eiichi thường nói: “Cổ nhân dựa vào ‘Luận ngữ’ trị quốc điều hành chính trị, còn tôi dựa vào ‘Luận ngữ’ để lập nghiệp.”

Khúc Tranh biểu thị, “Giá trị vĩnh hằng được truyền tải trong các tác phẩm kinh điển cổ đại là xuyên việt thời đại. Thông qua cổ văn tiếp thụ dưỡng dục truyền thống, sự thụ ích của học sinh không nhất định nằm ở hiện tại.”

Hương Thảo biên dịch.

Tin bài liên quan